Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

HỆ SINH DỤC NỮ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.13 MB, 24 trang )





HỆ SINH DỤC NỮ

I. ĐẠI CƯƠNG:
 Hệ thống sinh dục nữ có nhiệm vụ:
1. Tạo ra giao tử cái (trứng),
2. Nhận giao tử đực (tinh trùng) trước khi thụ tinh,
3. Cung cấp môi trường thuận lợi cho quá trình thụ tinh,
4. Tạo điều kiện tốt và hormon để phôi thai làm tổ,
5. Chứa và nuôi dưỡng phôi thai trong quá trình thai kỳ,
6. Tống suất
thai trưởng thành để
chấm dứt thai kỳ.
 Hệ thống sinh dục
nữ rất thay đổi ở trẻ
em, người trong tuổi




sinh sản và tuổi mãn kinh. Nhìn chung, hệ sinh dục nữ bao gồm 2 buồng trứng (ovary), 2
vòi tử cung (vòi trứng- uterine tube), tử cung (uterus), âm đạo (vagina) và bộ phận sinh
dục ngoài. Trong bài này sẽ mô tả cấu tạo của tuyến vú, mặc dù đó là tuyến phụ thuộc da,
nhưng tuyến vú luôn thay đổi theo trạng thái chung của hệ sinh dục.
 Buồng trứng xuất hiện ở phôi vào tuần lễ thứ 4 như một tuyến sinh dục trung tính ở
vùng mào sinh dục. Trong tuyến sinh dục trung tính này có nhiều tế bào sinh dục nguyên
thủy có nguồn gốc từ thành túi noãn hoàng và trung mô. Từ tuần thứ 6 buồng trứng hình
thành rõ rệt (biệt hóa theo hướng nữ). Vòi tử cung và tử cung phát triển từ ống cận trung


thận (còn gọi là ống Muller), còn ống trung thận thì bị thoái hóa dần.
II. BUỒNG TRỨNG:
 Buồng trứng hình hạt đậu, kích thước 3 x 1,5 cm, nằm phía sau dây chằng rộng và
dính vào dây chằng rộng bởi mạc treo buồng trứng.
 Bề mặt ngoài buồng trứng được lợp bởi một biểu mô vuông đơn trụ thấp được gọi là
biểu mô buồng trứng, nhưng thường dẹt và tăng theo tuổi. Tế bào này có nhiều vi nhung
mao, thỉnh thoảng có lông chuyển, bề mặt không đều, có những rãnh, các tế bào này
không tạo ra giao tử cái. Dưới lớp tế bào bề mặt, buồng trứng gồm 2 phần cấu tạo: (1)
phần vỏ, (2) phần tủy mà ranh giới giữa chúng không thể phân biệt. Phần vỏ buồng trứng
là một mô liên kết đặc biệt có nhiều nang trứng. Phần tủy buồng trứng nằm giữa, là mô
liên kết chứa nhiều sợi cơ trơn, thần kinh, nhiều mạch máu dạng lò xo, nhiều mạch bạch




huyết. Dưới biểu mô buồng trứng có dải mô liên kết mỏng, khá đặc, được gọi là màng
trắng. Do đó, nhìn từ ngoài, buồng trứng có màu hơi trắng đực.
1. Các nang trứng:

 Các nang trứng nằm vùi trong lớp đệm vỏ, dưới màng trắng, một loại mô liên kết đặc
biệt nhiều tế bào sợi non, sợi chun và sợi keo. Mỗi nang trứng có dạng hình cầu gồm một
noãn bào và nhiều tế bào nang vây quanh. Trong cả 2 buồng trứng ở phụ nữ trẻ có khoảng
400.000 nang trứng. Hầu hết số nang trứng này bị thoái hóa, chỉ có một số ít (khoảng 400
– 450) nang trứng tiến triển và đạt đến chín. Sự thoái hóa của nang trứng phần lớn xảy ra
trước lúc sanh, còn lại có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của nang trứng. Các nang
trứng tiến triển trải qua các giai đoạn: nang trứng nguyên thủy, nang trứng sơ cấp, nang
trứng thứ cấp, nang trứng có hốc và nang trứng chín.
(
a
) Biểu mô

vuông đơn;
(b) màng trắng;
(c) nang trứng
nguyên thủy và
nang sơ cấp;
(d) noãn bào I;
(e) màng trong
suốt;
(f) vòng tia;
(g) lớp hạt;
(h) lớp vỏ;
(i) nang trứng
có hốc




