Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa dân tộc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.2 KB, 7 trang )

Ảnh hưởng của phương Tây và
truyền thống dân tộc trong tiến trình
hiện đại hoá văn học dân tộc (So sánh
một số hiện tượng tiểu thuyết Việt
Nam và Triều Tiên)




Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX cũng đánh dấu những sự chuyển mình của văn
chương Triều Tiên. Cuộc hội nhập sau thời gian “bế quan toả cảng” của Triều Tiên làm nổi lên
mối quan tâm đến văn hoá, văn chương của thế giới phương Tây, việc dịch thuật những tác
phẩm của văn chương châu Âu đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời một
nền văn chương Triều Tiên mới. Những cuốn tiểu thuyết châu Âu đầu tiên được dịch ở Triều
Tiên là Con đường hành hương (The Pilgrim's Progress) của nhà văn Thiên Chúa giáo người
Anh John Bunyan và tác phẩm phiêu lưu viễn tưởng Năm trăm triệu của bà hoàng Ấn Độ (Les
cinq cents millions de la Bégum) của Jules Verne. Sau đó, người Triều Tiên lần lượt biết đến
Shakespeare, Milton, Swift, Cervantes, Byron, Hugo, Balzac, Dostoevsky, Tolstoy,… Mối
quan tâm đến văn chương phương Tây bắt nguồn từ nhu cầu muốn tạo ra một nền văn chương
dân tộc đổi mới về chất “tân văn học” (“sinmunhak”): thơ mới, kịch mới, tiểu thuyết mới,…
Trong giai đoạn quá độ từ “cũ” sang “mới”, kinh nghiệm của nước ngoài, nhất là của Nhật Bản
và phương Tây được tiếp thu chủ yếu dưới hình thức dịch thuật, mô phỏng. Chẳng hạn Ku
Yon-hak có truyện Hoa mận nở trên tuyết (1908) mô phỏng tác phẩm cùng tên của nhà văn
Nhật Bản Suehiro Tettcho. Cho Il-chae có Giấc mơ về nỗi sầu vĩnh cửu (bản dịch tiếng Anh
là Dream of everlasting sorrow) (1913-1915) và Kim U-jin có Hoa lựu trong mưa (1912)
phóng tác từ Con quỷ vàng (Konjiki yasha) của Ozaki Koyo và Con chim cúc
cu (Hototogisu) của Tokutomi Roka, Yi Sanghyop có Thần biển (1915) mô phỏng Bá tước
Monte Cristo của A. Dumas,…
Người có công mở đầu cho nền tiểu thuyết mới (sin sosol) của Triều Tiên là Yi
Kwang-su (1892 – 1950?)– một người từng du học ở Nhật Bản và tại đây đã bị cuốn hút bởi
văn chương châu Âu. Ông đặc biệt yêu thích Tolstoy, thời trẻ từng khao khát trở thành một


