LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Dự báo thủy văn biển” nhằm cung cấp cho sinh viên hải dương học những khái
niệm và nguyên lý cơ bản xây dựng những dự báo về những đặc trưng chế độ thủy văn các biển và
đại dương.
Phần mở đầu và chương 1 nêu lên những nhiệm vụ và tầm quan trọng của các dịch vụ thông
tin thủy văn cho các hoạt động kinh tế, khái quát các nguồn dữ liệu mà nhà hải dương học có thể
thu thập khi hình thành các tài liệu phục vụ thông tin và làm dự báo. Ở đây cũng mô tả về nội dung
và những đặc điểm của mỗi dạng dữ liệu theo nghĩa lợi dụng nó khi xây dựng các phương pháp dự
báo.
Chương 2 giới thiệu những nguyên lý vật lý và những phương pháp chung nhất để xây dựng
các mô hình dự báo. Thủ tục phân tích hồi quy với tư cách là công cụ chủ yếu để nhận các phương
trình dự báo được xét chi tiết. Phần còn lại của chương 2 mô tả những cách đánh giá chất lượng các
phương pháp dự báo.
Vì phần lớn các sơ đồ dự báo những tham số thủy văn biển dựa trên tương tác đại dương khí
quyển, các chương 3 và 4 mô tả những phương pháp tính tới hoàn lưu khí quyển, đặc điểm của các
trường khí áp, trường gió và các hợp phần cân bằng nhiệt, trong đó chú trọng những phương pháp
thể hiện giải tích các trường khí tượng và hải văn.
Các chương từ 5 đến 8 giành tổng quan những phương pháp cụ thể được dùng rộng rãi để dự
báo từng tham số động lực và nhiệt độ nước đại dương.
Một số ví dụ về dự báo dài hạn và những giả thiết, những phát hiện của các nhà khoa học nổi
tiếng về những biến động dao động chung của hệ thống khí quyển − đại dương như là
cơ sở của dự
báo siêu hạn được giới thiệu trong chương 9.
Cuốn sách này được viết dựa theo cuốn sách giáo khoa cùng tên của các tác giả K. I.
Kyđriavaia, E. I. Seriakov và L. I. Scriptunova, xuất bản năm 1974 và cuốn cẩm nang “Hướng dẫn
về dự báo thủy văn biển” năm 1994 của Viện Nghiên cứu Khoa học Khí tượng Thủy văn Liên bang
Nga.
4
MỞ ĐẦU
1. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA PHỤC VỤ THỦY VĂN CHO CÁC CƠ SỞ KINH TẾ
Phục vụ khí tượng thủy văn cho các lĩnh vực có liên quan đến biển của kinh tế
là nhiệm vụ cơ bản của công tác phục vụ dự báo biển mà lịch sử phát triển của nó
luôn luôn gắn liền với những hoạt động của con người. Với sự phát triển của hàng
hải, xây dựng thủy công trình ở biển, những đòi hỏi về phục vụ thủy văn cho các
cơ sở kinh tế như các tài liệu tổng quan, những thông tin và dự báo thủy văn càng
ngày càng tăng và thay đổi về nội dung, chất lượng và hình thức.
Thông thường người phân loại tài liệu tổng quan gồm những kiến thức về
trạng thái của biển ở những thời gian đã qua, thông tin là trạng thái của biển trong
thời gian hiện tại, còn dự báo là những thông tin, những nhận định có cơ sở khoa
học về trạng thái của biển trong tương lai. Tất cả các dạng phục vụ thủy văn này
đều có ý nghĩa to lớn đối với hàng hải, ngành đánh bắt hải sản, xây dựng thủy công
trình và phòng thủ đất nước.
Đối với một nước có ngành giao thông đường biển và đội tàu đánh cá phát
triển, có nhiều hải cảng thì dĩ nhiên những đòi hỏi phục vụ thủy văn biển càng
nhiều và công tác nghiên cứu chế độ thủy văn của các biển và đại dương càng mở
rộng.
Mỗi ngành kinh tế, mỗi hoạt động của con người trên biển đòi hỏi những dạng
tài liệu khác nhau về biển. Nếu như để thiết kế các công trình kỹ thuật trên biển và
ven bờ biển người ta cần những tài liệu về chế độ nhiều năm (các giá trị trung
bì
nh, cực đại, cực tiểu của các yếu tố khí tượng, vật lý thủy văn, tần số lặp lại của
chúng), thì đối với hàng hải, dẫn dắt tàu, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật trong biển,
người ta cần cả những thông tin "thời tiết" đang có của biển lẫn những dự báo về
các yếu tố thủy văn biển như sóng, dòng chảy và những dự báo này thường c
ó ý
nghĩa lớn hơn.
