Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cổ phần hoá doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.91 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài : Cổ phần hoá doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
Mở đầu : đặt vấn đề về tính tất yếu của vấn đề cổ phần hoá :
+ Đòi hỏi của lí luận
+ Đòi hỏi của thực tiễn
+ Căn cứ vào chủ trương đường lối và chính sách của Đảng và Nhà
nước
Nội dung:
I. Chủ lí luận của nghĩa Marx-Lenin về sở hữu và các thành phần kinh tế
1 Bản chất của sở hữu
2 Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước
2.1 Bản chất của thành phần kinh tế Nhà nước
2.2 Đặc điểm vai trò của kinh tế Nhà nước :
.Về sở hữu
.Về các ngành kinh tế mũi nhọn
.Về hướng phát triển
II. Doanh nghiệp Nhà Nước thực trạng và vấn đề đặt ra
1 Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nước ta hiện nay
2 Thực trạng hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước
2.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước
2.2 Nguyên nhân của tình trạng trên
2.3 Những vướng mắc cần giải quyết
III. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp cơ bản để đổi mới
hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay
1. Các quan điểm về cổ phần hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình trạng cổ phần hoá ở Việt Nam hiện nay
2.1 Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
2.2 Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
2.3 Những giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Kết luận :
Rút ra kết quả chủ yếu của đề án đã đề cập và kiến nghị của cá nhân về vấn đề


cổ phần hoá.
2
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Nhà nước mà thành phần chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà
nước(DNNN) đang đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân hiện
nay .Nhưng bên cạnh những thành tựu và đóng góp to lớn của các DNNN
trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta thì hiện nay các DNNN
đang phải đối đầu với nhiều khó khăn thử thách như: tình trạng làm ăn thua
lỗ, công nghệ lạc hậu ,sức cạnh tranh trên thị trường kém ,yếu kém trong quản
lý tài sản cũng như nhân lực ....Thì một yêu cầu cấp thiết đặt ra là làm sao
phải năng cao hiệu quả kinh tế của các DNNN mà vẫn giữ vững vai trò chủ
đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân .
Một giải pháp đúng đắn được đưa ra là cổ phần hoá các DNNN. Mục
tiêu cổ phần hoá các DNNN là :”Tạo ra loại hình kinh doanh có nhiều chủ sở
hữu, trong đó có đông đảo người lao động, phát huy vai trò làm chủ thực sự
của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với
doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người lao
động. Bắt đầu thực hiện cổ phần hóa DNNN từ năm 1992 sau hơn 10 năm
thực hiện thì quá trình cổ phần hoá DNNN đã thu được những thành tựu đáng
kể nhưng cũng không ít vướng mắc cần những biện pháp khắc phục kịp thời
để tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa ở nước .
3
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CỔ PHÂN HOÁ MỘT BỘ PHẬN
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA.
1.1. Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước.
-Phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm.
Doanh nghiệp nhà nước nắm trong tay phần lớn những nguồn lực của nền
kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, vốn và nhân lực. Tuy nhiên hầu hết các
doanh nghiệp lại sử dụng lãng phí không hiệu quả các nguồn lực khan hiếm.

Điều này chỉ ra trước tương lai không sảng sủa của nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng cao của nền kinh tế trong những năm qua không có nghĩa là mọi việc
của chúng ta đang tiến triển tốt đẹp. Các tổ chức kinh tế thế giới đã cảnh báo
không ít lần là tốc độ tăng trưởng cao của chúng ta có một nguyên nhân quan
trọng là nền kinh tế có điểm xuất phát thấp.
-Phát triển kinh tế đòi hỏi xoá bỏ bao cấp đổi với Doanh nghiệp nhà
nước. Hiện nay mối quan hệ giữa Nhà nước và các Doanh nghiệp nhà nước
hoàn toàn không rõ ràng. Nhà nước không nắm rõ ở mỗi thời điểm tổng số
doanh nghiệp của mình là bao nhiêu, chứ chưa nói đến các chỉ tiêu phức tạp
như vốn nằm ở đâu, tăng giảm như thế nào, hiệu quả sử dụng ra sao? Để duy
trì doanh nghiệp kém hiệu quả, Nhà nước đã sử dụng hàng loạt các biện pháp
bao cấp trực tiếp và gián tiếp như : xoá nợ, khoanh nợ, tăng vốn, ưu đãi tín
dụng, tính chi phí không đầy đủ… và cuối cùng, không ai biết Doanh nghiệp
nhà nước nuôi xã hội hay xã hội phải nuôi Doanh nghiệp nhà nước. Không
nên quên rằng Doanh nghiệp nhà nước là phương tiện chứ không phải mục
đích. Cạnh tranh với khu vực tư nhân. Yêu cầu đổi mới còn xuất phát từ việc
cạnh tranh với khu vực tư nhân đang hồi sinh nhanh chóng. Mặt khác, trong
quá trình hội nhập, Doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ cạnh tranh với các
doanh nghiệp tư nhân trong nước mà với cả các doanh nghiệp tư nhân rất
mạnh của nước ngoài. Cạnh tranh trong nước và quốc tế không chấp nhận
4
việc Nhà nước giữ độc quyền cho các doanh nghiệp của mình. Cạnh tranh
bình đẳng đòi hỏi không chỉ xoá bỏ độc quyền mà cả bao cấp.
1.2. Cổ phần hoá - giải pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước tối
ưu
1.2.1. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là gì?
1.2.1.1. Khái niệm về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.
Phải nói rằng nhân dân ta không còn xa lạ gì với khái niệm cổ phần.
Cụm từ “cổ phần” đã rất quen thuộc từ trên 40 năm nay, kể từ khi Đảng ta vận
động nhân dân lập hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, lập cửa hàng, xí