 Nang trứng nguyên thủy là những nang
trứng nhỏ nhất nằm ở vùng ngoại vi buồng
trứng. Nang trứng này có một noãn bào I và
xung quanh noãn bào có một hàng tế bào nang dẹt, tựa trên màng
đáy phân cách với các tế bào liên kết xung quanh. Noãn bào của nang trứng nguyên
thủy là tế bào lớn hình cầu với đường kính khoảng 25 micron. Nhân ít nhuộm màu
có một hạt nhân lớn. Các bào quan trong bào tương (ti thể, lưới nội bào không hạt,
bộ Golgi…) thường tập trung quanh nhân.
 Nang trứng sơ cấp là giai đoạn phát triển tiếp theo của nang trứng nguyên thủy.
Lúc đầu nang trứng sơ cấp gồm một noãn bào I và một hàng tế bào nang vuông. Các
tế bào nang phát triển nhờ gián phân, tạo thành một lớp gọi là lớp hạt. Giữa lớp hạt
và tế bào trứng bắt đầu hình thành màng trong suốt ( zona pellucida )
 Nang trứng thứ cấp phát triển dần làm nang trứng có

nhiều hàng tế bào nang nên còn gọi là nang trứng đặc.
Màng trong suốt đã hình thành rõ, khá dày, có ít nhất 3
loại glycoprotein khác nhau. Màng trong suốt có lẽ được
tổng hợp bởi tế bào nang và cả noãn bào. Các nhánh bào
tương của tế bào nang và vi nhung mao của noãn bào đâm
xuyên vào màng trong suốt, tiếp xúc với nhau bởi những liên kết khe. Các tế bào
nang liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhờ có thể liên kết, liên kết khe.




 Nang trứng có hốc còn gọi là nang trứng thứ
cấp, tế bào tiếp tục phát triển và chế tiết, làm xuất
hiện những hốc chứa nang trứng. Các hốc nang
lớn dần và kết hợp với nhau. Những tế bào liên kết
bao quanh nang trứng (nằm ngoài màng đáy) biệt
hóa để tạo thành lớp vỏ nang trứng. Lớp vỏ này
phát triển và gồm lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài.
Lớp vỏ trong có tế bào khối hình vuông và ở trạng
thái biệt hóa đầy đủ chúng là những tế bào có đặc điểm cấu tạo như những tế bào
chế tiết steroit, nhiều lưới nội bào không hạt, ti thể, hạt mỡ. Người ta cho rằng tế bào
lớp vỏ trong tổng hợp chất andostenedion, dưới tác dụng của tế bào lớp hạt sẽ biến
thành estradiol. Lớp vỏ trong được coi như một tuyến nội tiết. Lớp vỏ ngoài là mô
liên kết có những mạch máu từ đó tạo nên lưới mao mạch phong phú cho lớp vỏ
trong.

 Nang trứng chín: có kích thước lớn, khoảng 2,5 cm
đường kính, đội bề mặt buồng trứng nhô lên. Do chứa
nhiều nước, hốc nang trứng trương to, làm cho lớp hạt
mỏng dần và đẩy khối tế bào nang bọc noãn bào về