Ngày nay, bên cạnh việc đảm bảo an toàn chạy tàu trên biển, người ta còn
quan tâm tới hiệu quả cao nhất của mỗi chuyến chạy tàu. Tại các nước có ngành
kinh tế giao thông biển phát triển như Anh, Mỹ, Nga ngành phục vụ thủy văn còn
đảm nhận cả dịch vụ đảm bảo những đường bơi tối ưu cho các tàu viễn dương. Đây
là một
hình thức phục vụ thủy văn mới và hứa hẹn, đang phát triển mạnh mẽ. Đồng
thời hình thức phục vụ này lại đề ra những yêu cầu lớn hơn đối với các dự báo gió,
dòng chảy, sóng, độ đóng băng trên những vùng rộng lớn của đại dương.
Ngành cá biển và công nghiệp khai thác khoáng sản và dầu khí trên biển cũng
5
cần nhiều thông tin về trạng thái của biển. Những tháp khoan, những cầu nối,
đường ống được thiết kế, xây dựng ở vùng thềm lục địa để khai thác dầu, khí và
các khoáng sản khác cũng cần được phục vụ thủy văn một cách toàn diện. Trong
xây dựng các công trình kỹ thuật và khai thác cá ở miền bờ, những dự báo về sóng,
dòng chảy, dao động mực nước và các hiện tượng băng (đối với các nước ở vùng vĩ
độ cao) vô cùng quan trọng.
Phục vụ thủy văn biển thâm nhập cả vào các hoạt động của hải quân. Ở đây
cần thiết những dự báo dao động mực nước biển, dòng chảy, thời gian xuất hiện
những hiện tượng băng. Lịch sử biết đến nhiều cuộc dự báo trôi mìn đã ngăn chặn
nguy hiểm cho bao nhiêu sinh mạng con người và tàu thuyền, những dự báo điều
kiện thủy văn và động lực biển cho các cuộc đổ bộ quân đội. Gần đây, do phát
triển của hạm tàu ngầm hoạt động trong biển và đại dương, người ta đặc biệt quan
tâm đến vai trò của những dự báo đặc thù như dự báo về phân bố theo phương
thẳng đứng của nhiệt độ nước đại dương, diễn biến của các lớp đột biến nhiệt độ,
mật độ ở các vùng biển khác nhau.
Ở nhiều nước, việc thông báo kịp thời cho các cơ sở sản xuất, các cơ quan nhà
nước về những hiện tượng thủy văn nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm như các vụ
nước dâng, nước dạt lớn, sóng thần, đóng phủ băng đối với tàu thuyền có ý nghĩa
hết sức quan trọng.
Như vậy, ngành phục vụ khí tượng thủy văn đã và đang thực hiện những
nhiệm vụ đa dạng. Hiệu quả của sự phục vụ, dĩ nhiên, càng ngày càng tăng và quy
định một mặt bởi các hoạt động sản xuất, kinh tế và các lĩnh vực khác của con
người ngày càng phát triển rộng và sâu, yêu cầu dung lượng khoa học kỹ thuật cao
hơn, mặt khác bởi trình độ các phương pháp nghiên cứu và dự báo biển ngày một
hoàn thiện. Hai mặt đó quan hệ hữu cơ với nhau và luôn thúc đẩy nhau phát triển.
2. CÁC KHÁI NIỆM THÔNG TIN THỦY VĂN BIỂN VÀ DỰ BÁO THỦY VĂN BIỂN
Các thông tin thủy văn biển là các tài liệu quan trắc, kết quả xử lý tài liệu
quan trắc về thủy văn biển và đại dương, tập hợp những công trình nghiên cứu của
các cơ quan phục vụ dự báo biển nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh tế, kỹ thuật,
những tư liệu về trạng thái của biển trong ngày qua và trong một thời kỳ ngắn đã
qua (đến 10 ngày). Những tư liệu này giúp đánh giá hoàn cảnh, tình huống thủy
văn trên biển (như sóng, hải lưu, nhiệt độ, phân bố băng ). Nếu không quán xuyến
được trạng thái
của biển ở thời điểm hiện tại thì cũng không thể lập được dự báo
hoàn cảnh thủy văn biển trong tương lai.
