Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.12 KB, 19 trang )

CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở NGA
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc chuyển đổi kinh tế....................................................................2
2. Đặc điểm kinh tế trước chuyển đổi (xét đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976-1990).............3
3. Nguyên nhân chuyển đổi..............................................................................................................5
II. Quá trình chuyển đổi........................................................................................................................6
1. Liệu pháp sốc:...............................................................................................................................6
2. Nội dung chuyển đổi:.................................................................................................................7
3. Kết quả........................................................................................................................................10
III. Đặc điểm kinh tế nước Nga sau khi chuyển đổi:.........................................................................15
Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995...................................................................................................15
Giai đoạn từ năm 1996 đến nay.....................................................................................................16
Bài học rút ra cho Việt Nam:..........................................................................................................17
I. Bối cảnh kinh tế nước Nga
1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc chuyển đổi kinh tế
Vào cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ bị
khủng hoảng, các nước tư bản chủ nghĩa đã tiến hành tự điều chỉnh nền kinh tế một
cách phổ biến và đã đạt được kết quả nhất định. Nhiều nước đang phát triển cũng
đang cải cách để khắc phục tình trạng khó khăn và phát triển chậm chạp của nền
kinh tế.
Ở Liên Xô, từ giữa thập kỷ 70 trở đi, nền kinh tế cũng dần dần bước vào tiền
khủng hoảng và khủng hoảng; nhịp độ tăng trưởng kinh tế bị chậm dần. Đời sống
nhân dân chậm được cải thiện.
Trước tình hình đó, vào thập kỷ 80, Liên Xô tiến hành cải tổ, cải cách nền
kinh tế. Nhưng cũng giống như các cuộc cải cách kinh tế các lần trước, cuộc cải
cách lần này đều vẫn tiến hành trong khuôn khổ của mô hình cũ của chủ nghĩa xã
hội. Cho nên cuộc cải cách này không mang lại kết quả như mong muốn. Trong 5
năm 1981-1985 nhịp độ tăng thu nhập quốc dân của các nước SEV là 3,3%/năm so
với 2,5%/năm của các nước tư bản phát triển. Nhưng tình hình lại tiếp tục xấu đi ở
những năm cuối; 1986-1989 nhịp độ tăng GDP của các nước SEV là 2,6%/năm,


trong khi của các nước OECD là 3,5% và của các nước EEC là 3,1%/năm. Năm
cuối cùng của thập kỷ 80 nền kinh tế các nước này chìm sâu trong khủng hoảng:
thu nhập quốc dân sản xuất của Liên Xô chỉ tăng 1,5%, của các nước Đông Âu
tăng 0,5%. Riêng với Ba Lan mức tăng là 0%, còn Bungari, Hunggary thì giảm
tuyệt đối.
Do vậy, cuối năm 1989, Đông Âu có những biến cố chính trị liên tiếp nổ ra.
Mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu lần lượt bị sụp đổ. Tiếp đó đến năm
1991 mô hình chủ nghĩa xã hội cũng bị sụp đổ ở Liên Xô.
Bước vào thập kỷ 90, Liên Xô (cũ) (có cả các nước Đông Âu) đã từ giã mô
hình xã hội chủ nghĩa và đang quá độ chuyển sang giai đoạn phát triển mới, từng
bước xây dựng nền dân chủ đại nghi, đa nguyên chính trị và nền kinh tế thị trường
kiểu phương Tây, trong những điều kiện và mức độ khác nhau.
2. Đặc điểm kinh tế trước chuyển đổi (xét đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976-
1990)
Trong 10 năm, nền kinh tế quốc dân Liên Xô đã trải qua 2 kế hoạch 5 năm:
kế hoạch 5 năm lần thứ mười (1976-1980) và kế hoạc 5 năm lần thứ mười một
(1981-1985).
Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Liên Xô trong thời gian này là
kiên quyết chuyển nền kinh tế sang những nhân tố phát triển chủ yếu theo chiều
sâu, phát triển mạnh mẽ và cân đối nền sản xuất xã hội, nâng cao hiệu quả, đẩy
mạnh sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động và ra sức cải tiến chất
lượng trong tất cả các khâu của nền kinh tế quốc dân.
Kết quả: trong quá trình thực hiện hai kế hoạch nêu trên, nền kinh tế Liên
Xô tiếp tục đạt được những thành tựu như: so vói năm 1940, thu nhập quốc dân sản
xuất năm 1975 đã tăng lên 11,4 lần; năm 1980 là 14,1 lần; năm 1985 tăng lên 16,8
lần.
Nhưng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, nền kinh tế quốc dân
Liên Xô bắt đầu tăng thêm những khó khăn, nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm
xuống rõ rệt. Ví dụ, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân:
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1966-1970): 7,8%

