Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.53 KB, 7 trang )




KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY

Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình
Hoạt động: Tạo hình: Nặn cỏ cho bò ăn
Nhóm nhà trẻ : 24 – 36 tháng

I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thể hiện sự hứng thú khi tham gia hoạt động nặn cỏ cho bò ăn
- Trẻ biết cách nhồi đất, véo đất, lăn dọc, ấn bẹt đất để tạo thành nhiều
cỏ cho bò ăn
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và ngón tay
- Phát triển vốn từ: Nhồi đất cho dẻo, véo đất, lăn dọc, ấn bẹt …
- Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu quý những con vật gần gũi ( con bò )
cố gắng làm nhiều thức ăn cho chúng
- Sau khi chơi với đất nặn, biết dọn dẹp để đất nặn đúng chỗ, rửa tay
lau sạch tay sau khi chơi.

II/ Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ vào lớp: hướng dẫn trẻ xếp túi xách, dép vào kệ
- Cô hướng trẻ vào góc nổI bật chủ đề, cho trẻ nhận biết các con vật
nuôi trong gia đình qua tranh lô tô
- Mở nhạc cho trẻ nghe các bài hát về các con vật

2. Hoạt động học có chủ đích:
2.1. chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: Tại lớp học
- Đồ dùng phương tiện : 2 sa bàn đàn bò


+ Các con bò làm bằng giấy cattông trang trí trên mô hình
+ Đất nặn, bảng con, đĩa đựng sản phẩm mẫu của cô
+ Máy cassett, băng nhạc

2.2. Phương pháp: Thực hành luyện tập

2.3. Tiến trình hoạt động:
a/ Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bắt chước dáng đi của các con vật ”: Trẻ
bò và kêu ùm bò, ùm bò, lợn ủn ỉn, mèo kêu meo meo… hướng trẻ
vào mô hình và hỏi trẻ:
- Các cháu hãy nhìn xem mô hình của cô có con gì ? Đang làm gì ?
+ Trẻ trả lời: Con bò đang nằm ngủ, con bò đang chơi, con bò đang
chờ ăn
- Cô hỏi trẻ: các cháu có biết con bò thích ăn gì nhất nào?
+ Trẻ trả lời: Bò thích ăn cỏ
- Cô nói nhưng hôm nay, các chú bò trong chuồng chẳng có gì cho chú
ăn cả. Nào bây giờ lớp mình làm gì để có cỏ cho bò ăn nhé.
- Cô cho trẻ suy nghĩ một lúc và nói: A! Cô nhớ ra rồi lớp mình sẽ nặn
thật nhiều cỏ để bò ăn

b/ Hoạt động trọng tâm:
- Cô hướng trẻ đến bàn nặn và nói: Lần trước trong khi chơi cô đã nặn
ra thật nhiều cỏ xanh cho bò ăn đây này.
- Cô đưa đĩa đựng sản phẩm nặn cỏ ra cho trẻ quan sát. Cô phân tích
cho trẻ biết về hình dáng sản phẩm nặn của cô, hỏi trẻ nó giống như
cái gì ? Cỏ để làm gì ?
- Trẻ quan sát sản phẩm nặn của cô và trả lời:
+ Thưa cô giống hình cỏ - Cỏ để cho bò ăn ạ
- Cô nói: Để nặn được nhiều cỏ cho bò ăn, cô sẽ hướng dẫn cách nặn

cho các con xem nhé.

c/ Cô hướng dẫn kỹ thuật nặn:
- Trước tiên cô nhồi đất cho mềm, dẻo. Cô nhồi đất cho thật dẻo này.
Cô vừa làm vừa nói: Cô đang làm gì đây ?
+ Trẻ cùng nói với cô: Cô nhồi đất
- Cô khuyến khích trẻ: Các con nhồi đất giống cô đi nào
+ Trẻ lấy tay làm động tác nhồi đất, vừa làm vừa nói: nhồi đất cho dẻo
này, thật dẻo này
- Cô làm tiếp: Véo đất rồi lăn đất, một tay cô giữ bảng, một tay cô
dùng lòng bàn tay lăn dọc đất trên bảng và ấn dẹt cho giống hình lá cỏ
- Cô nhắc trẻ nói và làm thao tác giống như cô: Véo đất, lăn dọc, lăn
dọc, ấn bẹt
- Cô nói: cô đã nặn đựoc cỏ rồi, cô cho vào giỏ nhé. Thế là cô đã có
giỏ cỏ cho bò ăn rồi. Bây giờ các con bắt đầu nặn thật nhiều cỏ nhé.
- Cô cho trẻ hát bài “ Đôi tay xinh ” và làm động tác minh họa cách
nặn cỏ. Vừa hát vừa làm thao tác: nhồi đất, véo đất, lăn dọc, rồi ấn bẹt

* Trẻ luyện tập:
- Cô hướng dẫn trẻ cách lấy đất nặn, đặt đất lên bảng con, véo đất
thành từng viên nhỏ, tay trái véo đất, tay phải thực hiện kỹ năng nhồi
đất cho mềm dẻo rồi véo đất, lăn dọc thành từng viên dài, dùng tay ấn
bẹt thành lá cỏ.
- Trong lúc trẻ thực hiện cô đi đến từng bàn và hỏi trẻ: Con đang làm
gì ? Để làm gì ?
- Trẻ nói về cách làm: con đang nhồi đất cho dẻo, lăn dọc đất cho
tròn…
- Cô mở nhạc hòa tấu bài hát con vật để trẻ hứng thú khi nặn hình.
- Khi trẻ đã làm được một số sản phẩm nặn cỏ, cô động viên trẻ làm
thêm sản phẩm và giả vờ làm tiếng kêu “ ùm bò ùm bò, ôi các chú bò

đang đói bụng quá, các cháu hãy nhanh tay nặn thật nhiều cỏ cho bò
ăn ”
- Trẻ hoàn thành sản phẩm nặn nhiều cỏ, cô khích lệ trẻ mang cỏ đến
cho các chú bò ăn.

