Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH CỦA BÉ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.7 KB, 4 trang )






KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY


Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình và quy
mô gia đình.

I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết được các thành viên trong gia đình, biết các mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình.
- Cháu biết đếm các thành viên trong gia đình, biết được quy mô gia đình (gia
đình nhỏ, gia đình lớn ).
- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, nghe, nói về trò chuyện gia đình bé.
- Giáo dục cháu biết yêu thương, kính trọng, lễ phép đối với ông bà, ba mẹ và
những người thân của bé.
- Các cháu biết tham gia vào các trò chơi, các hoạt động.
- Qua các góc chơi rèn luyện kỹ năng tô màu, nặn, lắp ghép.

II. Các hoạt động trong ngày:

1/ Đón cháu, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
a/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Giáo viên trao đổi 1 số phụ huynh về việc chăm sóc các cháu khi thời tiết lạnh
( mặc ấm, mang tất, vệ sinh cho các cháu)
- Trò chuyện với cháu về gia đình cháu (các thành viên trong gia đình, công
việc, tình cảm của các thành viên trong gia đình )



b/ Thể dục buổi sáng:
* Tập với bài “ Dậy đi thôi ”
- Động tác tay vai: Chân rộng bằng vai, 2 tay đưa cao quá đầu, kết hợp lời bài
hát “ Dậy đi thôi, ông mặt trời ”
- Động tác bụng lườn: 2 tay chống hông nghiêng người sang 2 bên kết hợp với
bài hát “ dậy ra sân … mình ”
- Động tác chân: 2 tay dưa ra trước khuỵu gối, kết hợp lời bài hát “ Mẹ khen
em … trắng tinh ”
- Động tác bật: bật tách chân kết hợp tay dang ngang.

2/ Hoạt động có chủ đích:
2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức: trong lớp
* Đồ dùng phương tiện:
- Máy cassette, băng nhạc
- Khung ảnh về gia đình bé ( 4 khung ảnh gia đình 1 con, 2 con, 3 con, gia đình
có ông bà )

2.2. Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, trò chuyện

2.3. Tiến hành hoạt động học có chủ đích: chia lớp thành 2 nhóm
* Nhóm 1: 25 cháu tổ chức hoạt động khám phá khoa học tại lớp
* Nhóm 2: 12 cháu, cô Tuyền dạy ở ngoài sân

a/ Mở đầu hoạt động:
- Cô cùng trẻ quan sát thời tiết và cách ăn mặc khi thời tiết lạnh ( mặc áo ấm,
mang tất, đội mũ ấm, đeo khẩu trang khi ra đường, đề phòng 1 số bệnh thông
thường )

- Hôm nay trời như thế nào ? ( trẻ trả lời )
- Mùa đông khí hậu như thế nào ? ( Trẻ trả lời : trời lạnh )
- Trời lạnh các con mặc gì? ( Trẻ : mặc áo ấm, mang tất, đội mũ len, đeo khẩu
trang khi ra đường ).

b/ Hoạt động trọng tâm:
* Nào các con vào lớp xem lớp mình hôm nay có gì mới không ( trẻ quan sát
trong lớp học )

- Cô trò chuyện cùng trẻ về các thành viên trong gia đình và quy mô gia đình
của các bạn trong lớp.

- Trẻ quan sát 3 khung ảnh về gia đình 3 bạn ( Quang, Trang, Nhi ) và đàm
thoại về nội dung có trong khung ảnh.
- Cả lớp quan sát khung ảnh gia đình bạn Quang và nghe bạn Quang kể về gia
đình mình: ( ba, má và Quang )
- Các con đếm xem gia đình bạn Quang có bao nhiêu người ?
+ Trẻ: 3 người
- Ba mẹ bạn Quang sinh được mấy người con ?
+ Trẻ: 1 người con
- Gia đình Quang thuộc gia đình gì ?
+ Quang trả lời: gia đình nhỏ
- Thế ba Quang làm nghề gì ?
+ Quang: nghề xây dựng
- Má Quang làm nghề gì ? ( má con làm nội trợ ở nhà )

Trẻ xem khung ảnh gia đình bạn Trang và nghe bạn Trang kể về gia đình
mình (Trang giới thiệu mọi người trong gia đình mình, có ba, má chị Thanh và
Trang )
- Cô cùng trẻ đàm thoại về gia đình bạn Trang. Đếm gia đình bạn Trang có mấy

người ?
+ Trẻ: 4 người
- Ba mẹ bạn Trang sinh được mấy người con ?
+ Trẻ: 2 người con
- Nhà bạn Trang ở đâu ?
+ Trẻ: ở Dương Sơn – Hòa Châu
- Trẻ xem khung ảnh gia đình bạn Nhi và nghe bạn Nhi kể về gia đình mình (
Nhi giới thiệu mọi người trong gia đình mình )
- Ba mẹ Nhi sinh mấy người con ?
+ Nhi: 3 người con
- Gia đình Nhi thuộc gia đình gì ?
+ Trẻ: gia đình lớn
- Anh hai Nhi tên gì ? anh ba tên gì ? ( Nhi trả lời)