Tolstoy của Triều Tiên. Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa, cũng như nhiều quan điểm về
văn chương nghệ thuật nơi Yi Kwangsu chịu ảnh hưởng từ văn hào Nga này. Tuy nhiên, Yi
Kwangsu là một người theo chủ nghĩa dân tộc, luôn ý thức về nền văn chương mới phải là
một nền văn chương dân tộc. Cuốn tiểu thuyết Vô hồn (Mujong, 1917) thể hiện những tư
tưởng mới mẻ, đặc biệt quan niệm tình yêu nam nữ tự do, bình đẳng giới, rõ ràng đến từ
phương Tây: các nhân vật đến Nhật Bản (nơi hội nhập với phương Tây và đổi mới sớm hơn),
hoặc đi xa hơn, đến tận Mỹ, con đường đến với phương Tây cũng là tương lai tốt đẹp của họ.
Đồng thời, nó được viết bằng bút pháp thông tục, với bối cảnh hiện thực, gần gũi với người
Triều Tiên.
Tiểu thuyết của Yi Kwang-su chủ yếu mang tính luận đề. Đối lập với ông là nhà văn
Kim Dong-in (1900-1950), người không chủ trương giáo huấn trong tác phẩm của mình,
cũng như không xem việc phản ánh hiện thực như nó có là mục đích của văn chương. “Nghệ
thuật vị nghệ thuật” của Kim Dong-in là một cách thức khám phá bi kịch của thời hiện đại,
khi con người trở nên thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống. Các tác phẩm viết về những người nghệ
sĩ như Khúc nhạc dữ dội hay Ngôi đền Kwanghwa đều mô tả thế giới tinh thần đầy những
điên rồ, nghịch dị. Tính chất kỳ ảo, kinh dị trong tiểu thuyết của Kim Dong-in khiến ông
được xem là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Triều Tiên. Văn
học lãng mạn Triều Tiên, cũng giống như của Việt Nam, do xuất hiện muộn, nên tương tác
phức tạp với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện đại. Đầu những năm 20
đánh dấu sự phát triển của các tiểu thuyết lãng mạn, trong đó phản ánh đời sống con người cá
nhân trong trạng thái u sầu và tuyệt vọng. Từ cuối thập niên này, chủ nghĩa hiện thực dần
khẳng định vị trí của mình: các nhà văn hướng tới mô tả chân thực cuộc sống của con người
Triều Tiên đương đại trong những mối quan hệ tương tác (thường mang tính xung đột) giữa
cá nhân với môi trường xã hội. Nhiều nhà văn như Yi Kwang-su, Shim Hun, Yi Mu-yong,
Yi Ki-yong, Kim Yu-jong,… quan tâm đến những đề tài về nông thôn như nơi lưu giữ những
giá trị truyền thống của Triều Tiên, nhưng cũng đầy những cảnh sống lao khổ. Các đề tài về
gia đình cũng đóng vị trí quan trọng trong tiểu thuyết Triều Tiên hiện đại: những tiểu thuyết
dài về các dòng họ (tương tự các family saga trong văn học phương Tây) đã được viết ra,
như Ba thế hệ (1931) của Yom Sang-sop (1897-1963), Triều đại thái bình (1938) của Chae
Man-shik (1902-1950),… trong đó mô tả số phận của những dòng họ với nhiều thế hệ song

hành với số phận của dân tộc Triều Tiên.
Trong các tiểu thuyết hiện đại của các nhà văn Triều Tiên đầu thế kỷ XX, một đề tài
tiêu biểu là những chuyến du hành thực thể và tinh thần. Chẳng hạn ở “Vô hồn” của Yi
Kwang-su, các nhân vật đều trải qua những hành trình để tự giải phóng mình khỏi những
quan niệm, những cách suy nghĩ cũ đã trở thành lỗi thời. Ông còn có truyện Từ Tokyo đến
Seoul được viết dưới hình thức những bức thư viết cho bạn của một thanh niên đang trên
đường từ Tokyo trở về quê hương, miêu tả bức tranh thiên nhiên của Nhật Bản và Triều Tiên
nơi con tàu đi qua: những tương phản giữa thiên nhiên hai xứ sở còn là phúng dụ cho hai thế
giới mới và cũ, hành trình trên chuyến tàu còn là hành trình khát khao đến được những sáng
tạo mới mà thiên nhiên là nguồn cảm hứng. Còn trong một truyện khác, nhân vật là chàng
thanh niên cô độc mong ước trở thành nhà văn. Một ngày anh vừa ốm dậy, nằm trên giường
một mình, cảm thấy băn khoăn không phải bởi cơn bệnh về thể chất, mà vì cứ bị ám ảnh bởi
một “bầu trời lạnh lẽo đầy mây xám lén ngó xuống”, dầu cho anh có trùm kín chăn, kéo rèm
cửa sổ che đi vẫn không thoát được, nó khiến anh cảm thấy lạnh lẽo, muốn viết về nỗi cô đơn
và cái chết. Truyện mang tên Phiêu lãng (bản tiếng Anh là Wandering) – một hành trình
phiêu lưu tinh thần – dẫu không gian thực thể chỉ là chiếc giường của người ốm.
Nhân vật trong truyện Theo sau chiếc thuyền (1920) của Kim Dong-in là kẻ phiêu lãng
về tinh thần, kể lại câu chuyện quá khứ của mình qua bài ca Paettaragi – một bài ca về niềm
u sầu và sự phiêu lãng.
Yom Sang-sop cũng là nhà văn quan tâm khám phá hành trình tinh thần của con người
thời đại thông qua du hành. Tác phẩm Trước cuộc tung hô (1924, nhan đề đầu tiên là Nghĩa
địa nhưng bị kiểm duyệt phải thay đổi) kể về một chàng sinh viên du học ở Tokyo, nhận
được điện báo vợ ốm nặng sắp chết và lên đường về lại Triều Tiên. Đó là hành trình trở lại
với hiện thực, với quá khứ mà chàng từ lâu đã rời bỏ. Đó cũng là hành trình khai tâm, giúp
chàng nhận ra hiện thực đen tối của Triều Tiên và vết thương tinh thần trong bản thân chàng
– một trí thức trong xã hội thuộc địa.
Park Tae-won (1909-1960) có truyện Một ngày của tiểu thuyết gia Ku Po (1938), mà
như chính nhà văn gọi là “tiểu thuyết về thế giới nội tâm”, mô tả một nhà văn vốn tốt nghiệp
ở Nhật Bản về nhưng không có công ăn việc làm, không lấy vợ mà sống với bà mẹ goá.
Thời gian của anh là dành cho việc lang thang khắp các rạp hát, quán càphê, quán rượu, bến