một phía. Khối tế bào đó được gọi là gò noãn. Ở gò




noãn, lớp tế bào nang nằm sát màng trong suốt trở nên cao hơn, làm cho lớp tế bào
đó có hình ảnh giống tia mặt trời và được gọi là vòng tia. Sau khi trứng thoát nang,
vòng tia vẫn tồn tại khi trôi về phía dưới. Nước nang trứng chứa đầy trong hốc nang
trứng duy nhất là một loại dịch mỏng chứa nhiều glycosaminoglycan, protein gắn
steroit, rất nhiều hormon steroid (progesteron, androgen, estrogen) và các thành phần
ion vô cơ khác. Dịch nang trứng này gồm dịch tràn từ huyết tương và sản phẩm chế
tiết của tế bào nang.
2. Sự rụng trứng:
 Sự rụng trứng là quá trình vỡ nang trứng chín làm cho nước nang trứng thoát ra ngoài
và kéo theo noãn bào cùng với vòng tia. Ở người, trong mỗi chu kỳ kinh chỉ có một nang
trứng tiến tới chín và một trứng thoát ra ngoài. Trong trường hợp có 2 hoặc nhiều trứng
rụng cùng lúc được thụ tinh thì sẽ xảy ra trường hợp sinh đa thai khác trứng. Sự rụng
trứng thường xảy ra vào khoảng giữa của chu kỳ kinh, tức khoảng ngày thứ 14 trong chu
kỳ 28 ngày.
 Các cơ chế gây nên rụng trứng chưa rõ ràng. Có lẽ áp lực trong nang trứng không tăng
rõ rệt trước khi rụng trứng, các sợi cơ trơn cũng không có vai trò quan trọng làm cho nang
trứng vỡ. Vào những ngày trước rụng trứng, có hiện tượng phù nề mô kẽ quanh nang
trứng, xâm nhập bạch cầu, tăng tính thấm máu – nang trứng.
 Theo quan điểm hiện nay thì sự tăng cường hoạt hóa các enzym protease, như
collagenase, plasmin, làm cho mô liên kết xung quanh nang trứng dễ vỡ. Ngoài ra sự tăng




nồng độ hormon LH ở giữa chu kỳ cũng là yếu tố cần thiết cho quá trình rụng trứng.

Trước khi thoát nang, trứng cùng với vòng tia đã tách khỏi gò noãn và bơi lơ lửng trong
dịch nang trứng. Phân chia giảm phân lần thứ nhất được kết thúc dưới ảnh hưởng của LH.
Các tua của vòi tử cung di động liên tục, rà quét trên bề mặt buồng trứng có nang trứng
chín. Sự kích thích đã góp phần làm vỡ thành nang trứng, một ít máu chảy ra, rồi dịch
nang trứng thoát ra ngoài mang theo noãn và vòng tia. Nếu không được thụ tinh, sau 24
giờ trứng bắt đầu thoái hóa.
3. Các nang trứng thoái triển:
 Hầu hết các nang trứng không tiến triển đến giai đoạn cuối cùng mà bị thoái hóa ở các
giai đoạn khác nhau. Sự thoái hóa của nang trứng đưa đến sự chết của noãn bào để rồi bị
các thực bào ăn và xử lý. Các tế bào nang ngừng phân chia, tách ra khỏi màng đáy.
 Khi nang trứng thoái hóa ở giai đoạn nang trứng nguyên thủy, các tế bào nang và noãn
bào đều bị tiêu và không để lại vết tích rõ rệt nào. Ở giai đoạn nang trứng sơ cấp và có
hốc, quá trình thoái triển xảy ra tương tự nhau. Màng trong suốt rất bền, trở thành gấp
khúc và tồn tại rất lâu sau khi tế bào nang và noãn bào bị thoái hóa. Những tế bào lớp vỏ
của nang trứng thứ cấp có hốc không bị thoái hóa, ngược lại, chúng trở nên hoạt động
hơn, trở thành tế bào kẽ tạo nên tuyến kẽ. Tế bào kẽ là những tế bào chế tiết androgen
buồng trứng.
4. Hoàng thể:




 Sau khi trứng thoát nang, các tế bào lớp hạt (tế bào nang) và tế bào lớp vỏ trong biến
đổi tạo thành hoàng thể có cấu tạo và chức năng như một tuyến nội tiết kiểu lưới tạm thời.
 Nang trứng vỡ làm cho một ít máu chảy vào hốc nang trứng rồi đông lại và các tế bào
liên kết từ vùng đệm vỏ tiến vào làm xơ hóa cục máu đông đó. Những tế bào nang không
phân chia sau khi trứng rụng, chúng chỉ trở nên lớn hơn (20 – 35 micron), chiếm 80%
khối lượng của hoàng thể . Chúng được gọi là tế bào hoàng thể hạt, nhưng kích thước nhỏ
hơn (15 micron), nhuộm màu đậm hơn và nằm ở vùng ngoài của hoàng thể. Những mao
mạch máu và bạch huyết từ lớp vỏ trong phân nhánh, xâm nhập vào bên trong hoàng thể

