Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án chương trình mới: Lớp lá Đề tài: CÂY XANH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.25 KB, 4 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đề tài: CÂY XANH
*Mục đích- Yêu cầu
Trẻ nhận biết và gọi được tên một số cây xanh ; các bộ phận chính của
cây (rễ , thân, lá ,hoa ,quả ); ích lợi của cây xanh (cho bóng mát, cung cấp
thức ăn cho con người và con vật…) ; đồng thời có ý thức bảo vệ cây xanh (
Không ngắt lá , bẻ cành, hái hoa, hái quả còn non…)
*Chuẩn bị
-Trẻ vẽ cây xanh và các bộ phận chính của cây.
-Trồng cây trong vườn của lớp (hoặc trong hộp, chậu…)
-Tranh lôtô về các loại rau, hoa , quả ,củ…
-Tranh về sự lớn lên của cây.
* Hướng dẫn
1. Nhận biết và gọi một số cây xanh
Cô cho trẻ ra vườn cây. Cô chỉ vào từng cây xanh và gọi tên của cây.
Mỗi buổi, cô giới thiệu tên gọi của 7-10 cây xanh.
2.Quan sát cây xanh
-Cô cho trẻ xem tranh cây xanh. Cô chỉ vào từng bộ phận của cây và
hỏi trẻ tên gọi của các bộ phận đó. Nếu trẻ chưa biết, cô vừa chỉ vào từng bộ
phận của cây vừa gọi tên cho trẻ nói theo.Ví dụ : “Đây là rễ cây. Đây là thân
cây, đây là lá cây, đây là quả…”.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
-Cô gọi 3-4 trẻ lên.Trẻ chỉ vào các bộ phận của cây trong tranh và nói
tên các bộ phận của cây trong tranh và nói tên các bộ phận đó.
-Trò chơi “Gọi nhanh tên các bộ phận của cây”.
Cô chỉ vào một bộ phận của cây và hỏi : “Đây là cái gì?”. Trè phải trả
lời nhanh và đủ câu, ví dụ : “Đây là thân cây”…Mỗi bộ phận của cây, cô hỏi


2-3 lần rồi hỏi sang các bộ phận khác .
-Cô dẫn trẻ đi quanh vườn cây. Cô chỉ vào một cây bất kỳ và yeu6 cầu
trẻ gọi nhanh tên của cây đó.
-Cô cho trẻ quan sát từng cây và hỏi về đặc điểm của cây: “Cây này to
hay nhỏ? Thân cây như thế nào? Lá cây như thế nào? Hoa của cây này có
màu gì? Hoa của cây này có mùi gì? Quả của cây này như thế nào ?”(nếu
cây có hoa và quả).
-Khi trẻ đã nắm được những đặc điểm của cây, cô yêu cầu trẻ tả cây
mình đang quan sát .
3.Tìm hiểu các bộ phận chính của cây và ích lợi của cây
- Cô dẫn trẻ ra vườn để quan sát một cái cây. Cô chỉ từng bộ phận của
cây và hỏi (nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ nghe ) :
+ Đây là bộ phận gì của cây ?
+ Rễ cây để làm gì? (để hút các chất trong đất nuôi cây)
+ Thân cây để làm gì? (để truyền thức ăn nuôi cây )
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
+ Hoa để làm gì? (để kết trái làm đẹp môi trường xung quanh)
+ Quả để làm gì? (để cung cấp thức ăn cho con người)
+ Lá cây để làm gì ?(để cung cấp thức ăn cho con người và động vật )
+ Cây xanh có ích lợi gì? (để cho bóng mát, cung cấp thức ăn cho con
người và động vật)
+Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cây xanh? (không nhổ cây, bẻ cành,
ngắt lá, hái hoa, hái quả còn non)
- Phân biệt các lọai cây: cây ăn quả với cây lấy gỗ, cây rau với cây lấy
hoa.
Cô dẫn trẻ ra vườn và quan sát một số cây trên. Cô hỏi:
+ Cây ăn quả và cây lấy gỗ giống nhau như thế nào? (cùng là cây cao,
có nhiều cành to, nhiều lá…)

+ Cây ăn quả và cây lấy gỗ khác nhau như thế nào? (cây ăn quả cho
quả để ăn, cây lấy gỗ cho gỗ đễ xây nhà, đóng giường, tủ ,bàn, ghế…)
+ Ngoài cây ăn quả và cây lấy gỗ thì còn có loại cây gì nữa? (cây rau,
cây hoa).
+ Cây rau và cây hoa giống nhau như thế nào? (các cây thường nhỏ,
thấp, có hoa)
+ Cây rau và cây hoa khác nhau như thế nào? (cây rau cung cấp thức
ăn cho người, cây hoa cho nhiều hoa đẹp)
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Cô cho trẻ vào lớp và cho trẻ xem tranh về sự lớn lên của cây xanh.
Cô hỏi trẻ: “Muốn có cây, ta phải làm gì? (phải gieo hạt, tưới bón, chăm sóc
cho cây)
-Trò chơi : “Trồng cây”
Cô cho từng nhóm 5 trẻ ngồi thành vòng tròn. Các trẻ cùng nói: “Gieo
hạt”, một trẻ để nắm tay của mình vào giữa. Trẻ nói: “Nảy mầm”, một trẻ
khác đặt nắm tay chồng lên trên. Cứ thế các trẻ tiếp tục nói: “ Một lá”, “Hai
lá”, “Ba lá”, “Bốn lá”, “Một hoa”, “Hai hoa”, “Một quả”, “Hai quả” và lần
lượt đặt một nắm tay của mình chồng lên trên. Cuối cùng, trẻ nói : “ Hái
nhanh về ăn” Tất cả cùng đứng dậy, xòe nắm tay ra và vung tay lên cao.


×