nghiệp, công ty hợp danh.
Vậy Cổ phần hoá là gì? “Cổ phần hoá là quá trình chuyển Doanh
nghiệp nhà nước từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước thành lập
doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu”.
Người chủ sở hữu của doanh nghiệp là các cổ đông tự do bầu chọn ra
Hội đồng quản trị là người đại diện chính thức cho mình.
1.2.1.2. Bản chất và các hình thức Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta.
Xét ở bản chất pháp lý, cổ phần hoá là biến doanh nghiệp một chủ
thành doanh nghiệp nhiều chủ tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất
sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp
cho những người khác. Những người này trở thành sở hữu doanh nghiệp theo
tỷ lệ tài sản mà họ sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần hoá. Xét dưới góc độ
này thì cổ phần hoá dẫn tới sự xuất hiện không chỉ của công ty cổ phần trên
nền tảng của doanh nghiệp được cổ phần hoá. Bản chất của cổ phần hoá như
đã nêu ở trên không phải cũng được hiểu đúng trong thực tiễn xây dựng và
thực hiện pháp luật về cổ phần hoá. Có quan điểm đồng nhất cổ phần hoá với
tư nhân hoá hay có quan điểm cho rằng cổ phần hoá chỉ liên quân đến Doanh
nghiệp nhà nước.
5
Nhìn bề ngoài, cổ phần hoá là quá trình xác định lại mục tiêu phương
hướng kinh doanh, nhu cầu vốn điều lệ và chia ra thành cổ phần. Đánh giá lại
tài sản của doanh nghiệp, quyết định mức vốn Nhà nước giữ cần nắm giữ và
rao bán rộng rãi phần còn lại. Qua đó làm thay đổi cơ cấu sở hữu, huy động
tiền vốn, xác lập cụ thể những người tham gia làm chủ, được chia lợi nhuận
và chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, thuộc sở hữu của
tập thể cổ đông và chuyển sang hoạt động theo Luật của doanh nghiệp.
Song để hiểu rõ thực chất của cổ phần hoá, cần thấy rằng trong công ty
cổ phần, trên cơ sở vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần, thì quyền lợi
và trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng được phân ra thành