tàu , khám phá thế giới đô thị, và với cuốn tập trên tay, anh ghi chép lại những cảm xúc, ấn
tượng của mình. Đó cũng là cách để vượt qua mối bất hoà giữa cá nhân và xã hội.
Có thể thấy tương tự như tiểu thuyết Việt Nam, tiểu thuyết Triều Tiên trong tiến trình
hiện đại hoá của mình dần vượt qua sự bắt chước, mô phỏng nước ngoài để trở về với những
đề tài dân tộc. Trong hoàn cảnh Triều Tiên bị Nhật Bản đô hộ (1910-1945), ý thức dân tộc
nơi các nhà văn càng được thể hiện rõ, trong đó, bên cạnh việc miêu tả những vấn đề của xã
hội và con người Triều Tiên đương đại, là việc phát huy ngôn ngữ dân tộc viết bằng văn
tự hangul, và tiếp thu những giá trị truyền thống.
Trước khi bước vào thời kỳ hiện đại, tiểu thuyết Triều Tiên đã trải qua một quá trình
phát triển khá dài lâu. Người được coi là mở đầu, sáng lập ra thể loại này là Kim Man-chung
(1637-1692), tác giả của hai tiểu thuyết viết bằng tiếng Triều Tiên là Tạ thị nam chinh
ký và Cửu vân mộng. Nếu như Tạ thị nam chinh ký là tiểu thuyết mang tính hiện thực (miêu
tả những mâu thuẫn xung đột gia đình, thông qua đó là những ám chỉ các vấn đề chính trị xã
hội đương thời), thì Cửu vân mộng lại đậm chất huyền hoặc, mộng du (cuộc đời vinh hiển,
hạnh phúc của chàng Yan Soyu – Dương Tiêu Du với tám người vợ xinh đẹp hoá ra chỉ là
giấc mộng của nhà sư Seong Jin – Tính Chân). Những vấn đề được nêu ra, hay đúng hơn là
cách thức phản ánh, miêu tả con người (hiến thân phục vụ cho xã hội vì những nguyên lý
công bằng và nhân đạo, hay chối từ mọi hoạt động xã hội để tìm kiếm sự giải thoát trong mối
giao hoà với cái vĩnh hằng tuyệt đối) trong tiểu thuyết của Kim Man-chung có ảnh hướng to
lớn đối với toàn bộ nền văn xuôi Triều Tiên về sau. Tiểu thuyết có thể được chia thành hai
loại: xã hội và phi xã hội (tiểu thuyết mộng du), và những tác phẩm như Chương thiện cảm
nghĩa lục, Ngọc lâu mộng,… có thể xem là những tiếp nối, phát triển từ tiểu thuyết của Kim
Manchung.
Người Triều Tiên ưa thích những đề tài về gia đình, và mô tả những sự kiện trong tiểu
thuyết như con đường từ hỗn độn đến trật tự, thể hiện quan niệm về sự hài hoà, vốn là đặc
trưng của thế giới sẽ được bảo đảm nhờ vào hành vi xã hội của con người. Việc gia đình, việc
nước luôn có mối liên quan chặt chẽ với nhau, bởi nhà nước được xem như một gia đình lớn.
Trong tiểu thuyết Chương thiện cảm nghĩa lục mô tả những sự kiện trong gia đình họ Hwa:
sau cái chết của ông chủ họ Hwa cùng hai người vợ nhỏ, chỉ còn người vợ lớn và những
người con, gia đình tan rã, bà vợ lớn cùng con trai mình hãm hại những người con của vợ

