Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC - VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG TRIẾT HỌC_2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.14 KB, 8 trang )

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC - VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC TRONG TRIẾT HỌC

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản
của triết học trên lập trường duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận
thức luận thì vật chất là tính thứ nhất, và con người có thể nhận thức
được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác
bỏ thuyết không thể biết, khắc phục được tính chất siêu hình, trực quan
trong các quan niệm về vật chất.

- Định nghĩa vật chất của Lênin còn chống lại các quan điểm duy tâm về
vật chất, tạo cơ sở lý luận để khắc phục quan điểm duy tâm về đời sống
xã hội

- Định nghĩa vật chất của Lênin còn có vai trò định hướng cho sự phát
triển của nhận thức khoa học.

2.2. Vật chất và vận động.

a. Vận động là gì?

Ăngghen viết:"Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong
vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy".

Theo quan điểm của triết học macxit, vận động hiểu theo nghĩa chung
nhất, là sự biến đổi nói chung.

b. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.


Nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động mà
biểu hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vật chất mà không có vận
động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của vật chất là tự thân
vận động; bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất
bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với
nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là
vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về
vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể
nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được
nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên nó không do ai
sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được
chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

c. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất.

Dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên và triết học, lần đầu tiên
Ăngghen đã phân loại thành 5 hình thức vận động cơ bản của vật chất
là:

- Vận động cơ học.

- Vận động vật lý.

- Vận động hoá học.


- Vận động sinh học.

- Vận động xã hội.

Những hình thức vận động trên quan hệ với nhau theo những nguyên
tắc nhất định:

Thứ nhất, giữa các hình thức vận động có sự khác nhau về chất, biểu
hiện những trình độ phát triển của các kết cấu vật chất.

Thứ hai, các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức
vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp
hơn.
Thứ ba, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác
nhau, nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận
động cơ bản.
Bằng sự phân loại các hình thức vận động, Ăngghen đã đặt cơ sở cho
việc phân loại các khoa học, cho khuynh hướng phân ngành và hợp
ngành của các khoa học. Đồng thời còn chống lại một khuynh hướng sai
lầm trong nhận thức là quy hình thức vận động cao vào hình thức vận
động thấp hơn.

d. Vận động và đứng im.

Theo Ăngghen, "đứng im tương đối của các vật thể là điều kiện chủ
yếu của sự phân hoá của vật chất". Đó là sự ổn định, là sự bảo toàn tính
quy định của các sự vật, hiện tượng.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là tuyệt đối, còn đứng

im là tương đối, tạm thời, thể hiện ở các điểm sau:

- Vật thể chỉ đứng im trong một quan hệ nhất định.

- Vật thể chỉ đứng im trong một hình thức vận động trong một lúc nào
đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.

- Đứng im là biểu hiện trạng thái vận động trong thăng bằng, ổn định
tương đối.

- Vận động cá biệt có xu hướng hình thành sự vật, hiện tượng ổn định
nào đó; còn vận động nói chung thì làm cho tất cả không ngừng biến
đổi.

2.3. Không gian và thời gian

- Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, biểu hiện những thuộc
tính như cùng tồn tại và tách biệt, có kết cấu và quảng tính

- Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất bao gồm những thuộc tính
như: Độ lâu của sự biến đổi, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật,
các trạng thái khác nhau trong thế giới vật chất

- Không gian và thời gian tồn tại trong sự liên hệ thống nhất với nhau và
đều là hình thức cơ bản của vật chất đang vận động. Quan điểm này đối
lập với quan điểm duy tâm, siêu hình tách rời không gian và thời gian
với vật chất đang vận động.

Ví dụ: Niutơn coi không gian, thời gian là tuyệt đối, không biến đổi.
Không gian như cái hộp trống rỗng khổng lồ có thể xếp vào, lấy ra các

sự vật; thời gian như dải băng được trải ra một cách đều đặn.

Những phát minh trong toán học và vật lý học đã bác bỏ quan điểm
trên. Hình học phi Ơclít của Lôbasepxki, Riman; thuyết tương đối của
Anhxtanh đã chứng minh rằng không gian và thời gian có sự biến đổi
cùng với sự vận động của vật chất. Khi vật thể vận động với tốc độ gần
bằng tốc độ ánh sáng thì kích thước của nó rút ngắn lại, thời gian trôi
chậm đi.

Như vậy, không gian và thời gian có những tính chất sau:

1. Tính khách quan: Vì vật chất là thực tại khách quan nên không gian
và thời gian là những hình thức tồn tại của nó cũng tồn tại khách quan.
Điều đó phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm coi không gian,
thời gian chỉ là sản phẩm của ý thức con người.

2. Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian.

3. Tính vĩnh cửu và vô tận

3. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

3.1. Nguồn gốc của ý thức

a. Nguồn gốc tự nhiên

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học
thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là
thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con
người.


Bộ óc con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về
mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ
tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu
nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể
trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện
và không điều kiện.

Hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc
thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối
loạn. Ý thức là chức năng của bộ óc người, là hình ảnh tinh thần phản
ánh thế giới khách quan; nhưng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài
hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.

Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ
óc, thần bí hoá hiện tượng tâm lý, ý thức. Còn chủ nghĩa duy vật tầm
thường lại đồng nhất vật chất với ý thức.

Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới
bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý
thức.

×