những đơn vị có cơ cấu sở hữu. Sở dĩ cổ phần hoá có thể nâng cao hiệu quả
hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước là do qua cổ phần hoá, cơ cấu sở
hữu của doanh nghiệp đã thay đổi, dẫn tới cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền
lợi và trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo, từ
đó tạo ra một cơ cấu động lực có chủ thể rõ ràng và hợp lực mới mạnh mẽ
hơn; đồng thời chuyển doanh nghiệp sang vận hành theo cơ chế quản lý mới,
tự chủ, năng động hơn, nhưng có sự giám sát rộng rãi và chặt chẽ hơn.
1.2.2. Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp tối ưu ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới các Doanh nghiệp nhà nước, vấn đề cải
cách Doanh nghiệp nhà nước từ lâu là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước
ta. Đã có nhiều giải pháp cải cách được thực hiện. Trong thời gian từ 1960
đến 1990, tức là trước thời điểm thực hiện cổ phần hoá, Đảng và Nhà nước ta
đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh
(Doanh nghiệp nhà nước theo tên gọi lúc đó). Tuy nhiên thực tế cho thấy các
giải pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước được thực hiện trước năm 1990 ít
mang lại hiệu quả. Vai trò, hiệu quả của Doanh nghiệp nhà nước hầu như
không được cải thiện. Tình trạng kém hiệu quả, thua lỗ, tình trạng lãng phí tài
sản vẫn là căn bệnh cố hữu của Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Nhiều
6
Doanh nghiệp nhà nước đã trở thành bình phong cho những hoạt động kinh tế
phi pháp, trốn thuế, lậu thuế, buôn lậu. Có khá nhiều ý kiến khác nhau về
những kết quả hạn chế của các biện pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước đã
thực hiện trước đây. Tuy nhiên có thể nhận thấy dễ dàng được thừa nhận khá
rộng rãi là Doanh nghiệp nhà nước thực tế không có chủ nhân thực sự. Nhà
nước cũng là thực thể trừu tượng. Các cán bộ, công nhân trong Doanh nghiệp
nhà nước ít quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhà
nước nơi mình đang làm việc. Lý do đơn giản là họ vẫn có lương ngay cả khi
Doanh nghiệp nhà nước đã bên bờ phá sản. Rõ ràng, vấn đề lợi ích, đặc biệt là
lợic ích sở hữu trong Doanh nghiệp nhà nước chính là cội nguồn của những

căn bệnh mà chúng gặp phải.
Cải cách Doanh nghiệp nhà nước có thể tiến hành bằng nhiều cách khác
nhau như: bán Doanh nghiệp nhà nước, cho thuê Doanh nghiệp nhà nước, cải
cách cơ chế quản lý Doanh nghiệp nhà nước… Cổ phần hoá Doanh nghiệp
nhà nước chỉ là một trong những giải pháp sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu
quả Doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta trong thập kỷ vừa qua cho thấy cổ phần hoá là giải pháp phù hợp
với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
2. Đối tượng của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là biện pháp cải cách Doanh
nghiệp nhà nước tối ưu của nước ta. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh
nghiệp đều có thể đổi mới bằng phương thức này. Có những doanh nghiệp mà
Nhà nước cần duy trì 100% vốn Nhà nước. Đó là khu vực kinh tế quốc doanh
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế trên các lĩnh vực sau:
- Các doanh nghiệp hoạt động nhằm phục vụ cho công tác an ninh và
quốc phòng : sản xuất vũ khí, đạn dược, sản xuất thuốc nổ, sản xuất phương
tiện phát sóng, truyền tin…
7
- Các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt của nền kinh tế quốc dân,
bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực : năng lượng, dầu
khí, khai thác vàng và đá quý, xây dựng sân bay, bến cảng, đường sắt…
- Các doanh nghiệp thuộc hạ tầng cơ sở như : giao thông, bưu chính,
viễn thông, điện, thuỷ nông…
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thường bị thua lỗ, lãi ít
hoặc gặp rất nhiều khó khăn.
Theo nguyên tác hạch toán thương mại thì các thành phần kinh tế tập
thể, tư nhân không đầu tư vào các lĩnh vực như : vận tải đường sắt, vận tải
hàng hoá lên miền núi, ra biên giới, hải đảo, đến vùng kinh tế mới, sản xuất
phương tiện cho người tàn tật, đồ chơi cho trẻ em…
Để khắc phục nhược điểm đó của cơ chế thị trường, Nhà nước phải tổ

chức các Doanh nghiệp nhà nước để duy trì và phát triển các hoạt động này.
Có thể làm việc đó nhờ vào việc tài trợ của Ngân sách Nhà nước cho các
doanh nghiệp thua lỗ. Trong trường hợp này, sự tài trợ cho doanh nghiệp là
cần thiết, nên không thể coi đó là bao cấp.
Như vậy, không phải tất cả các Doanh nghiệp nhà nước cần phải đổi
mới bằng giải pháp cổ phần hoá, mà chỉ có một bộ phận doanh nghiệp. Bộ
phận doanh nghiệp ấy là gì? Căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam, Doanh
nghiệp nhà nước được chọn lựa cổ phần hoá phải có đủ ba điều kiện sau đây:
- Là những doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết giữ 100% vốn đầu
tư Nhà nước.
- Có phương án kinh doanh hiệu quả.
3. Mục tiêu cổ phần hoá một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước
Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính Phủ về việc
chuyển một số Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã nêu rõ:
chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu:
8

×