MIỀN BẮC VỚI CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN
THỨ I & SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH
Trong quá trình thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", đế
quốc Mĩ áp dụng 4 biện pháp cơ bản:
1- Tăng cường viện trợ quân sự, tăng cường phát triển lực lượng ngụy
quân. Chỉ trong vòng 4 năm (1969 - 1972), số quân thường trực (chủ lực
và bảo an) từ 70 vạn tăng lên 110 vạn tên; lực lượng nửa vũ trang
(phòng vệ dân sự) từ 150 vạn tăng lên 200 vạn quân.
2- Tăng cường viện trợ kinh tế, giúp ngụy quyền thực hiện cho được
bình định, giành đất, giành dân. Bình định là một chính sách cơ bản của
chủ nghĩa thực dân mới Mĩ. Trong tất cả các thời kì của cuộc chiến
tranh xâm lược miền Nam, bình định được Mĩ ngụy nâng lên thành
quốc sách.
Để thực hiện "quốc sách bình định", đế quốc Mĩ giúp ngụy quyền miền
Nam thiết lập một hệ thống chính trị và vũ trang hoàn chỉnh ở cơ sở,
được huấn luyện kiểu thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. Thủ đoạn
của chúng là mua ruộng đất của địa chủ rồi bán cho một bộ phận trong
giai cấp nông dân, đồng
thời đưa kĩ thuật mới, giống mới, máy cày tay, máy bơm, phân hoá
học tạo nên một tầng lớp nông dân mới lệ thuộc vào Mĩ .
Mặt khác, lợi dụng sai lầm của ta chậm chuyển hướng tiến công sau Tết
Mậu Thân, bỏ lỏng vùng nông thôn, trong suốt 2 năm (giữa năm 1968
đến đầu năm 1970), Mĩ - ngụy tiến hành liên tiếp các kế hoạch "bình
định cấp tốc", "bình định đặc biệt", "bình định bổ sung" rất quyết liệt.
Đồng thời, chúng kết hợp mở các cuộc hành quân càn quét, đóng hàng
ngàn đồn bốt (từ 4.954 lên 9.224 đồn), chiếm lại hầu hết vùng nông
thôn của ta, kìm kẹp thêm dân, kiểm soát thêm nhiều vùng. Đây là cuộc
phản công rất quyết liệt, huỷ diệt tàn khốc của địch bằng sức mạnh
toàn diện, chủ yếu là sức mạnh quân sự, vào địa bàn nông thôn, là cuộc
"chiến tranh giành dân", "chiến tranh huỷ diệt" trên quy mô lớn với
những biện pháp cực kì dã man và thâm độc, gây
cho ta những khó khăn, tổn thất nặng nề. Địch chiếm lại phần lớn vùng
nông thôn rộng lớn, kể cả vùng ta mới mở trong Tết Mậu Thân và vùng
giải phóng trước đó. Riêng ở Khu VIII (miền Trung Nam Bộ), địch chiếm
lại 119 xã và 680 ấp, chỉ còn 4 xã và 312 ấp giải phóng. Ở Nam Bộ, trong
2 năm 1969-1970, số thương vong của ta gấp 2 lần 7 năm trước (1961 -
1967); địch chiếm thêm gần 3.000 ấp, kiểm soát thêm gần 3 triệu dân .
Hầu hết các đơn vị chủ lực của ta hoặc phải kéo àlciiền Bắc để củng cố,
hoặc chuyển sang bên kia biên giới; thế và ln công của cách mạng miền
Nam bị giảm sút.
3- Ngăn chặn mọi nguồn tiếp tế, chi viện đối với cách mạng miền Nam
bằng cách rải mìn phong toả bờ biển và các cửa sông miền Bắc Việt
Nam; mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu
"dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".
Ở Lào, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ dưới hình thức "chiến tranh
đặc biệt" bắt đầu diễn ra từ năm 1964, dưới thời Tổng thống Kennơđi
và Giôn xơn. ừ năm 1969, dưới thời Ních xơn, ế quốc Mĩ đẩy chiến
"tranh đặc biệt" lên đến mức cao nhất, gọi là "chiến tranh đặc biệt tăng
cường" ("Lào hoá chiến tranh"), được tiến hành bằng lực lượng phỉ
Vàng Pho ("lực lượng đặc biệt") và quân ngụy Viên Chăn, có sự tham gia
của quân đội lính đánh thuê Thái Lan và quân ngụy Sài Gòn. Mĩ đóng vai
trò chỉ huy thông qua hệ thống cố vấn và yểm trợ bằng hoả lực và
không quân.
