Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TÌNH HÌNH KT,XH VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 1930_4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.13 KB, 9 trang )

TÌNH HÌNH KT,XH VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
VN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 1930

Qua thực tế diễn biến của phong trào, Trung ương Đảng đã ra những
Chỉ thị về “Vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh”, về phát triển các
đội Tự vệ công nông, về việc chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai
buộc dân cày ra “đầu thú”, giúp cho phong trào phát triển đúng hướng,
qua đó tránh được tổn thất trong nhiều trường hợp, duy trì được lực
lượng cách mạng.

Ngày 7 – 10 – 1930, nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có lực
lượng tự vệ vũ trang hỗ trợ, xông vào huyện đường đốt sổ sách, phá
nhà lao. Nông dâncác huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh cũng nổi dậy đấu tranh.

Khắp toàn quốc, các cuộc đấu trang của quần chúng đã có nhiều khẩu
hiệu ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Ở Bắc Kì, ngay tại Hà Nội, ngày 11 – 10 – 1930, đội Tuyên truyền xung
phong, tập hợp hàng trăm người, phân phát truyền đơn, kêu gọi nhân
dân ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ngày 14 – 10, nông dân Tiền Hải (Thái
Bình) biểu tình. Ngày 20 – 10, nông dân Bồ Đề, huyện Bình Lục (Hà
Nam) đấu tranh. Cuối tháng 10, công nhân dệt Nam Đinh, công nhân
các nhà máy, xí nghiệp ở Hải Phòng đấu tranh.

Ở Trung Kì, ngày 17 – 10 – 1930 nổ ra các cuộc đấu tranh của nông dân
các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

Ở Nam Kì, công nhân các hãng dầu Stênđô (Standard), Texaco và
Phơrăngse – Asie bãi công. Tổng Công hội Nam Kì tổ chức diễn thuyết ở
Nhà Bè, kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ.
Nông dân Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh biểu tình đòi xóa bỏ thuế phụ


thu, miễn lao dịch.

Trong hai tháng 9 và 10 – 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh: Bắc Kì
có 29 cuộc, Trung kì 316 cuộc, Nam kì 17 cuộc. Trong đó hơn 20 cuộc
của công nhân, hơn 300 cuộc của nông dân, hơn 10 cuộc của các tầng
lớp khác.
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài,
nhưng Người theo dõi chặt chẽ diễn biến phong trào cách mạng ở trong
nước. Một mặt, Người chỉ thị cho Trung ương phải nhanh chóng có kế
hoạch chống địch khủng bố, bảo vệ tổ chức Đảng. Mặt khác, Người gửi
báo cáo cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ. Ngày 29 - 9 -1930,
Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Ngày 5 –
11 – 1930, Người gửi thư cho Quốc tế nông dân. Ngày 19 – 2 – 1931,
Người gửi báo cáo “Nghệ - Tĩnh đỏ” cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng
sản, trong đó có đoạn viết: “Trong thừi kì Pháp xâm lược cũng như
trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã
nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ -
Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống của mình…Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng
với danh hiệu đỏ”.

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh…
(28 đồn được dựng lên ở riêng Nghệ An), tuyên truyền của Chính phủ,
báo chí đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ
– Tĩnh”.
Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã
tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Từ giữa năm 1931,
phong trào tạm thời lắng xuống và cuộc đấu tranh chuyển sang thời kì
phục hồi phong trào.



4. Thoái trào cách mạng và cuộc đấu tranh phục hồi phong trào 1932-
1935

4.1. Chính sách mới của thực dân Pháp (1931- 1935)

Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tuy vậy,
chính qyền thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn rất lo sợ những người
cộng sản. Toàn quyền Patxkiê (Pasquyer) tuyên bố: Cuộc chiến đấu
chống cộng sản là một chiến đấu quyết liệt nhất, cho đến khi nào cộng
sản bị hoàn toàn tiêu diệt mới thôi. Trong báo cáo của Mácti (Louis
Marti) trùm mật thám Pháp, cũng thừa nhận những khó khăn của
chúng khi đương đầu với những người cộng sản.