tạo nên một lưới mao mạch phong phú giữa đám tế bào hoàng thể. Tế bào hoàng thể từ
lớp vỏ tổng hợp và chế tiết estrogen của hoàng thể.
 Hoàng thể hình thành và tồn tại trong giới hạn một chu kỳ kinh (trong khoảng 15
ngày) rồi thoái hóa được gọi là hoàng thể chu kỳ. Khi không có trứng thụ tinh, hoàng thể
thoái hóa, trở thành thể trắng. Nếu thụ tinh xảy ra và có sự làm tổ thì hoàng thể được giữ
lại và tiếp tục hoạt động, đó là hoàng thể thai nghén.
III. VÒI TỬ CUNG:
 Vòi tử cung dài 12 cm, là một ống dẫn trứng có phần loe ra như cái phễu gọi là loa
vòi. Loa vòi có khoảng 10 – 12 tua vòi dùng để rà quét và hứng trứng rụng dẫn vào tử
cung. Vòi tử cung chia thành 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và phần cận tử cung.




 Chức năng của vòi tử cung là dẫn trứng về phía tử cung, tạo điều kiện thuận lợi để thụ
tinh xảy ra. Các chất tiết của vòi tử cung góp phần dinh dưỡng trứng thụ tinh trong giai
đoạn đầu.
 Thụ tinh thường xảy ra ở một phần ba ngoài tử cung.
 Về mặt mô học, vòi tử cung được cấu tạo từ ba tầng mô: tầng niêm mạc, tầng cơ, vỏ
ngoài
1. Tầng niêm mạc:
 Niêm mạc vòi tử cung có những nếp gấp dọc làm tăng diện tích bề mặt của vòi. Nếp
gấp được hình thành do lớp đệm của niêm mạc đội biểu mô nhô vào lòng vòi.
 Biểu mô là biểu mô trụ đơn gồm hai loại tế bào: tế bào có lông và tế bào không lông.
Tế bào có lông là tế bào hình trụ, cực ngọn có nhiều lông chuyển điển hình có tác dụng
chuyển động theo hướng nhất định để đưa trứng về phía tử cung. Tế bào không có lông là
loại tế bào có tính chế tiết, trên cực ngọn tế bào có nhiều vi nhung mao không đều. Chất
tiết của tế bào này tạo thành một lớp dịch mỏng phủ bề mặt niêm mạc. Sự di chuyển lớp
dịch này cùng với sự co cơ vòi tử cung làm cho trứng di chuyển được về phía tử cung và
đồng thời ngăn cản không cho vi khuẩn có thể từ tử cung xâm nhập vào ổ bụng.

 Những nghiên cứu tỉ mỉ bằng quay phim chậm cho thấy rằng có một số tế bào có lông
của chúng chuyển động về hướng buồng trứng giúp cho tinh trùng chuyển động ngược
vòi tử cung, hướng đến buồng trứng để tìm gặp và thụ tinh với trứng.




 Lớp đệm của niêm mạc là mô liên kết chứa nhiều mao mạch máu và mạch bạch huyết,
không có tuyến. Nếu có trứng làm tổ (thai ngoài tử cung) niêm mạc vòi tử cung sẽ phát
triển tương tự nội mạc tử cung, làm hình thành rất nhiều tế bào rụng.
2. Tầng cơ:
 Tầng cơ vòi tử cung cấu tạo từ 2 lớp cơ trơn, lớp trong xếp hướng vòng hoặc xoắn ốc,
lớp ngoài xếp hướng dọc.
3. Vỏ ngoài:
 Vỏ ngoài là một bao liên kết được phủ bên ngoài bởi lá tạng của màng bụng.
IV. TỬ CUNG:
 Tử cung là cơ quan gồm phần thân, cổ và đáy. Thành của tử cung có cấu tạo từ 3 lớp,
từ trong ra ngoài là: nội mạc, cơ và vỏ ngoài. Vỏ ngoài ở nửa trên là mô liên kết và trung
biểu mô (phúc mạc) và ở nửa dưới là mô liên kết xơ.
1. Cơ tử cung:




 Lớp cơ tử cung
gồm nhiều bó cơ
trơn ngăn cách bởi
mô liên kết, xếp
theo 4 lớp không
phân định rõ rệt.