Cùng với hành động mở rộng chiến tranh sang Lào, đế quốc Mĩ mở rộng
chiến tranh xâm lược Campuchia. Không bao lâu sau cuộc đảo chính lật
đổ Chính phủ trung lập tích cực do Xihanúc đứng đầu (18-3-1970), từ
ngày 30-4-1970, đế quốc Mĩ huy động 10 vạn quân Mĩ - ngụy Sài Gòn
mở cuộc hành quân đánh sang Campuchia. Với hành động này, chúng
nhằm cứu vãn sự sụp đổ của ngụy quyền Phnom Pênh, triệt phá "đất
thánh Việt Cộng" trên đất Campuchia, chuẩn bị cho việc thực hiện chiến
lược "Khơme hoá chiến tranh".
4- Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao xảo quyệt; ra sức lợi dụng mâu
thuẫn Trung - Xô, tìm cách thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên
Xô hòng hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc
kháng chiến của ta để thực hiện "chiến tranh bóp nghẹt". Mặt khác,
đóng vai trò "sứ giả hoà bình", Níchxơn đi thương lượng với nhiều
nước, trước hết là với các
nước lớn, nhằm lôi kéo các nước, nhất là các nước đồng minh "cùng
chia sẻ trách nhiệm" với Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông
Dương
Như vậy "Việt Nam hoá chiến tranh" là một chính sách tổng hợp tất cả
những yếu tố được coi như là bản chất phản động nhất của đế quốc Mĩ.
Đó là bạo lực phản cách mạng, hệ tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản
triệt để, là chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Tuy được tiến hành bằng những thủ đoạn rất xảo quyệt và thâm độc,
nhưng nó ra đời trong thế thua, thế bị động và chứa đầy mâu thuẫn,
bộc lộ nhiều điểm yếu:
- Trước đây, trong chiến lược "chiến tranh cục bộ", hơn 1,2 triệu quân
cả Mĩ và ngụy (trong đó có hơn 50 vạn quân Mĩ ) đã không thể tiêu diệt
được lực lượng cách mạng miền Nam, thì khi quân Mĩ rút dần về nước,
quân ngụy càng không thể mạnh hơn và thay thế được Mĩ để làm việc
đó.
Trước đây, trong thời kì "chiến tranh cục bộ", đảng Dân chủ của
Giônxơn có thế lực mạnh và là đảng cầm quyền ở Mĩ ; Giônxơn được
Quốc hội trao cho quyền hành rất lớn đã huy động khối lượng lớn sức
người, sức của để mong tìm được thắng lợi, nhưng vì thất bại nặng nề,
Giônxơn phải tuyên bố chính sách "phi Mĩ hoá", rút dần quân viễn
chinh về nước. Đến thời Níchxơn, đảng
Cộng hoà lên cầm quyền trong tình hình không thuận lợi như thời
Giônxơn. Đảng Dân chủ tuy đã bị loại ra khỏi Nhà Trắng, nhưng vẫn còn
thế lực mạnh; nhiều nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ vẫn lên tiếng phản đối
cuộc chiến tranh của Níchxơn. Vì vậy, điều mà trước đây Giônxơn đã
không làm được thì Níchxơn càng không thể thực hiện được.
- Việc mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, thực hiện chiến
lược "Đông Dương hoá chiến tranh", càng làm cho nhân dân ba nước
trên bán đảo Đông Dương căm thù đế quốc Mĩ; nhân dân ba nước càng
gắn bó chặt chẽ với nhau hơn để cùng chống kẻ thù chung.
- Trước đây, với chiến lược "tìm diệt" và "bình định", giới cầm quyền Mĩ
đã không thực hiện được mục đích chiếm đất, giành dân; nay chuyển
sang chiến lược "quét và giữ" hoàn toàn phòng ngự bị động thì chúng
lại càng không thể đạt được mục đích ấy. Trong nước Mĩ, khi thực hiện
chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", phong trào chống chiến tranh
xâm lược Việt Nam của nhân dân Mĩ vốn đã có từ năm 1965, đã bùng
lên mạnh mẽ, thực sự trở thành "Một cuộc chiến tranh trong lòng nước
Mĩ", làm rung chuyển xã hội Mĩ. Bên cạnh phong trào đấu tranh rầm rộ
của công nhân và nhân dân lao động, phong trào người Mĩ da đen, còn
nổ ra phong trào sinh viên đòi quyền dân chủ và chống chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Phong trào lan rộng khắp các trường đại học ở Mĩ và lan
sang các trường trung học, trở thành hạt nhân của phong trào thanh
niên Mĩ đấu tranh ngày càng quyết liệt với những hành động đốt thẻ
quân dịch. Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ tác động mạnh đến
hàng ngũ binh lính trong nước Mĩ và cả chiến trường miền Nam Việt
Nam. Hành động chống chiến tranh trong binh lính Mĩ phát triển mạnh
chưa từng thấy trong lịch sử nước Mĩ. Hàng chục tổ chức binh lính
chống chiến tranh ra đời ở các đơn vị lính Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Trong lúc cựu binh sĩ Mĩ từ Việt Nam về nước vứt bỏ huân chương, huy
chương trước Nhà Trắng, thì ở Việt Nam, vào ngày 15-10-1969, binh
lính Mĩ tổ chức đeo băng tang.