Hi vọng dập tắt hẳn phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp
tăng cường chính sách khủng bố . Hàng vạn chiến sĩ cộng sản và quần
chúng cách mạng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã bị bắt.
Trần Phú bị bắt ngày 19 – 4 – 1931 tại Sài Gòn .

Thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố nhằm dập tắt phong trào cách
mạng Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bị
bắt. Các nhà tù Hỏa Lò ( Hà nội ), Khám Lớn ( Sài Gòn ), nhà tù Côn Đảo,
ngục Kon Tum, Lao Bảo, Sơn La và các trại giam ở nhiều nơi khác chật
đầy tù chính trị. Từ năm 1930 đến 1933, thực dân Pháp đã bắt giam
242.532 người. Trong những năm 1930 – 1935, ở Côn Đảo có 833 tù
chính trị bị tra tấn đến chết. Ở ngục Kon Tum có hơn 300 tù chính trị bị
thủ tiêu. Hai năm 1930 – 1931, ở Bắc Kì, thực dân Pháp mở 21 phiên
tòa đại hình, xử 1094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ sai
chung thân, 420 án đày biệt xứ .

Từ năm 1930 đến đầu năm 1933, Hội đồng đề hình và Tòa án phong

kiến đã xử 6.902 vụ, trong đó 188 người bị kết án tử hình .

Ở Nam Kì, trong một phiên xét xử vào tháng 5 – 1933, Tóa án đại hình
Sài Gòn xử các đảng viên cộng sản và những người yêu nước như: Ngô
Gia Tự, Nguyễn Chí Diễu … , đã kết án tự hình 8 người, chung thân 19
người và 79 người bị kết án tù từ 5 đến 20 năm.

Chính sách khủng bố vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp không làm suy
giảm tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, bất khuất của những chiến
sĩ cách mạng sẳn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản. Trước lúc
hi sinh, Trần Phú còn nhắc các đồng chí của mình: “ Hãy giữ ý chí chiến
đấu”. Ở trong xà lim đợi ngày lên máy chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn
toàn tâm, toàn ý vào việc tổng kết công tác vận động công nhân. Ngô
Gia Tự và những người cộng sản khác đã biến phiên tòa xử những chiến
sĩ cách mạng thành diễn đàn tố cáo chủ nghĩa đế quốc: “Chính đế quốc
Pháp cướp nước Việt Nam, nô dịch nhân dân chúng tôi. Điều đó thúc
đảy chúng tôi làm cách mạng”. Lí Tự Trọng, thể hiện khí phách hiên
ngang trước kẻ thù của dân tộc và tuyên bố: “Con đường của thanh
niên chỉ có thể là con đường cách mạng”.

Thực dân Pháp cào cấu kết với bọn đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế (như Anh, Hà Lan, Nhật…) săn lùng các nhà cách mạng Việt
Nam.

Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng dùng những htur đoạn mị dân, nhằm
lừa bịp quần chúng.

Tháng 6 – 1931, thực dân Pháp lập ra “ủy ban điều tra” để nghiên cứu
tình hình Đông Dương. Tháng 10 – 1931, Paul Reynaud, Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa sang nghiên cứu Đông Dương, tìm hiểu tình hình và định ra

chính sách cải cách chế độ thuộc địa.

Năm 1932, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về nước làm vua với một
chương trình cải cách: Lập nội các mới, cải tổ nền giáo dục sơ học; cải
tổ nền tư pháp bản xứ.

Trong khi củng cố bộ máy chính quyền bù nhìn, thực dân Pháp thực
hiện một số cải cách nhằm lôi kéo tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí
thức cao cấp. Chẳng hạn ở Nam Kì được cử một đại biểu người Việt vào
Thượng Hội đồng thuộc địc Pháp; tăng số nghị viện vào các viện Dân
biểu Bắc Kì, Trung Kì, phòng canh nông, Phòng thương mại; mở các kì
thi tuyển quan lại, cho người bản xứ được nhập quốc tịch Pháp với các
điều kiện rộng rãi hơn.