nhỏ. Sự tan rã của gia đình họ Hwa tương ứng với sự tan rã của trật tự xã hội: những quan lại
vô lương nắm quyền lực, đàn áp những người trung tín. Các nhân vật phản diện trong gia
đình cuối cùng hợp nhất với những kẻ quan lại đó để gây ra cái ác. Sự hài hoà, trật tự trong xã
hội cũng gắn với sự hài hoà, trật tự trong gia đình: người con thứ của họ Hwa bị vu khống, bị
xua đuổi, lưu đày được phục hồi danh dự khi chính quyền vào tay những quan lại công chính,
chàng lập nên công trạng, chiến thắng trở về, tha thứ cho người mẹ cả và con trai bà ta, và trật
tự gia đình được tái lập. Trong tác phẩm, dù có sự tham gia của yếu tố thần kỳ (cuộc tiếp xúc
và trò chuyện với vị tiên ông của nhân vật Chin đã làm thay đổi số phận chàng), nhưng thực
sự cái làm nên sự thay đổi trong số phận con người và xã hội chính là ở con người hiện thực.
Những “tiểu thuyết mộng du” là một cách thức phản ánh con người kiểu khác. Mối
quan tâm đến gia đình và vai trò của nó vẫn có thể thấy rõ ở đây: nhân vật Yan Soyu
trong Cửu vân mộng, hay Yan Changhoc trong Ngọc lâu mộng đều thực hiện những chuyến
hành trình khắp xứ sở để tìm và kết hôn với những người vợ mà số phận đã lựa chọn cho họ.
Diễn biến cốt truyện cũng gắn với những mối xung đột giữa các bà vợ. Tuy nhiên, hành trình
trong các tiểu thuyết mộng du còn là hành trình tinh thần (ý nghĩa chính của các tác phẩm).
Tình yêu, gia đình, danh vọng,… tất cả đều là giấc mộng trần thế, các nhân vật hoá ra đều là
những vị tu hành, hay các tiên trên trời. Thế nhưng, bước vào thế giới mộng, các thần tiên đó
rời khỏi chính đạo để thả mình theo dục vọng. Họ khát khao danh vọng, mong thành công
trong tình yêu, đạt được địa vị cao trong xã hội và cùng với nó là sự giàu sang phú quý.
Như vậy, “du hành thực thể” hay “du hành tinh thần” trong tiểu thuyết Triều Tiên hiện
đại thực ra có nguồn gốc từ tiểu thuyết cổ điển, dĩ nhiên không phủ nhận vai trò ảnh hưởng
của các tiểu thuyết phiêu lưu phương Tây, cũng như bản thân kinh nghiệm sống của các nhà
văn (nhiều người trong số họ du học ở nước ngoài, đi nhiều nơi trong và ngoài Triều Tiên).
Để tiểu thuyết có thể trở thành thể loại phát triển mạnh mẽ, phổ biến rộng rãi và được
công chúng ưa thích vào thế kỷ XX, trong sự phát triển của nó có sự góp công của một hình
thức diễn xướng sân khấu trong quá khứ là pansori – đó là những câu chuyện được những
nghệ sĩ chuyên nghiệp kể lại, có kèm hát múa, đàn trống. Vai trò của pansori đối với tiểu
thuyết truyền thống Triều Tiên cũng có nhiều điểm giống như chèo đối với truyện Nôm ở
Việt Nam: kết nối văn chương dân gian với văn chương sách vở, bác học, và tạo ra những
“tiểu thuyết pansori” mang nội dung và hình thức tự sự rất gần với tiểu thuyết hiện đại

