KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP
Chủ điểm : Một số luật lệ giao thông
Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biến
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện
- Cung cấp và phát triển thêm vốn từ cho trẻ: Bất ngờ, lao ra, ân hận, tai nạn
đáng tiếc.
- Giáo dục trẻ biết một số luật an toàn giao thông : không chơi đùa dưới lòng
lề đường, khi đi bộ biết đi trên vỉa hè hoặc lề đường bên phải.
- Bước đầu hình thành thói quen chấp hành luật giao thông.
- Cháu biết yêu quý, kính trọng chú cảnh sát giao thông.
II/ Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh.
- Cô cho trẻ xem các tranh ảnh về phương tiện giao thông, người tham gia
đúng luật giao thông và trò chuyện cùng trẻ.
- Cô hỏi: Có bao nhiêu ô tô ? Những ô tô nào không đi đúng đường ? Những
bạn nhỏ đi giữa lòng đường như thế có được không ? Tại sao ?…
2. Thể dục buổi sáng: Tập theo cô
- ĐT Hô hấp: Thổi bóng bay .
- ĐT Tay vai: Hai tay dang ngang sau đưa lên cao, đưa ngang.
- ĐT Bụng lườn: Hai tay đưa lên cao gập người, tay chạm gót chân.
- ĐT Chân: Hai tay chống hông , co chân trái, sau đó đổi bên.
- ĐT bật : Nhảy liên tục tại chỗ.
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
* Không gian tổ chức: trong lớp
* Đồ dùng phương tiện:
- Mô hình có hình ảnh rời về câu chuyện: “ Một phen sợ hãi ”
- Bộ tranh có nội dung từng đoạn truyện.
- Các loại rối tay cho trẻ kể chuyện.
- Đàn organ – Bài hát : Đi trên vỉa hè.
* Phương pháp:
- Đàm thoại - trực quan - luyện tập
3.2. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Mở đầu hoạt động:
- Cô tổ chức chơi trò chơi: “ Ô tô và Chim sẻ ” ( 2 lần ) trong quá trình chơi,
cô giáo tạo tình huống ô tô đụng chim sẻ. Cô giáo hỏi trẻ:
- “ Vì sao con chim sẻ này bị ô tô đụng ?”. Trẻ trả lời
- Từ đó cô giáo dẫn dắt trẻ vào câu chuyện: “ Cũng có 1 bạn Cún con không
vâng lời mẹ dặn chạy chơi giữa lòng đường suýt nữa bị ô tô đụng, các con có
biết bạn Cún con đó có trong câu chuyện gì mà cô đã kể ?” (Trẻ trả lời câu
chuyện “ Một phen sợ hãi ”)
* Hoạt động trọng tâm:
a/ Kể chuyện – trích dẫn – đàm thoại:
- Cô sử dụng sân khấu rối quay kể cho các cháu nghe:
+ Đoạn chuyện 1 : từ “ Mở đầu đến … Cún Anh và Cún Em cùng nhìn mẹ :
vâng ạ ”
- Đàm thoại:
- “ Ra đến đường phố Cún Anh và Cún Em như thế nào ? ” cho 1 –2 em trả lời.
+ Đoạn chuyện 2: từ “ Ra đến đường…. Thế kia ”
- Đàm thoại:
- “ Cún Em ngang nhiên đi giữa lòng đường như vậy thì việc gì xảy ra ? ”
+ Đoạn chuyện 3 : từ “ Nghe tiếng Cún Anh gọi…. cứu em với ! ”
- Đàm thoại:
- “ Nghe tiếng kêu cứu của Cún Em ai đã đến giúp Cún Em ? ”
- “ Giúp bằng cách nào ? ”
+ Đoạn chuyện 4: từ “ Một chú cảnh sát… đáng tiếc ”
- Đàm thoại:
- “ Cún Em đi chưa đúng luật – Cún Anh ngoan ngoãn đi đúng luật giao thông
– con bắt chước bạn nào ? Khi ra đường đi như thế nào ? ”. Trẻ trả lời theo ý
trẻ.