Đặc biệt ở Mĩ, từ giữa tháng 10-1969, đã bùng nổ "cuộc tiến công mùa
thu" diễn ra với quy mô rộng lớn và có cơ sở rộng rãi chưa từng thấy
trên 1.200 thành phố, thị xã của 53 bang nước Mĩ.
Mặc dù vậy, trước mắt Mĩ - ngụy vẫn còn có những chỗ mạnh về quân
số, hoả lực, khả năng cơ động và địa bàn chiếm giữ. Mĩ là một nước có
tiềm lực rất lớn về kinh tế và quân sự. Bởi thế, trong những năm 1969 -
1971, đế quốc Mĩ đã gây cho ta nhiều khó khăn: Cơ sở của ta ở nông
thôn bị tổn thất, căn cứ cách mạng bị phá hoại, phong trào quần chúng
bị giảm sút.
Trong khi đó, chúng ta chưa đánh giá hết âm mưu và hoạt động của
địch và chưa kịp thời chuyển hướng -hoạt động ở cả ba vùng chiến
lược.
Đứng trước âm mưu và hành động mới của đế quốc Mĩ và ngụy quyền
tay sai, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận:
quân sự, chính trị và ngoại giao; tăng cường phối hợp chiến đấu với
quân và dân hai nước bạn, kiên quyết đánh bại chiến lược "Việt Nam
hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh".
Ngày 1-1-196 trong thư chúc mừng năm mới , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khái quát phương hướng chiến lược cho quân và dân ta trong cuộc
kháng chiến là "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào ".
Ngày 20-7-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi "Quân dân cả nước
ta, triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không
sợ hi sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng
chiến, quyết chiến, quyết thắng, đánh cho quân Mĩ phải rút sạch, đánh
cho ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ
miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà" .
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, quân và dân ta đẩy mạnh thế
chiến lược tiến công, giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trên cả ba mặt
trận: Quân sự, chính trị và ngoại giao. Ngay từ năm 1969, khi Mĩ - ngụy
bắt đầu triển khai chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", quân và dân
ta liên tiếp đập tan ba cuộc hành quân "bình định cấp tốc" của 6 tiểu
đoàn Mĩ ngụy (trong đó có 1 tiểu đoàn Mĩ hỗ trợ) vào vùng núi Chư Pa
(Gia Lai). Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.585 tên địch (có hơn 350 tên
Mĩ ), phá huỷ 9 đại bác và súng cối, bắn rơi và bắn cháy 15 máy bay lên
thẳng. Trong khi đó, cuộc đàm phán trên bàn Hội nghị hai bên ở Pari
cũng có bước tiến mới. Vào nửa cuối năm 1968, tại Hội trường Clêbe
(Pari), giữa hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kì đã trải qua
nhiều cuộc đấu lí kéo dài về nguồn gốc cuộc chiến tranh Việt Nam, vấn
đề Mĩ phải chấm dứt ném bom trên toàn miền Bắc, rút quân khỏi miền
Nam Việt Nam Trong Tuyên bố ngày 2-11-1968, Chính phủ ta nêu rõ
chỉ sau khi Mĩ chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá trên
toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì Chính phủ ta sẽ
cùng phía Mĩ bàn về các vấn đề khác có liên quan đến hai bên. Sau đó,
ta tuyên bố sẵn sàng họp một hội nghị gồm đại diện của: Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kì
và chính quyền Sài Gòn. Ngày 13-11-1968, Mĩ tán thành hội nghị hai
phe bốn bên. Ngày 25-1-1969, phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội
nghị bốn bên (l) về Việt Nam chính thức được khai mạc tại Pari. Trong
quá trình Hội nghị, lập trường bốn bên (thực chất là hai bên) rất khác xa
(l) Đoàn đại biểu VNDCCH do Bộ trưởng Xuân Thuỷ làm Trưởng đoàn;
tham dự Hội nghị còn có cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và các thành viên
Mai Văn Bộ, Phan Hiền, Hà Văn Lâu, Nguyễn Thành Lê, Trần Công
Tường. Nguyễn Minh Vĩ . Đoàn MTDTGPMNVN do ông Trần Bửu Kiếm
làm Trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Bình làm Phó trưởng đoàn và các
thành viên. Đoàn Hoa Kì do H. Cabốt Lốt làm Trướng đoàn.