Dự báo thủy văn biển là đoán trước, tính trước một cách có cơ sở khoa học
những thay đổi của các đặc trưng thủy văn, một hiện tượng nhất định hay một yếu
tố của chế độ thủy văn dựa trên những sự hiểu biết về các quy luật vật lý thủy
quyển và khí quyển có tính đến các điều kiện địa lý, tự nhiên địa phương. Trong
các dự báo phải phản ánh được đặc trưng định lượng và định tính của h
iện tượng
dự báo và thời gian xuất hiện của nó trong một vùng hay một địa điểm cụ thể.
Lập và đưa ra các dự báo là giai đoạn quan trọng và đầy trách nhiệm trong
6
công việc của cơ quan phục vụ dự báo. Yêu cầu và đòi hỏi của các cơ sở kinh tế
trong lĩnh vực dự báo biển rất lớn và ngày càng gia tăng.
7
CHƯƠNG 1 - THÔNG TIN THỦY VĂN BIỂN
1.1. MẠNG LƯỚI THÔNG TIN
Nguồn để nhận thông tin có hệ thống về trạng thái hiện tại của biển là những
quan trắc của các trạm khí tượng thủy văn trên bờ và trên tàu khảo sát, nghiên cứu,
các tàu thời tiết, các trạm phao hoạt động độc lập, những quan trắc hải dương học
từ máy bay và vệ tinh.
Tổ chức thực hiện mạng lưới thông tin hải dương học thường rất tốn kém và
phức tạp. Mạng lưới thông tin được tổ chức sao cho số trạm thông tin càng ít càng
tốt, song vẫn đảm bảo được công tác phục vụ bình thường. Muốn vậy phải tuân thủ
những yêu cầu sau đây:
1) Phải đáp ứng được những đòi hỏi của các cơ sở kinh tế;
2) Phải đảm bảo tính đặc trưng của các dữ liệu thu được;
3) Phân bố các lưới thông tin phải phù hợp với sự cần thiết tìm hiểu đặc điểm
thủy văn, phù hợp kích thước của biển, vịnh, eo biển
4) Phải có các phương tiện liên lạc đảm bảo truyền thông tin an toàn và kịp
thời.
Những đài, trạm khí tượng thủy văn ven bờ cung cấp những số liệu, tin tức
đặc trưng cho chế độ khí tượng thủy văn ở vùng gần bờ và có thể một phần vùng
biển lân cận. Nguồn thông tin này từ lâu vẫn là
nguồn cơ bản trong công tác của
các cơ quan dự báo biển. Đặc điểm quý giá nhất của nguồn dữ liệu này là nó cung
cấp những dữ liệu đầy đủ, liên tục và chính xác nhất. Những thông tin do nguồn
này cung cấp thường được dùng trong những nghiên cứu khoa học, trong khi xây
dựng và kiểm nghiệm các phương pháp dự báo.
Các trạm khí tượng thủy văn trên tàu được tổ chức trên
những tàu hàng hải,
tàu đánh cá và các tàu nghiên cứu khoa học. Nhìn chung cho đến ngày nay số trạm
kiểu này trên thế giới đã tương đối nhiều. Tuy nhiên chúng phân bố không đều trên
đại dương và các biển, phân bố không đều về thời gian hoạt động và thành phần
các quan trắc. Thông thường phần lớn các tàu hoạt động trên đại dương và biển
cung cấp những số liệu quan trắc tối thiểu về các yếu tố khí tượng biển, một vài
yếu tố thủy văn mặt biển. Chỉ có những tàu khoa học chuyên dụng mới thực hiện
quan trắc đầy đủ các yếu tố, trong đó có những trạm hải văn nước sâu, trạm hải
văn liên tục là dạng dữ liệu phục vụ những mục đích nghiên cứu chuyên sâu.