Về kinh tế, chính quyền thực dân Pháp lập một số công ti kinh doanh
công nghiệp, cho đấu thầu một số công trình thủy lợi, cầu đường, xây
dựng với vốn nhỏ để những nhà tư sản bản xứ có thể tham gia.

Về giáo dục, thực dân Pháp tổ chức lại trường Cao đẳng Đông Dương,
trường Luật, đặt thêm ngạch học quan ở Bắc Kì như Đốc học, Kiểm học,
Giáo thụ, Huấn đạo. Chúng cấp thêm học bổng cho con cái quan lại và
những người thuộc tầng lớp trên sang du học ở Pháp.

Về xã hội, thực dân Pháp tìm cách tranh thủ, lợi dụng các tôn giáo như
lập các Xứ hội, Tỉnh hội Phật học ở Bắc Kì, Trung Kì, tổ chức các chi phái
ở Nam Kì, tạo điều kiện cho đạo Cao Đài phát triển. Các loại sách bói
toán, kiếm hiệp được bày bán khắp nơi; các sòng bạc, tiệm hút, nhà
chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéo thanh niên vào con
đường ăn chơi, trụy lạc.
Chính sách khủng bố trắng và mị dân của thực dân Pháp đã có những

tác động nhất định tới thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp xã
hội Việt Nam với nhữnh mức độ khác nhau.

Tư sản mại bản và đại địa chủ quyền lợi gắn liền với đế quốc Pháp.
Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, chúng đã tích cực cộng tác,
làm tay sai cho thực dân Pháp đàn áp quần chúng. Sau phong trào này,
chúng càng tỏ ra phản động, giúp thực dân Pháp đàn áp và lừa bịp nhân
dân. Đại diện cho tầng lớp này là phái “Bảo hoàng” của Phạm Quỳnh,
phái “Lập hiến” của Bùi Quang Chiêu, phái “Trực trị” của Nguyễn Văn
Vĩnh…

Tư sản dân tộc, tiểu địa chủ bị sa sút trong cuộc khủng hoảng kinh tế, bị
tư bản Pháp chèn ép nên họ vừa có tinh thần dân tộc, chống đế quốc,
vừa sợ cách mạng, không giám trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh
của quần chúng.

Tầng lớp tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, có thái độ ủng hộ phong trào
đấu tranh cách mạng. Nhưng sau cuộc khủn bố của thực dân Pháp, một
số dao động, không hoạt động, một số chán nản, hoài nghi, co mình.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo tham gia phong trào 1930 –
1931. Trước sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp, một số nông dân
hoang mang, dao động, tiêu cực, nhưng phần lớn vẫn tin tưởng vào
cách mạng.
Giai cấp công nhân trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Cuộc
khủng bố của thực dân Pháp làm cho phong trào đấu tranh của công
nhân tạm lắng xuống, nhưng sức mạnh tiềm tàng của một giai cấp tiên
tiến, sẵn sàng nổi lên khi thời cơ đến.

Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên cường chiến đấu

trên vị trí của mình. Những đảng viên bị cầm tù, bị tra tấn, bị kết án tử
hình vẫn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Họ đã biến nhà tù thành
trường học cách mạng nhằm huấn luyện cán bộ cho các cuộc đấu tranh
sắp tới. Ngoài ra họ còn đấu tranh chống các quan điểm sai lầm của các
tù nhân Việt Nam Quốc dân Đảng, của bọn Tờrốtkít. Cuộc đấu tranh đó
đã nâng cao trình độ lí luận cách mạng cho đảng viên, đã làm phân hóa
hàng ngũ của các tổ chức chính trị khác, lôi kéo nhiều người trở thành
đảng viên cộng sản. Khi có điều kiện thuận lợi, các chi bộ Đảng Cộng sản
trong nhà tù đã tổ chức cho đảng viên vượt ngục ra ngoài gây cơ sở.

Trong lúc cơ sở cách mạng và quần chúng trong nước gần như bị tê liệt
vì địch khủng bố, nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt, một số đảng viên cộng
sản hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan tìm cách trở về hoạt động.

×