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1971-1975): 5,7%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (1976-1980): 4,3%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (1981-1985): 3,5%
Trong kế những năm 1986-1989: 3,2%
Đồng thời, những khó khăn, căng thẳng về tài chính cũng tăng lên. Có hiện
tượng bị tụt lùi rõ rệt trên các chỉ tiêu kinh tế; khoảng cách giữa Liên xô và các
nước phát triển nhất về năng suất, chất lượng, hiệu quả, về khoa học – kỹ thuật bắt
đầu tăng lên, không có lợi cho Liên Xô. Chương trình xã hội đã vạch ra trong
những năm đó cũng hoàn toàn không thực hiện được. Phần lớn các loại sản phẩm
công nghiệp và nông nghiệp được sản xuất trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đã
không đạt được mục tiêu do Đại hội lần thứ XXVI của Đảng cộng sản Liên Xô đã
vạch ra; đã có tình trạng lạc hậu nghiêm trọng trong công nghiệp chế tạo máy, công
nghiệp dầu mỏ và hóa chất, xây dựng cơ bản; đã không thực hiện những nhiệm vụ
về các chỉ tiêu chủ yếu của việc tăng hiệu quả và nâng cao mức sống của nhân dân.
Những điều đó thể hiện rõ sự trì trệ của nền kinh tế và tình trạng tiền khủng hoảng
kinh tế - xã hội của Liên Xô (đến giai đoạn thì bị khủng hoảng nghiêm trọng).
Sự suy giảm của nền kinh tế Liên Xô là động lực dẫn đến cải tổ. Hội nghị
Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô họp vào tháng 4-1985 đã đề ra chủ trương cải
tổ căn bản nền kinh tế quốc dân Liên Xô, nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi nguy cơ
khủng hoảng. Công cuộc cải tổ tiến hành trong hoàn cảnh chưa có một mô hình
XHCN hiện thực được vạch ra rõ rệt, nên cải tổ kinh tế cũng đồng nghĩa với cuộc
cách mạng, thử nghiệm sai lầm để tìm phương hướng đổi mới mô hình CNXH.
Nhưng trong thời kỳ cải tổ, mặc dù đã tiến hành nhiều biện pháp, nền kinh
tế Liên Xô tiếp tục bị khủng hoảng và sa sút: Tốc đọ tăng thu nhập quốc dân sản
xuất từ năm 1986 đến năm 1989 chỉ đạt 3,2% so với 3,5% thời kỳ 5 năm trước.
Theo đánh giá của Ủy nam kinh tế Liên Hợp Quốc năm 1989 là năm xấu nhất của
kinh tế Liên Xô: nhịp độ tăng thu nhập quốc dân chỉ tăng khoảng 1,5%, năng suất
lao động xã hội giảm 2,5%, xây dựng cơ bản suy thoái, công nghiệp trì trệ, lần đầu
tiên sau 14 năm thâm hụt mậu dịch của Liên Xô lên tới 5 tỷ USD do giảm xuất
khẩu dầu mỏ và tăng nhập khẩu ngũ cốc, nợ trong nước lên tới 400 tỷ rúp và nợ

nước ngoài lên tới 56 tỷ USD, thâm hụt ngân sách lên tới 120 tỷ rúp, bằng ¼ mức
chi hằng năm của ngân sách giá trị tổng sản lượng của Liên Xô lúc đó đã tụt xuống
thứ 7 trên thế giới.
Năm 1990 tình hình kinh tế Liên Xô tiếp tục xấu đi: So với năm trước, tổng
sản phẩm xã hội giảm 2%, thu nhập quốc dân giảm 4%, năng suất lao động giảm
3%, chu chuyển ngoại thương giảm 6,9%, lưu thông tiền tệ rối loạn, lạm phát
hoành hành tăng ở mức 19%; nợ trong nướ lên tới 550 tỷ rúp, thị trường hàng tiêu
dùng cực kỳ khan hiếm và luôn luôn mất ổn định.
Như vậy, sau hơn 6 năm cải tổ tình hình kinh tế chính trị xã hội ở Liên Xô
không nghững không được cải thiện mà còn sa vào tình trạng khủng hoảng nghiêm
trọng. Cuộc đấu tranh phe phái, tranh giành quyền lực đã đẩy xã hội vào những
cơn lốc chính trị căng thẳng, Cải tổ không giữu vững được định hướng XHCN, đã
đưa một siêu cường vào bậc nhất thế giới đến tan rã từ ngày 19/8/1991.
Sau sự kiện ngày 19/8/1991, Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên
Xô tách ra thành các quốc gia độc lập, sau đó hình thành tổ chức Cộng đồng các
quốc gia độc lập (SNG), các nước đều tiến hành chuyển đổi mô hình kinh tế.
Liên Xô tan rã tách thành 15 nước, trong đó có Liên bang Nga. Và Liên bang
Nga được luật pháp quốc tế công nhận là nhà nước kế tục của Liên xô cũ.
3. Nguyên nhân chuyển đổi
Sự sụp đổ của mô hình kinh tế – xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là do những
nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân sâu xa: Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã giúp cho
Liên Xô đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là thời gian đầu và những năm
chiến tranh, nhưng mô hình ấy dần dần bộc lộ một số khuyết, nhược điểm: nó
không có cơ cấu và cơ chế tự điều chỉnh để phát triển thích ứng với những đòi hỏi
của cuộc sống thực tế. Do đó, không tạo ra động lực bên trong của sự phát triển.
- Nguyên nhân trực tiếp: Công cuộc cải tổ không có sự chuẩn bị kỹ, phạm
sai lầm về quan điểm đường lối, bước đi và giải pháp thực hiện. Tiến trình cải tổ
chỉ thiên về chính trị trước mà không làm biến chuyển về kinh tế; làm cải tổ ở bên
trên mà không làm chuyển ở bên dưới…