Những tàu khoa học thực hiện một tập hợp đầy đủ những quan trắc và nghiên cứu
th
eo một chương trình được cân nhắc trước theo những mục tiêu, nhiệm vụ chuyên
8
môn. Những số liệu thu được có giá trị đặc biệt quan trọng khi xây dựng các
phương pháp dự báo, hoàn thiện những mô hình về các quá trình, tham số hoá các
quá trình
Bắt đầu từ những năm hai mươi người ta tổ chức mạng lưới các tàu khoa học
gọi là "tàu thời tiết" ở đại dương nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện các quá
trình khí quyển trên đại dương và các quá trình vật lý trong nước biển để hoàn
chỉnh các dự báo thời tiết. Tài liệu quan trắc trên các tàu này được nhiều trung tâm
khí tượng học và hải dương học sử dụng trong công tác dự báo, phục vụ. Chương
trình hoạt động và quan trắc gồm:
a) Các quan trắc khí tượng, cao không, hải dương học, địa vật lý tiêu chuẩn
và chuyên dụng tại một số vùng xác định của đại dương;
b) Thu thập từ các trung tâm của thế giới và từ các vệ tinh những thông tin
còn thiếu để dùng vào công tác thực dụng ngay trên tàu và truyền tới các cơ quan
phục vụ khí tượng thủy văn trên lục địa;
c) Phục vụ cho hàng hải, đánh cá, hàng không tại vùng hoạt động của tàu thời
tiết bằng những bản tin về trạng thái đã qua của khí quyển và đại dương, bằng các
bản dự báo, các thông báo về bão, những chỉ dẫn
Để nghiên cứu chế độ thủy văn, khí tượng vùng Bắc Băng Dương người ta đã
sử dụng nhiều trạm khí tượng vô tuyến tự động và các hải đăng vô tuyến.
Nhằm tiếp tục hoàn thiện các phương pháp dự báo thủy văn biển cần có những
chu trình quan trắc dài ở đại dương theo một mạng lưới đủ dày các điểm quan trắc.
Vì không thể thực hiện công việc đó trên những khoảng không gian rộng do những
nguyên nhân kỹ thuật, người ta buộc phải thực hiện nghiên cứu trong phạm vi một
bãi thử nghiệm nào đó gọi là poligôn: kết hợp hoạt động của một số tàu khảo sát
với nhiều trạm phao có trang bị những máy tự ghi để khảo sát và nghiên cứu sâu
sắc, toàn diện một vùng dự định.
Thông tin từ các trạm phao đại dương được truyền vào bờ tới các trung tâm
nghiên cứu bằng vô tuyến hoặc chuyển tiếp thông qua các vệ tinh.
Theo quyết định của Uỷ ban Hải dương học Quốc tế (IOC) của U
NESCO và
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) một chương trình hợp tác khoa học quốc tế đã
được thành lập, đó là Hệ thống các trạm đại dương toàn cầu liên hợp (Global
Ocean Observing System - GOOS), gồm 26 nước tham gia [12]. Từ năm 1972 các
nước đã bắt đầu trao đổi thông tin về trạng thái đại dương (dữ liệu về phân bố
thẳng đứng của nh
iệt độ nước nhận từ các tàu nghiên cứu khoa học, tàu thời tiết ở
Bắc Đại Tây Dương). Nhờ một hệ thống liên lạc vô tuyến toàn cầu do Tổ chức Khí
tượng Thế giới tổ chức, mỗi một nước đều nhận được thông tin về trạng thái đại
dương.
Vào những năm gần đây bắt đầu mở mang việc sử dụng hàng không để tiến
hà
nh quan trắc hải văn. Sử dụng máy bay để quan trắc băng tạo ra khả năng chụp
ảnh nhanh được bức tranh trạng thái, phân bố băng ở các biển. Bắt đầu từ năm
1965 ở Liên Xô đã thực hiện chụp ảnh từ máy bay trường nhiệt độ nước mặt biển
9
bằng nhiệt kế bức xạ. Chụp ảnh máy bay trường nhiệt độ nước mặt biển có ý nghĩa
quan trọng trực tiếp phục vụ các cơ quan đánh cá trên biển khơi. Bằng ảnh máy
bay cũng thu được các trường dòng chảy biển trên những vùng không gian rộng
lớn, điều rất quan trọng khi thiết lập đầu vào của các mô hình dự báo.
Thông tin quan trọng nhất có thể nhận được nhờ quan trắc từ vệ tinh. Đã từ
lâu nay, khi lập thông tin thủy văn biển người ta sử dụng rộng rãi những dữ liệu
nhận từ các vệ tinh khí tượng. Dựa theo những ảnh vệ tinh thu được, các nhà khí
tượng nghiên cứu sự biến đổi của các dòng không khí, phát hiện những tâm xoáy
thuận, tìm ra những front khí quyển, phân bố lượng và dạng mây trên vùng không
gian lớn. Nhờ có vệ tinh dễ nhận ra những miền hoạt động dông, miền giáng thủy
và nhiều yếu tố khác quan trọng đối với các nhà khí tượng. Cũng dựa theo những
tài liệu này có thể rút ra những dẫn liệu cho các nhà hải dương học. Thí dụ, dựa
theo những tấm ảnh vệ tinh, nếu mây không che khuất thì có thể nhận rõ đường bờ
biển hay đại dương, vị trí miền băng, biên giới băng với mật độ khác nhau, đường
viền những khoảng nước thoáng lớn, hình dạng và kích thước những cánh đồng
băng, những kênh nước thoáng giữa các cánh đồng băng trôi.