Lớp trong cùng và
lớp ngoài cùng chủ
yếu gồm những bó
cơ dọc. Hai lớp cơ giữa có nhiều mạch máu lớn. Rải rác có những bó cơ đan chéo giữa
các lớp cơ, làm cho cơ tử cung trở thành một khối chắc chắn. Sự sắp xếp các bó cơ như
thế góp phần giúp điều hòa lượng máu lưu thông trong chu kỳ kinh. Chiều dài tế bào cơ
trơn khoảng 50 micron, trong thai kỳ trở nên dài hơn, có thể đạt 500 micron. Nhiều tế bào
cơ trơn có thể phân nhánh và nối với nhau thành lưới.
 Trong thời kỳ mang thai, cơ tử cung phát triển mạnh, tăng về số lượng nhờ phân chia
các tế bào cơ trơn cũng như sự trương to từng tế bào cơ. Nhiều tế bào cơ trơn có những
đặc điểm cấu trúc của tế bào chế tiết protein. Mô liên kết của lớp cơ giàu collagen loại I
và II. Sau giai đoạn mang thai, một số tế bào cơ trơn bị tiêu đi và các tế bào khác giảm
kích thước.
2. Nội mạc tử cung:




 Nội mạc tử cung gồm hai lớp: biểu mô
và lớp đệm. Biểu mô tử cung là biểu mô trụ
đơn gồm 2 loại tế bào: tế bào có lông và tế
bào chế tiết. Tế bào có lông thường tập
trung quanh các bờ miệng của tuyến tử
cung.
 Lớp đệm là lớp liên kết giàu nguyên bào sợi và chất căn bản vô định hình, sợi lưới.
Các tuyến tử cung là những tuyến ống đơn, đôi khi phân nhánh ở phần sâu gần cơ tử
cung. Biểu mô của tuyến tử cung rất ít tế bào có lông. Tình trạng phân bố mạch ở lớp đệm
phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt.
 Nội mạc thân tử cung và eo tử cung chia làm 2 lớp: lớp chức năng bên trên bong ra và
tái tạo trong chu kỳ kinh, lớp đáy ở dưới, ít biến đổi, không bong ra, là lớp bảo đảm sự tái

tạo nội mạc tử cung sau hành kinh.
 Ở vùng cổ tử cung, nội mạc tử cung không biến đổi rõ rệt theo chu kỳ kinh. Ở phần
quay về âm đạo, niêm mạc cổ tử cung có cấu tạo giống niêm mạc âm đạo, tức là biểu mô
lát tầng không sừng hóa.
V. HORMON SINH DỤC NỮ VÀ CHU KỲ KINH:
1. Chu kỳ kinh:




 Các hormon buồng trứng (estrogen, progesteron), kích thích nội mạc tử cung, làm cho
nội mạc thay đổi có chu kỳ theo chu kỳ kinh, thường kéo dài trong 28 ngày. Chu kỳ kinh
bắt đầu xuất hiện lúc 12 – 15 tuổi và kết thúc ở 45 – 50 tuổi. Trong chu kỳ kinh xảy ra sự
biến đổi trong nội mạc tử cung và trong buồng trứng. Tất cả sự biến đổi đặc hiệu đó đều
hướng về việc tạo nên những trứng chín và thụ tinh trứng chín, rồi đón nhận trứng thụ
tinh ấy đến làm tổ. Vì vậy ở người phụ nữ, thụ tinh chỉ xảy ra trong những năm có chu kỳ
kinh. Ở giai đoạn mãn kinh, chỉ còn hoạt động tình dục mà không còn khả năng thụ tinh.
 Chu kỳ kinh gồm 3 thời kỳ: hành kinh, sau kinh và hết kinh.
 Kỳ hành kinh kéo dài 3 - 4 ngày, biểu hiện sự sung huyết tột độ nội mạc tử cung rồi
bong phần trên của nội mạc tử cung ấy, gồm biểu mô, phần trên của tuyến tử cung, tế bào
lớp đệm, vỡ mạch và xuất huyết. Máu chảy nhiều vào khoang tử cung rồi ra ngoài, mang
theo những thành phần đã bong và hoại tử. Ở trong buồng trứng, hoàng thể hình thành ở
chu kỳ trước bắt đầu thoái hóa, lượng progesteron giảm.
 Kỳ sau kinh còn gọi là kỳ sinh sản, kéo dài khoảng 10 -12 ngày, từ ngày thứ 4 -5 đến
ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ kinh. Trong kỳ này, nội mạc tử cung khôi phục lại nhờ sự
sinh sản của các tế bào đáy tuyến và các tế bào liên kết của lớp đệm còn lại. Nội mạc tử
cung dày dần và đến ngày 14 -15 đạt được 3 mm. Biểu mô của nội mạc lúc đầu là vuông
đơn, sau cao lên dần và trở thành biểu mô trụ đơn có 2 loại tế bào (tế bào có lông và tế
bào chế tiết). Các tuyến tử cung lúc đầu ngắn, thẳng, hẹp, sau đó kéo dài hơn, hơi cong
queo. Các động mạch bắt đầu chia nhánh và hình thành những tiểu động mạch cong queo.