+ Cho trẻ chơi trò chơi: “ bé cho bò ăn cỏ ”
- Cô hỏi trẻ về sản phẩm nặn cỏ của trẻ. Tuyên dương trẻ nặn được
nhiều cỏ cho bò ăn, động viên trẻ lần sau cố gắng làm đẹp hơn.
- Cô nhắc trẻ: Sau khi nặn xong chúng mình phải làm gì ? Sau khi học
với đất nặn không được nghịch đất, bôi bẩn đất vào quần áo,mà phải
rửa tay, lau tay sạch sẽ.

c/ Kết thúc hoạt động:
Cô và trẻ hứng thú đi quanh mô hình, vừa đi vừa đọc bài thơ “ Đàn bò

“ Đẹp nhất đàn bò
Đuôi dài hông to
Lông vàng bóng mượt
Vươn cổ ùm bò ”
Trẻ đọc thơ theo cô và chỉ vào mô hình đàn bò

3. Hoạt động góc:
* Góc nghệ thuật:
- Nội dung: Cho trẻ xé dán cỏ
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết cầm giấy xé thành dải dài làm cỏ cho bò ăn.
+ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và ngón tay.
- Chuẩn bị: Giấy màu, hồ dán, tranh hình con bò đã dán sẵn
- Tiến hành: cô cho trẻ vào góc chơi, hướng dẫn trẻ cách cầm giấy để
xé, cách bôi hồ để dán cỏ vào bức tranh hình con bò cô đã chuẩn bị

sẵn tạo thành bức tranh hình con bò đang ăn cỏ.

* Góc xây dựng:
- Nội dung: Xếp chuồng trại cho bò, cho lợn
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết cầm các khối gỗ xếp sát cạnh nhau để tạo thành chuồng bò
và chuồng lợn.
+ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và ngón tay.
- Chuẩn bị: Khối hình chữ nhật bằng gỗ, các lon sữa được bọc bằng
xốp bitis, các con hình con bò làm bằng giấy cattông.
- Tiến hành: Cô hướng trẻ vào góc chơi, giới thiệu cho trẻ xem một số
đò chơi ở góc bằng các hình khối và các lon sữa. Cô hướng dẫn trẻ
xếp các khối gỗ và các lon sữa sát cạnh nhau để tạo thành chuồng bò
và chuồng lợn. Khi trẻ xếp xong gợi ý cho trẻ đưa các hình con bò,
con lợn vào chuồng. Trong lúc trẻ xếp, cô đặt câu hỏi để hỏi trẻ: Xếp
cái gì ? Để làm gì ?

* Góc thao tác vai:
- Nội dung: Bác sỹ thú y
- Yêu cầu: Cô trẻ một số thao tác khám bệnh: Đeo ống nghe lên tai, áp
đầu ống nghe lên ngực, bụng, lưng của các con thú nhồi bông và giao
tiếp hỏi han, âu yếm đối với các con thú nhồi bông.
- Chuẩn bị: thú nhồi bông bằng đồ chơi con vật, ống nghe, tranh phục
y tế, mũ,áo.
- Tiến hành:
+ Cô đưa thú nhồi bông bằng các con vật cho trẻ chơi, cô hướng dẫn
cho trẻ cách chơi đeo ống nghe lên tai, khám bệnh cho các con thú
nhồi bông.
+ Nếu trẻ chưa làm được cô giáo cần giúp trẻ đeo ống nghe vào tai,
cầm tay trẻ làm động tác khám bệnh. Khi trẻ đã biết cách chơi cần

khuyến khích cho trẻ chơi.

4. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: trò chuyện nhận biết về các con vật nuôi
trong gia đình.
- Trò chơi: “ Lộn cầu vồng ”
+ Yêu cầu:
. Kích thích hứng thú của trẻ.
. Luyện trẻ đọc thơ kết hợp với động tác minh họa.
+ Tiến hành:
. Cô cho trẻ đứng từng đôi đối diện với nhau đu đưa sang hai bên theo
nhịp đập của bài thơ “ Lộn cầu vồng ”, đến cuối câu “ Ra lộn cầu vồng
” trẻ buông tay nhau ra, quay một vòng rồi cầm tay nhau chơi lại từ
đầu.
. Vui chơi theo ý thích.

5. Vệ sinh, ăn trưa, ăn phụ chiều:
- Dạy trẻ tập đeo yếm trước khi ăn, tập cách cầm thìa bằng tay phải để
xúc cơm ăn ( có sự giúp đỡ của cô )
- Cô giới thiệu các món ăn được chế biến từ thịt bò, thịt lợn, giúp trẻ
ăn ngon miệng, hết xuất.

6. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ chơi trò chơi: Xâu các con giống, tháo lắp vòng.
- Cô trò chuyện với trẻ, có thể hỏi trẻ để trẻ kể về hoạt động trong
ngày của trẻ: Hôm nay ai đưa con đi học, đi bằng gì, con đã làm gì
trước khi đến lớp, hôm nay cô dạy con cái gì ? Chơi trò chơi gì ?

7. Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, vệ sinh ăn ngủ,

hoạt động chiều, cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với những trẻ
có biểu hiện đặc biệt ):





×