Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo ám địa lý 11 - Bài 7 Liên minh châu âu (EU) (tiếp theo) Tiết 3 Thực hành pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.07 KB, 8 trang )

Giáo ám địa lý 11 - Bài 7
Liên minh châu âu (EU)
(tiếp theo)
Tiết 3 Thực hành
Thực hành – tìm hiểu vai trò eu trong
nền kinh tế thế giới
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Trình bày ý nghĩa của việc hình thành thị trường
chung châu Âu.
- Chứng minh được EU có một nền kinh tế hàng
đầu thế giới
2. Kĩ năng
Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê có trong
bài học và biết cách trình bày một vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính – chính trị châu Âu.
- Lược đồ khu vực các nước sử dụng Ơrô.
- Hai bảng số lượng thống kê đã cho trong bài
- Tài liệu bổ sung cho SGK.
III. tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động 1:
HS làm việc chung cả lớp, tìm hiểu mục tiêu của
bài thực hành. GV nêu rõ mục tiêu của bài thực hành.
- Mục tiêu, yêu cầu
+ Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành và phát
triển một EU thống nhất.
+ Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế
giới 1


Hoạt động 2:
Tìm hiểu ý nghĩa việc hình thành một EU thống
nhất.
Bước 1. (GV-lớp)
GV hướng dấn HS sử dụng ô kiến thức và những
hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi ở bài thực
hành: Những thuận lợi và hạn chế đối với EU khi thị
trường chung châu Âu được thiết lập và đồng Ơrô
được sử dụng làm đồng tiền chung của các nước
thuộc EU.
GV yêu cầu học sinh xem lại phần kiến thức của
bài 7 (tiết 2)
Bước 2: Đại diện HS trình bày kết quả thực hành
Bước 3: GV nhận xét, sửa chữa, chốt kiến thức.
Phần này cần làm rõ các ý sau:
Thuận lợi:
- Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng
hoá, tiền tệ và dịch vụ.
- Thúc đẩy và tăng cường qúa trình nhất thể hoá
ở EU và mặt kinh tế.
- Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh
kinh tế toàn khối
- Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ,
tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn
giản hoá công tác kế toán của các công ty đa quốc
gia.
Khó khăn:
Việc chuyển đổi sang sử dụng đồng Ơrô có thể
gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và có
thể dẫn tới lạm pháp.

Hoạt động 3:
II. Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế
giới.
1. Dựa vào bảng 7.2, Hãy vẽ biểu đồ thể hiện GDP,
dân số của EU và một số nước trên thế giới.
Bước 1.
Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- GV đưa ra câu hỏi: Theo em, với yêu cầu này
chúng ta có thể vẽ dạng biểu đồ nào?
- GV hướng dẫn cho HS vẽ biểu đồ hình tròn là
thích hợp nhất.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ
hình tròn.
Bước 2:
- GV gọi hai HS lên bảng vẽ sau đó gọi các HS
nhận xét kết quả đã thực hiện ở bảng.
Bước 3:
- GV chốt phần này bằng cách cho HS đối chiếu
với kết quả biểu đồ GV đã chuẩn bị trước.
2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ và những hiểu biết của bản
thân, hãy nhận xét về vị trí kinh tế của EU trên thị
trường quốc tế.
- GV cho HS quan sát biểu đồ đã vẽ, đọc lại
phần kiến thức đã học ở bài 7 (tiết 1, tiết 2) hướng
HS vào các ý sau:
EU chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới 2,2% diện
tích lục địa của trái đất nhưng chiếm tới:
+ 31% GDP của thế giới
+ 26% sản lượng ôtô của thế giới
+ 37,7% xuất khẩu của thế giới

+ 19% mức tiêu thụ của toàn thế giới.
- Nếu so sánh với Hoa Kì và Nhật Bản, những
trung tâm kinh tế vốn đứng hàng đầu thì EU đã vượt
lên đứng đầu (năm 2004) thế giới về tổng giá trị GDP
và vượt trên cả Hoa Kì và Nhật Bản về:
+ % trong tổng giá trị kinh tế của thế giới
+ % xuất khẩu của thế giới
- Xét về chỉ định kinh tế, EU đã trở thành trung
tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt qua cả Hoa Kì
và Nhật Bản.

×