Trong buồng trứng có một nang trứng tiếp tục phát triển và chín vào ngày thứ 13 -14. Cần
chú ý rằng trong buồng trứng phụ nữ có các nang trứng ở giai đoạn tiến triển khác nhau
và nang trứng chín có thể phát triển bắt đầu từ nang trứng có hốc.
 Kỳ trước kinh còn gọi là kỳ chế tiết hoặc kỳ chức năng hoặc kỳ hoàng thể. Vào ngày
cuối của kỳ sau kinh nang trứng chín vỡ và trứng thoát nang ra ngoài, bắt đầu kỳ trước
kinh. Trong kỳ trước kinh ở nội mạc tử cung có những biến đổi quan trọng nhằm chuẩn bị
để đón phôi đến làm tổ. Nội mạc tử cung trở nên dày hơn, đạt 5 mm, do lớp đệm và tuyến
tử cung phát triển, tích lũy chất tiết làm phù nề nội mạc. Các tuyến trở nên cong queo, các
tế bào tuyến bắt đầu tích lũy glycogen, sau đó chế tiết vào lòng ống, làm cho lòng ống nở
rộng ra. Càng về sau, tế bào biểu mô có lông ngày càng ít, ngược lại, tế bào chế tiết ngày
càng nhiều. Ở lớp đệm gần bề mặt, nhiều tế bào liên kết sinh sản và có hoạt động tích lũy
glycogen trong bào tương, làm cho chúng trở nên đa diện, đứng sát nhau kiểu biểu mô.
Các tế bào đó được gọi là tế bào rụng. Mạch máu chia nhánh nhiều, tạo nhiều mao mạch.
Vào cuối kỳ trước kinh, mao mạch trương lên, tính thấm thành mạch tăng làm cho nội
mạc phù nề, rồi ứ máu đưa đến xuất huyết cục bộ. Trong buồng trứng, nang trứng còn lại
sau khi noãn đã thoát nang bắt đầu biến đổi để hình thành hoàng thể. Nếu không có thụ
tinh thì hoàng thể sẽ thoái hóa vào đầu chu kỳ sau, còn nếu có trứng làm tổ thì hoàng thể
được giữ lại, phát triển và chế tiết progesteron, estrogen.
2. Quan hệ hormon sinh dục:




 Tất cả chức năng sinh sản và biến đổi của các cơ quan sinh dục nữ đều được điều hòa
bởi hormon. Hypothalamus chế tiết một số polypeptit đặc biệt có tác dụng lên thùy trước
tuyến yên làm cho những tế bào tuyến của thùy này tổng hợp và giải phóng những

hormon hướng sinh dục (FSH, LH). Những hormon hướng sinh dục này tác động lên
buồng trứng, kích thích quá trình chế tiết hormon buồng trứng (estrogen và progesteron).
 Các nang trứng tiến triển chế tiết estrogen và hoàng thể tiết ra estrogen và progesteron.
FSH kích thích nang trứng tiến triển và chế tiết estrogen, do đó estrogen sẽ ức chế giải
phóng FSH và kích thích chế tiết LH. Hormon LH có tác dụng kích thích nội mạc tử cung
phát triển, chế tiết, kích thích làm trứng thoát nang và quan trọng nhất là có tác dụng làm
hình thành hoàng thể. Progesteron vì thế là tác nhân ức chế giải phóng LH ở tuyến yên.
 Khi có thụ tinh và làm tổ thì lá nuôi hợp bào của phôi sản xuất các hormon hướng sinh
dục có tác dụng duy trì cấu tạo và chức năng của hoàng thể trong suốt thai kỳ.
 Ở người, prolactin không có tác dụng lên hoàng thể mà chỉ kích thích quá trình chế tiết
của tuyến vú.