* Cô mời 1 số cháu kể về gia đình mình.
* Cô hỏi trẻ:
- Gia đình có từ 1 – 2 con thuộc gia đình gì ?
+ Trẻ: gia đình nhỏ
- Gia đình có 3 con trở lên thuộc gia đình gì ?
+ Trẻ: gia đình lớn
- Các con ơi ! Ông bà sinh ra ba mẹ và ba mẹ sinh ra các con. Vì vậy các con
phải biết thương yêu, kính trọng ông, bà, ba, mẹ của mình nhé. (cháu hát bài “
có ông bà, có ba má ”)

* Trò chơi: Trẻ biết chọn các bức ảnh gắn tương ứng với các khung ảnh.
* Cách chơi: Lớp mình có rất nhiều hình các bạn chụp với gia đình, bây giờ
các con hãy cho các tấm hình giống hình ở khung ảnh mà các con vừa làm
quen để gắn vào khung ảnh phía dưới trang trí góc gia đình của lớp mình. ( mở
nhạc nền khi trẻ đi chơi )
- Cô cùng trẻ quan sát nhận xét các bạn có gắn đúng theo yêu cầu trò chơi.


c/ Kết thúc hoạt động:
Cô cùng trẻ hát bài “ đi chơi ”, chuyển đội hình ra sân.

2.4 Hoạt động ngoài trời:
- Trẻ tham quan vườn rau của trường
- Trò chơi dân gian: lộn cầu vồng…
- Cháu chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

2.5 Hoạt động góc:
a/ Góc xây dựng: xây ngôi nhà của bé
* Mục đích yêu cầu: Trẻ xếp được nhà có cổng, có đường đi.
* Chuẩn bị: Các khối gỗ, gối xốp bitis, cây cỏ.
* Tiến hành: Trẻ sử dụng các khối gỗ, khối xốp để xây nhà, xây hàng rào, xây
cổng.

b/ Góc gia đình: trò chơi đóng vai, cháu đóng vai mẹ, con
* Mục đích yêu cầu: trẻ biết đóng vai và thể hiện vai chơi phù hợp (vai mẹ,
con, người bán hàng: chào hỏi, trao đổi hàng hóa )
* Chuẩn bị:
- Đồ dùng nấu nướng, bộ bàn ghế bằng gỗ.
- Quầy bán hàng tạp hóa.
* Tiến hành: Trẻ vào góc chơi và nhận vai chơi, tự lấy đồ dùng, đồ chơi để
chơi, trong khi chơi có sự trao đổi giữa các vai chơi.

c/ Góc nghệ thuật: cho trẻ tô màu trên bức tranh đồ dùng gia đình
* Mục đích yêu cầu: trẻ thực hiện được kỹ năng tô màu, tô không lem ra ngoài,
chọn màu phù hợp để tô đồ dùng.
* Chuẩn bị: Tờ lịch cũ vẽ các đồ dùng gia đình, bút màu.
* Tiến hành: Trẻ lấy bút màu, cầm bút tay phải và tô vào những hình trẻ thích.


d/ Góc thiên nhiên: Chơi pha màu
* Mục đích yêu cầu: trẻ biết pha màu xanh, đỏ, vàng, và gọi được tên các màu
đó.
* Chuẩn bị: Nước bình nhựa, lọ màu xanh, đỏ, vàng, cây nhựa.
* Tiến hành: trẻ ra góc thiên nhiên, biết rót nước vào bình nhỏ, sau đó chọn
màu cháu thích, cho màu vào bình, khuấy lên và nói tên màu nước vừa pha.

2.6 Vệ sinh, ăn trưa, ăn phụ chiều:
- Rèn cho cháu có thói quen tốt trong ăn uống (biết mời cô và các bạn khi ăn
cơm, ăn hết suất, không làm rơi vãi ra bàn, không nói chuyện trong khi ăn )
- Tập cho trẻ biết cất gối, chiếu sau khi ngủ dậy, vệ sinh mặt sạch sẽ.

2.7 Hoạt động chiều:
- Cháu tập tô màu với vở toán và chơi theo ý thích.
- Cho trẻ làm quen với các nhân vật trong câu chuyện “ nhổ củ cải ”

2.8 Vệ sinh, trả trẻ: trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ.

2.9. Nhận xét:
( Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ, những thái độ hành vi của trẻ
trong các hoạt động, kỹ năng trẻ đạt được, những sản phẩm trẻ tạo ra trong quá
trình hoạt động, mức độ đạt được của trẻ so với mục đích yêu cầu đặt ra )


Những vấn đề giáo viên cần lưu ý ( GV đưa ra những vấn đề cần lưu ý trong
việc tổ chức các hoạt động tiếp theo)








×