(4)
. Bởi
vậy mà một trong những tác phẩm pansori nổi tiếng còn lưu lại là Chunhyang (Xuân
Hương), với nội dung tuy có vẻgiáo huấn cho những chuẩn mực đạo đức phong kiến (quan
lại liêm khiết, phụ nữ trinh tiết), nhưng thực chất lại phản ánh một bức tranh xã hội hiện thực
đầy phức tạp, nhiều mâu thuẫn bất công, và đặc biệt miêu tả mối tình hết sức phóng khoáng,
tự do của đôi trai gái Chunhyang - Mongyong (Xuân Hương – Mộng Long), có thể tìm thấy
bóng dáng của mình trong tiểu thuyết Vô hồn của Yi Kwang-su và nhiều tác phẩm khác trong
văn chương hiện đại Triều Tiên đầu thế kỷ XX.
*
Số phận văn chương Việt Nam và Triều Tiên có nhiều nét tương đồng: chịu ảnh
hưởng của Trung Hoa trong thời trung đại, tiếp xúc với phương Tây khi bước sang thế kỷ
XX, tiến trình hiện đại hoá diễn ra trong bối cảnh đất nước bị biến thành thuộc địa của đế
quốc.
Ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt là phương Tây, là nhân tố quan trọng đối với sự ra
đời một nền tiểu thuyết hiện đại ở ViệtNam và Triều Tiên. Ở cả hai, ban đầu đều có sự bắt
chước, mô phỏng, nhưng dần dần, các nhà văn quay về với những chủ đề dân tộc, phản ánh
hiện thực xã hội và hiện thực tâm hồn của đất nước mình, con người mình. Những năm 30-40
thế kỷ XX đều đánh dấu sự trưởng thành của tiểu thuyết Việt Nam cũng như Triều Tiên,
cũng là thời kỳ của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, với những đặc thù của những
“kẻ đi sau” so với phương Tây (chủ nghĩa lãng mạn tương tác phức tạp với chủ nghĩa hiện
thực, và cả hai lại có những tương tác với các khuynh hướng khác như chủ nghĩa tự nhiên,
chủ nghĩa hiện đại,…). Trong tiểu thuyết hiện đại thời kỳ này, bên cạnh những yếu tố mới mẻ
do hội nhập với phương Tây đem lại, có thể thấy sự tiếp nối, phát huy những thành tựu của
tiểu thuyết truyền thống cả trên phương diện nội dung (quan tâm sâu sắc đến hiện thực xã hội
và hiện thực tâm hồn, thông qua những vấn đề về gia đình, tình yêu đôi lứa, sự giải phóng
con người,…), lẫn trên phương diện hình thức (sự thống nhất ngôn ngữ sách vở và bình dân,
các kiểu truyện “phiêu lưu thực thể”, “phiêu lưu tinh thần”, tự sự tâm lý, kết cấu mở,…), và
có cả vai trò tác động của những hình thức nghệ thuật khác, trong đó có nghệ thuật sân khấu
truyền thống dân tộc như chèo, tuồng ở Việt Nam, pansori ở Triều Tiên. Có thể thấy sự

chuẩn bị cho tiến trình hiện đại hoá tiểu thuyết nói riêng, và văn chương nói chung ở
Việt Nam và Triều Tiên diễn ra từ trước khi có cuộc hội nhập với phương Tây. Đó là điều
kiện dân tộc nội tại, để khi có những kích thích tố từ bên ngoài (mang tính văn chương lẫn
ngoại văn chương), tiến trình đó mới thực sự diễn ra. Hiện đại hoá không phải là sự cắt đứt,
ngắt quãng với truyền thống, mà là một sự tiếp nối liên tục

×