VI. ÂM ĐẠO:
 Thành âm đạo không có tuyến và gồm 3 lớp: niêm mạc, cơ và vỏ ngoài. Chất nhầy có
trong lòng âm đạo là chất nhầy được tiết ra bởi các tuyến cổ tử cung.
 Niêm mạc âm đạo không bằng phẳng, có những nếp nhăn ngang lồi vào lòng âm đạo,
do biểu mô dày lên. Ở bé gái mới ra đời những nếp nhăn này nhiều và rộng, sau đó dần

dần teo đi và biến mất ở những phụ nữ sinh nhiều lần. Thành trước và thành sau của âm
đạo còn có 2 nếp gấp dọc ở gần đường giữa, gọi là cột âm đạo.
 Biểu mô âm đạo là biểu mô lát tầng không sừng hóa dày 150 – 200 micron (phần (a)
trong hình). Mặc dù có một ít keratohyalin nhưng quá trình keratin hóa thật sự không xảy
ra nên không tạo các lá sừng điển hình. Dưới tác dụng của estrogen, biểu mô âm đạo tổng
hợp và tích lũy một lượng glycogen đáng kể, tích tụ trong lòng âm đạo khi các tế bào bề
mặt bong ra. Glycogen được vi khuẩn chuyển hóa và tạo thành acid lactic, do đó pH âm
đạo thường thấp (acid), có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ thành âm đạo.
 Có thể nghiên cứu mô học biểu mô âm đạo bằng phết tế bào. Trong các tiêu bản phết
tế bào ta phân biệt được 5 loại tế bào đại diện cho 5 lớp biểu mô:
 Lớp đáy sâu (C1)
 Lớp đáy ngoài (C2)
 Lớp trung gian (C3)




 Lớp hạt (C4)
 Lớp bề mặt (C5)
 Hình ảnh cấu tạo của các tế bào biểu mô âm đạo thay đổi rõ rệt trong chu kỳ kinh và
có thể sử dụng để xác định chu kỳ kinh, giai đoạn rụng trứng và chẩn đoán tình trạng
bệnh lý cơ quan này (viêm nhiễm, rối loạn nội tiết, ung thư …).
 Lớp đệm là mô liên kết giàu sợi chun, tế bào sợi, bạch cầu trung tính và lympho bào.
Các bạch cầu có thể lọt vào lòng âm đạo. Lớp đệm âm đạo không có tuyến nhưng mạch
rất phong phú, nên khi có kích thích sinh dục thì vẫn có hiện tượng thoát dịch, rỉ qua biểu
mô vào lòng âm đạo.
 Lớp cơ gồm những bó cơ trơn xếp dọc và xếp vòng.
 Lớp vỏ ngoài là mô liên kết giàu sợi chun.
VII. BỘ PHẬN SINH DỤC
NGOÀI:

 Bộ phận sinh dục ngoài,
hay là âm hộ, gồm có tiền
đình, môi lớn, môi nhỏ, âm
vật và các tuyến phụ thuộc.




 Tiền đình là phần được lợp bởi niêm mạc giống âm đạo. Màng trinh là một màng xơ
nhiều sợi chun, cơ trơn, có biểu mô lợp cả 2 mặt trong và ngoài. Ở phần tiền đình có một
số tuyến nhầy nhỏ rải rác.
 Âm vật tương đương với dương vật, cấu tạo bởi mô cương giống thể hang và lợp bởi
da mỏng. Các đầu tận cùng thần kinh và tiểu thể xúc giác âm vật rất phong phú.
 Môi nhỏ và môi lớn có cấu tạo như da, có tuyến bã, tuyến mồ hôi, nhiều tận cùng thần
kinh và tiểu thể xúc giác, nhiều cơ trơn. Ở bề mặt môi lớn còn có lông.
 Các tuyến phụ thuộc: gồm tuyến Skene và tuyến Bartholin. Tuyến Skene phân bố
quanh niệu đạo và mở ra ngoài bên cạnh lỗ niệu đạo. Tuyến Skene tương đương với tuyến
tiền liệt ở nam giới, nhưng có cấu tạo kiểu chùm nho tiết nhầy.
 Tuyến Bartholin tương đương với tuyến hành niệu đạo ở nam giới, có cấu tạo kiểu
tuyến ống – túi tiết nhầy. Ống bài xuất của tuyến Bartholin dài 12 – 15 mm đổ vào rãnh
giữa màng trinh và môi nhỏ.
VIII. TUYẾN VÚ:
 Ở người tuyến vú chỉ phát triển
mạnh ở nữ. Đó là những tuyến mồ
hôi biến dạng thích nghi với chức
năng sinh sữa và nuôi con. Do tuyến





