Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh bong võng mạc (Retinal Detachment) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.57 KB, 3 trang )

Bệnh bong võng mạc
(Retinal Detachment)




Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặp nhất ở
người trung niên và cao tuổi, người bị cận thị, chấn thương hoặc có thân
nhân từng bị bong võng mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, bong
võng mạc sẽ dẫn đến mù lòa.

Võng mạc là lớp sợi thần kinh nhạy cảm với ánh sáng, bao phủ thành
trong của mắt, giống như tờ giấy dán tường trong phòng. Chức năng của
nó giống như phim trong máy ảnh. Ánh sáng từ bên ngoài đi vào mắt sẽ
tập trung trên võng mạc; các dây thần kinh sẽ tiếp nhận những hình ảnh
này và truyền lên não. Nhờ đó, ta có thể nhìn thấy sự vật. Khi võng mạc
bị bong, mắt sẽ không nhìn thấy gì.

Bong võng mạc xảy ra khi trên võng mạc có một hoặc nhiều lỗ rách, được
hình thành do sự co kéo của một chất keo trong mắt (giống như lòng
trắng trứng gà). Khi võng mạc bị rách, nước từ trong mắt sẽ chảy qua lỗ
rách đến phía sau võng mạc, làm cho nó bong ra.

Khi bệnh khởi phát, bệnh nhân bất ngờ thấy có những đám đen bay qua
bay lại như những con ruồi trước mắt (eye floaters), có người nhìn thấy
chớp sáng (flashing lights). Dấu hiệu này cho biết có thể có một lỗ rách ở
võng mạc (retina) . Khi võng mạc đã bị bong, bệnh nhân sẽ nhìn thấy một
màng đen che trước mắt, tương ứng với vùng võng mạc bong. Nếu không
chữa trị, tổn thương sẽ ngày càng lan rộng và dẫn đến mù lòa.

Khi có những triệu chứng kể trên, bệnh nhân phải đi khám bác sĩ chuyên


khoa mắt càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ đặc biệt có
ánh sáng mạnh và độ phóng đại lớn để tìm ra vùng võng mạc bị bong và
những vùng có nguy cơ rách.

Nếu võng mạc chỉ mới bị rách, bệnh có thể điều trị dễ dàng, không gây
đau đớn, bệnh nhân cũng không cần nhập viện. Bác sĩ sẽ dùng máy laser
bắn xung quanh lỗ rách làm chúng dính lại, hoặc sử dụng phương pháp áp
lạnh (cũng có tác dụng tương tự). Sau khi điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ
giảm.

Nếu võng mạc đã bị bong, việc phẫu thuật là cần thiết. Tùy theo thời
gian mắc bệnh, vị trí và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định chọn
một trong 3 phương pháp phẫu thuật dưới đây:
 Dán võng mạc bằng khí: Đây là phương pháp đơn giản, không
gây đau, bệnh nhân không cần nhập viện và nhanh phục hồi thị lực. Bác
sĩ gây tê tại chỗ rồi bơm vào trong mắt một bóng khí. Bóng khí này sẽ
tăng dần thể tích, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt. Sau đó, bác sĩ
chiếu laser hoặc áp lạnh xung quanh lỗ rách. Bóng khí sẽ biến mất sau 1-
2 tuần.

 Ấn củng mạc: Bệnh nhân phải nhập viện. Bác sĩ dùng một miếng
silicone đặt ở bên ngoài thành mắt, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt;
sau đó chiếu laser và áp lạnh để dán võng mạc. Thị lực của bệnh nhân sẽ
phục hồi trong vài ngày đến vài tuần sau mổ (chậm nhất là 6 tháng).

 Cắt pha lê thể: Được áp dụng khi hai phương pháp trên thất bại
hoặc trường hợp bệnh nặng; bệnh nhân cần nhập viện. Bác sĩ sẽ dùng
dụng cụ đặc biệt để cắt tất cả các mô xơ trong võng mạc, sau đó dán võng
mạc lại. Sau mổ, mắt sẽ được bơm đầy một chất khí hoặc chất dầu
silicone. Thị lực bình phục chậm hơn hai phương pháp trên.


Trên 90% trường hợp bong võng mạc được điều trị thành công với chỉ
một lần mổ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải phẫu thuật hai
hoặc ba lần. Võng mạc bị bong càng lâu, khả năng phục hồi thị lực càng
thấp.

×