- Nguyên nhân khác từ phía chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế, cùng
với các lực lượng xã hội dân chủ tăng cường hoạt động cho các lực lượng chống
đối…
II. Quá trình chuyển đổi
1. Liệu pháp sốc:
1.1. Sơ lược chung về liệu pháp sốc.
Liệu pháp sốc là phương pháp chuyển đổi mà thời gian cho quá trình chuyển
đổi sẽ ngắn hơn và khả dĩ hơn về mặt chính trị so với cách thức chyển đổi từng
bước.
Với phương pháp này nó khẳng định được rõ ràng ngay từ đầu mục tiêu của
chuyển đổi kinh tế: định hướng kinh tế thị trường và đạt được sự tin cậy trong xã
hội; tranh thủ được sự nhất quán của công chúng không thể chấp nhận được cơ chế
kế hoạch hóa tập trung trước đây và nhanh chóng muốn thay đổi nó.
Cách thức liệu pháp sốc này còn có dụng ý chủ quan chính trị, ác cảm với tư
tưởng kế hoạch hóa tập trung. Nhất là ở châu Âu, ngay từ sau Đệ Nhị quốc tế đã có
sự nỗ lực tìm kiếm “ con đường thứ ba ” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản. Thực tế này đã làm cho các nhà cải cải cách theo liệu pháp sốc cho rằng chỉ có
cải cách, tiến lên với tốc độ tối đa thì mới là giải pháp tốt nhất, nếu không muốn
nói là duy nhất.
Bên cạnh đó thì liệu pháp sốc cũng tồn tại những mặt hạn chế của nó đó là
nó sẽ gây ra những đảo lộn xã hội và những tổn thất to lớn chưa lường hết được.
Một khi nhà nước và chính phủ tỏ ra yếu ớt và không đủ sức kiểm soát được quá
trình chuyển đổi thì nguy cơ bất ổn chính trị, xã hội sẽ xảy ra, từ đó có thể gây mất
niềm tin của dân chúng đối với cải cách.
1.2. Đặc trưng của phương pháp cải cách theo liệu pháp sốc .
Về cơ bản, chuyển đổi kinh tế theo liệu pháp sốc được triển khai theo một
chương trình đã được vạch sẵn, bao gồm nội dung các biện pháp cải cách, thời hạn,
cách tổ chức thực hiện. Đặc biệt thời hạn và tiến độ của các biện pháp được đề ra
rất chặt chẽ và trong thời gian ngắn được mở đầu và kết thúc vào một thời điểm cụ
thể. Do vậy có thể nói, cải cách theo liệu pháp sốc là một chương trình chủ động

của chính phủ, của giới lãnh đạo.
Trước hết quá trình tự do hóa được tiến hành ngay lập tức và nhanh chóng bao
gồm những vấn đề sau:
- Đồng tiền được được phá giá mạnh và được tăng khả năng chuyển đổi.
- Thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ.
- Hợp pháp hóa trao đổi ngoại tệ chợ đen, cũng như tự do hóa hệ thống thương
mại cả trong và ngoài nước.
- Tự do hóa giá cả.
- Bãi bỏ các quy định đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, đồng thời
ban hành luật tư nhân hóa.
- Mở cửa nền kinh tế.
2. Nội dung chuyển đổi:
2.1. Quá trình tư nhân hóa:

×