Với việc thành lập những vệ tinh hải dương học chuyên dụng, rõ ràng sẽ trở
thành hiện thực khả năng nghiên cứu không những trạng thái băng biển mà tập hợp
được đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong biển: các dòng biển nóng, dòng biển lạnh,
dao động mực nước, các hiện tượng triều, sự thành tạo và phát triển sóng, sự thay
đổi cân bằng nhiệt và các quá trình sinh học, địa chất học khác. Người ta đã dựa
theo những ảnh vệ tinh mà thiết lập mối liên hệ giữa các xoáy mây với các vùng
sóng bão ở Bắc Đại Tây Dương, biên giới, kích thước, đường di chuyển và phát
triển của chúng. Và những dữ liệu này rất quý giá khi xây dựng các dự báo và
thông báo bão cho những tàu biển, lập đường bơi tối ưu cho tàu Nguồn thông tin
từ vệ tinh và chụp ảnh máy bay ngày nay là nguồn dữ liệu xuất phát chính cho các
mô hình dụ báo thời tiết, khí hậu và hải văn.
1.2. NỘI DUNG VÀ THỨ TỰ THU THẬP CÁC DỮ LIỆU VỀ TRẠNG THÁI BIỂN
Để đảm bảo tính so sánh được và tính đồng nhất của tất cả các quan trắc thủy
văn biển, người ta phải thực hiện chúng theo những tài liệu chỉ dẫn. Khi đã thực
hiện một khối lượng định trước các quan trắc và chỉnh lý các kết quả quan trắc,
người quan trắc truyền chúng về các cơ quan phục vụ dự báo biển dưới dạng mã
theo các đường liên lạc khác nhau.
Nội dung của các dữ liệu thông tin về trạng t
hái biển và đại dương được xác
định bằng các bảng mã tồn tại dùng để truyền thông tin.
1) Điện báo thông tin truyền từ mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn ven bờ
chứa các dữ liệu về:
• Ký hiệu trạm, ngày và thời hạn quan trắc;
• Hướng và tốc độ gió;
• Tầm nhìn xa về phía biển;
10
• Nhiệt độ nước và không khí;
• Trạng thái mực nước biển;
• Sóng biển và sóng vỗ bờ;
• Trạng thái phủ băng (đối với các biển có băng).
2) Điện báo từ những trạm khí tượng thủy văn trên tàu chứa những dữ liệu về:
• Tọa độ tàu, ngày và thời hạn quan trắc;
• Hướng và tốc độ gió;
• Tầm nhìn xa ngang;
• Thời tiết vào hạn quan trắc và giữa các hạn;
• Áp suất khí quyển và nhiệt độ không khí;
• Lượng mây;
• Độ dịch chuyển của tàu;
• Nhiệt độ nước mặt biển;
• Sóng gió và sóng lừng;
• Trạng thái phủ băng mặt biển (nếu có).
3) Điện từ các tàu nghiên cứu khoa học thực hiện quan trắc hải văn nước sâu
có bổ sung thêm những dữ liệu sau:
• Tọa độ và thời gian quan trắc;
• Độ sâu của biển và các tầng quan trắc;
• Nhiệt độ, độ muối và dòng chảy ở các tầng.
Càng ngày càng có nhiều phương pháp mới được đưa vào hệ thống quan trắc,
thu thập và truyền tin khí tượng thủy văn. Tại nhiều nước công tác quan trắc, xử lý
và giải thích thông tin khí tượng thủy văn đã ở trình độ tự động hoá rất cao. Ngoài
ra người ta còn phát triển những phương pháp, những phần mềm để cập nhật và hoà
trộn các thông tin linh hoạt mới nhận được với n
hững thông tin có sẵn, suy dẫn các
dữ liệu về hệ thống lưới chuyên dụng của các phần mềm của mô hình tính toán
chẩn đoán và mô hình dự báo
1.3. ĐẢM BẢO DỮ LIỆU THỦY VĂN CHO CÁC NGÀNH KINH TẾ
Việc đảm bảo khí tượng thủy văn cho các ngành kinh tế nhằm mục đích thoả
mãn những yêu cầu về trạng thái biển và thời tiết của các cơ sở sản xuất như trong
các ngành hàng hải, đánh cá, xây dựng trên biển, nông nghiệp và quốc phòng. Các
cơ quan nghiên cứu của ngành khí tượng thủy văn cùng với những cơ sở sản xuất
tiến hành lập trước những kế hoạch phục vụ, trong đó chỉ rõ cơ sở được phục vụ
cần những thông tin khí tượng t
hủy văn nào và thời hạn cụ thể ra sao.