sữa có quan hệ mật thiết với chức năng sinh sản và biến đổi trong quan hệ chặt chẽ với cơ
quan sinh dục, nên thường được mô tả trong phần sinh dục nữ.
 Ở người nữ trưởng thành, mỗi tuyến vú cấu tạo từ 15 -25 thùy (như những tuyến riêng
lẻ). Các thùy (lobules) đó được phân cách bởi mô liên kết thưa và mô mỡ (subcutaneous
fat) phong phú. Những tuyến này có cấu tạo kiểu túi phức tạp (còn gọi là kiểu chùm nho)
và được chia thành nhiều thùy. Tuyến vú chỉ đạt đến sự phát triển đầy đủ trong thời gian
mang thai và cho con bú.
 Các nang tuyến
là nơi sinh sữa, có
dạng túi tròn hoặc
hơi dài. Các tế bào
chế tiết (lactocyte)
có dạng hình tháp
hoặc hình trụ, tựa
trên màng đáy. Bên ngoài màng đáy là những tế bào cơ biểu mô có nhiều nhánh bào
tương tạo thành giỏ ôm lấy nang tuyến (giống tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi). Mỗi nang
tuyến có ống bài xuất nhỏ, các ống bài xuất đó tập trung thành ống bài xuất trong tiểu
thùy . Nhiều ống bài xuất trong tiểu thùy tập trung về ống bài xuất gian tiểu thùy (Lobular
ducts within mammary tissue). Nhiều ống bài xuất gian tiểu thùy tập trung thành ống dẫn
sữa (Lactiferous duct). Mỗi ống dẫn sữa tương đương với một thùy. Ở chân núm vú, các




ống dẫn sữa phình ra tạo thành xoang dẫn sữa (Lactiferous sinuses) và mở ra trên bề mặt
núm vú bằng các lỗ (duct orifices) có kích thước 0,5 mm.
 Núm vú (nipple) là phần da dày lên, có dạng hình nón. Biểu bì ở núm vú chứa nhiều
melanin, làm cho núm vú có màu hồng, nâu nhạt hoặc nâu đậm. Nhú chân bì khá dày và
thường phân nhánh, trong đó có nhiều tận cùng thần kinh, do đó dễ tạo phản xạ tiết sữa do
động tác mút sữa của đứa trẻ. Da xung quanh núm vú tạo thành quầng vú (areola) có màu

hồng đến nâu đậm.
 Các tế bào chế tiết của nang chế tiết theo kiểu bán hủy. Sữa do tuyến vú tiết ra là chất
dạng nhũ tương giàu protein (casein), có nhiều cấu trúc cực ngọn tế bào, nhiều hạt mỡ,
đường, muối và nước.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Nội mạc tử cung có tính chất sau, TRỪ MỘT:
A. Gồm biểu mô và lớp đệm
B. Lớp đệm là mô liên kết giàu chất căn bản và nguyên bào sợi
C. Tuyến tử cung cong queo, phân nhiều nhánh
D. Ở vùng cổ tử cung, nội mạc ít thay đổi theo chu kỳ kinh




E. Phân bố mạch ở lớp đệm phụ thuộc vào chu kỳ kinh
2. Tuyến vú có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
A. Đạt đến sự phát triển đầy đủ sau tuổi dậy thì
B. Có cấu tạo kiểu chùm nho
C. Là loại tuyến mồ hôi đặc biệt
D. Chỉ phát triển mạnh ở người nữ
E. Liên hệ mật thiết với chức năng sinh sản
3. Buồng trứng có các tính chất sau, TRỪ MỘT:
A. Phần vỏ và phần tủy có ranh giới rõ rệt
B. Phần vỏ là mô liên kết đặc biệt có nhiều nang trứng
C. Phần tủy chứa nhiều sợi cơ trơn
D. Phần tủy chứa thần kinh và mạch máu dạng lò xo
E. Dưới biểu mô buồng trứng có màng trắng
4. Cấu tạo vòi tử cung:
A. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển





B. Biểu mô trụ có lông giả
C. Biểu mô gồm tế bào trụ có lông chuyển điển hình
D. Biểu mô có tế bào không có lông với vi nhung mao liên tục
E. Tầng niêm mạc, tầng cơ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×