- “ Cún Em biết lỗi của mình nên…”
+ Đoạn chuyện cuối: từ “ Cún Em…. một phen sợ hãi ”
* Giáo dục:
- “ Khi ra đường con nhớ đi trên vỉa hè bên phải. Nếu đi qua ngã tư thấy đèn
đỏ con phải dừng lại, không chơi đùa dưới lòng đường tránh xảy ra tai nạn,
nhớ khi ra đường phải có người lớn đi cùng các con nhé ! ”
- Các nhân vật trong câu chuyện đã được cô vẽ nhiều tranh, các con có thích
xem không ? . Mở nhạc bài hát : Đi trên vỉa hè bên phải. Cháu hát và đi về
phía có những bức tranh.
b/ Luyện tập:
* Cho trẻ kể chuyện theo tranh:
- “ Các con nhìn xem hôm nay trên áo các con có gì ? ” ( bông hoa )
- “ Mỗi con có 1 hoa, các con hãy tìm về nhóm hoa có màu giống nhau nhé ! ”.
Trẻ phân thành 4 nhóm.
- “ Mỗi đội chọn cho đội mình một bức tranh, các con đưa về nhóm và tập kể
đúng tên bức tranh đó ”
- Các đội lên chọn tranh và tập kể
- Cô mời các đội đem tranh lên và cho các cháu chọn hình thức kể lại nội dung
trong tranh: cá nhân, 2 trẻ , nhóm trẻ ( các cháu còn lại đứng tại chỗ và tập kể
theo )
* Tập đóng kịch:
- “ Các con đã kể được từng đoạn truyện , bây giờ cô cháu mình tập đóng kịch,
thế các con thích vai nhân vật nào ? ”( Trẻ nói vai mình thích )
- Cô gợi ý cho trẻ đi lấy con rối đúng theo nhân vật trẻ chọn và tập đóng kịch.
- Cô là người dẫn chuyện , đến đoạn chuyện có nhân vật nào trẻ thể hiện lời
nói, ngữ điệu cử chỉ của nhân vật đó.
* Kết thúc hoạt động:
- Các con đóng kịch rất ngoan và cũng đã hiểu được luật giao thông , bây giờ
cô cháu mình xuống sân quan sát trò chơi “ Em đi qua ngã tư đường phố nha”!
4. Hoạt động ngoài trời:
- Trẻ quan sát các anh chị lớp lớn chơi trò chơi “ Em đi qua ngã tư đường phố
”.
- Vận động: Ô tô và chim sẻ.
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
* Góc học tập: Phân loại và dán các phương tiện giao thông
+ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết các nhóm phương tiện giao thông: đường bộ, đường thủy,
đường không, đường sắt.
- Dán các loại phương tiện giao thông vào nơi hoạt động.
+ Chuẩn bị:
- Các PTGT đã được cắt rời, hồ dán.
- Tranh nơi hoạt động của các loại PTGT như: bầu trời, biển, đường sắt, đường
bộ.
+ Tiến hành:
- Trẻ lựa chọn và dán các loại PTGT vào đúng nơi hoạt động của chúng.
* Góc nghệ thuật: Tô màu đèn giao thông – Dán đèn hiệu giao thông.
+ Mục đích:
- Trẻ tô màu đúng tín hiệu đèn giao thông.
- Trẻ biêt bôi hồ và lựa chọn đúng màu đèn giao thông để dán vào đèn hiệu.
+ Chuẩn bị:
- Giấy màu, màu sáp, các tín hiệu đèn được phô tô , hồ dán.
+ Tiến hành:
- Trẻ dùng bút màu xanh, đỏ, vàng để tô màu đúng đèn hiệu giao thông.
- Cắt thủ công xanh, đỏ, vàng dán vào hộp đèn hiệu giao thông.
* Góc văn học: Kể chuyện “ Một phen sợ hãi bằng rối tay ”
+ Mục đích:
- Trẻ thuộc và kể diễn cảm câu chuyện “ Một phen sợ hãi ”
+ Chuẩn bị:
- Trang vẽ câu chuyện, mô hình rối, các loại rối tay của câu chuyện “ Một
phen sợ hãi ”
+ Tiến hành:
- Trẻ đến góc cổ tích, cùng bạn phân vai và sử dụng các nhân vật rối để cùng
kể chuyện “ Một phen sợ hãi ”
6. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Rèn trẻ ăn không nói chuyện, không rơi vãi.
- Biết lấy đúng gối và thu dọn chiếu gối sau khi ngủ.
7. Hoạt động chiều:
- Cô hướng dẫn trẻ cùng chơi về “ Luật ATGT ” trên sa bàn.
- Chơi tự do.
III/ Lưu ý:
1. Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
1.1. Nội dung chưa dạy được và lý do:
…
…
1.2 Những thay đổi cần thiết:
…
….
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục )
cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( có thể kết hợp với gia
đình )
….