Tập hợp những công việc của các cơ quan dự báo biển để thoả mãn kịp thời,
11
đầy đủ những tài liệu thủy văn cho các cơ sở kinh tế gọi là đảm bảo thủy văn. Về
phương diện này, các tài liệu thủy văn biển được chia ra làm hai loại: tài liệu phục
vụ linh hoạt và tài liệu chế độ.
Những tài liệu phục vụ linh hoạt nêu rõ trạng thái đã qua và sắp tới của các
điều kiện thuỷ văn. Những tài liệu chế độ trình bày về những đặc trưng của các
yếu tố qua một thời kỳ nhất định, tính biến động của chúng, tần suất và độ bảo
đảm.
Các tài liệu thuỷ văn phục vụ linh hoạt bao gồm:
1) Thông tin về các điều kiện thuỷ văn đã và đang diễn ra;
2) Các dự báo những yếu tố thuỷ văn trong tương lai với những thời hạn khác
nhau;
3) Báo trước về sự xuất hiện và phát triển của các hiện tượng đặc biệt nguy
hiểm và nguy hiểm;
4) Những chỉ dẫn về cách đánh giá đúng nhất và về cách thức sử dụng các tài
liệu phục vụ linh hoạt trong hoạt động sản xuất của các cơ quan được phục vụ.
Những tài liệu sau đây thuộc về tài liệu chế độ:
1) Các cẩm nang khoa học - kỹ thuật và các văn bản tiêu chuẩn;
2) Các niên lịch khí tượng thủy văn và lịch tháng;
3) Các atlas và các bản đồ phân bố những yếu tố thuỷ văn cơ bản;
4) Các công báo thuỷ văn cơ bản và các bảng biểu.
Phục vụ thuỷ văn được tiến hành bằng các cách sau:
a) Các báo cáo của nhân viên phục vụ khí tượng thủy văn cho lãnh đạo các cơ
quan được phục vụ về các điều kiện thuỷ văn đã d
iễn ra và sắp tới;
b) Cung cấp các tài liệu thuỷ văn (các dự báo, các thông báo trước về bão
biển);
c) Sự tham gia của các chuyên viên phục vụ khí tượng thuỷ văn tại các hội
nghị;
Các tài liệu thuỷ văn có thể được truyền đi theo rađio, các đường liên lạc trực
tiếp, điện thoại, điện tín; vô tuyến truyền hình, bưu điện hay chuyển trực tiếp.
Với sự phát triển nền kinh tế và xã hội và sự trưởng thành của
khoa học sẽ
ngày càng phát sinh thêm những nhu cầu về thông tin hải văn và những hình thức
cung cấp thông tin hải văn.
1.4. CHỈ DẪN SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU THUỶ VĂN
Trong các chỉ dẫn những người công tác khí tượng thủy văn đề đạt với các cơ
sở sản xuất những cách thức sử dụng hữu ích nhất những điều kiện khí tượng thủy
văn sắp xảy ra trong việc đặt kế hoạch và xúc tiến những hoạt động sản xuất hay
12
những bước ngăn đe làm giảm tác hại của các hiện tượng thủy văn đến hoạt động
của các ngành kinh tế.
Để xây dựng những bản chỉ dẫn thì nhà dự báo cần phải: 1) có dự báo thủy
văn khá tin cậy; 2) thông hiểu các đặc điểm hoạt động sản xuất của cơ quan được
phục vụ; 3) biết các đặc điểm về mùa của chế độ thủy văn ở lãnh thổ phục vụ và
các dị thường của nó có thể xảy ra.
Yêu cầu đối với các chỉ dẫn là ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu cho người
dùng.
Những bản chỉ dẫn có thể được lập ra do yêu cầu của các cơ quan sản xuất
được phục vụ hay cũng có thể do sáng kiến của các cơ quan phục vụ khí tượng
thủy văn.
13