Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC: "PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG VỀ PHÂN LOẠI HỆ THỰC VẬT CÓ MẠCH Ở CÁT LỘC, PHÂN KHU PHÍA BẮC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.34 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG VỀ PHÂN LOẠI HỆ
THỰC VẬT CÓ MẠCH Ở CÁT LỘC, PHÂN KHU
PHÍA BẮC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH
LÂM ĐỒNG

Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài
Đại học Quốc gia Hà Nội

1. MỞ ĐẦU

Hiện nay, đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật
nói riêng đang được rất nhiều nhà khoa học sinh học quan
tâm đến trong những năm gần đây. Con người sống được là
nhờ vào sự đa dạng sinh vật, chúng là nguồn cung cấp thức
ăn, nguồn nước uống, không khí trong lành. Đa dạng sinh
học đã cung cấp dược liệu trị bệnh cho con người và cung
cấp các nguyên liệu khác cho công nghiệp khác. Đa dạng
sinh học tạo ra cái đẹp của thiên nhiên, cái cảm hứng cho
con người, chúng rất quan trọng đã định rõ tính nhân văn
và làm giàu thêm đời sống tinh thần của chúng ta.

Đa dạng sinh học đang bị suy thoái nghiêm trọng do chiến
tranh, du canh, du cư, khai thác không hợp lý làm thất thoát
nặng nề các nguồn tài nguyên thực vật, kéo theo sự mất cân
bằng về sinh thái.

Để góp phần giải quyết những vấn đề kể trên, việc nghiên
cứu tính đa dạng của các hệ thực vật có ý nghĩa rất lớn.
Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu kết quả đánh giá
tính đa dạng của hệ thực vật ở Cát Lộc thuộc Vườn Quốc
gia Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở cho công tác bảo


tồn.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Đa dạng về phân loại trong các ngành

Hệ thực vật khu vực Cát Lộc có 5 ngành thực vật có mạch
với tổng số 774 loài, 510 chi, 151 họ. Các loài, chi và họ
phân bố không đồng đều trong các ngành (xem bảng 1).
Qua bảng 1, sơ đồ 1 chúng ta thấy phần lớn các taxon tập
trung trong ngành Magnoliophyta với 124 họ chiếm
82,12%, 464 chi chiếm 90,98% và 692 loài chiếm 89,41%
so với tổng số họ, chi, loài của hệ thực vật, tiếp đến là
ngành Polypodiophyta 21 họ chiếm 13,91%, 39 chi chiếm
7,65% và 72 loài chiếm 9,30%. Các ngành còn lại
(Psilotophyta, Lycopodiophyta, Pinophyta) chiếm tỉ lệ
không đáng kể, tổng số họ, chi và loài của các ngành này
chỉ chiếm tương ứng là 3,97%; 1,37%, 1,29% tổng số họ,
chi và loài của toàn hệ thực vật Cát Lộc.
Bảng 1. Sự phân bố họ, chi, loài và tỷ lệ % của chúng theo
các ngành ('.' = 'ophyta')



Việc so sánh cấu trúc thành phần loài của một hệ thực vật
thành viên trong tổng thể hệ thực vật Việt Nam sẽ cho ta
thấy được vai trò của hệ thực vật đó. Thực vậy, khi so sánh
với hệ thực vật Việt Nam ta thấy rằng không có sự thay đổi
lớn về tỷ lệ % số loài trong các ngành mặc dù Cát Lộc
không có ngành Equisetophyta nhưng đó là một ngành có

số lượng rất ít và phân bố không rộng rãi trên toàn diện tích
tự nhiên của cả nước. Điều chú ý ở đây không phải là sự
thấp hơn một chút về tỷ lệ của ngành Mộc lan -
Magnoliophyta của Cát Lộc so với Việt Nam mà là sự cao
hơn hẳn về tỷ lệ của ngành Dương xỉ - Polypodiophyta,
điều này cho thấy Cát Lộc là một trong những nơi rất giàu
loài Dương xỉ, đây là những dấu hiệu chỉ ra khu vực có
điều kiện môi trường ẩm, thuận lợi, cho việc phát triển của
một hệ thực vật nhiệt đới. Nếu so sánh về diện tích, Cát
Lộc chỉ chiếm 0,093% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam,
khu vực này đã đóng góp tới 7,3% tổng số loài hiện biết ở
Việt Nam.



Để thấy rõ hơn sự đa dạng trong các taxon thực vật, chúng
tôi tiến hành khảo sát sâu hơn ngành Hạt kín
(Magnoliophyta), trong ngành này có hai lớp: Lớp Mộc lan
(Magnoliopsida) và lớp Loa kèn (Liliopsida) (Xem bảng 3).

Qua bảng 3 chúng ta thấy Magnoliopsida với 98 họ chiếm
64,9%, 349 chi chiếm 68,43% và 523 loài chiếm 67,57%
của hệ. Trong đó Liliopsida có 26 họ chiếm 17,22%, 115
chi chiếm 22,55% và 169 loài chiếm 21,83% của hệ. Như
vậy số lượng taxon của Magnoliopsida chiếm ưu thế tuyệt
đối so với số họ, chi, và loài của ngành. Tỷ lệ số loài của
hai lớp là 3,09/1 tức là cứ 3,09 loài thuộc lớp Mộc lan mới
có một loài thuộc lớp Loa kèn.




So sánh với các khu hệ thực vật khác thấy rằng tỷ lệ này ở
Cát Lộc thấp hơn cả: Pù Mát: 5,22/1, Sa Pa - PSP: 4,23/1
Cúc Phương: 3,29/1, Bạch Mã: 3,11/1.
Qua bảng 4 chúng ta thấy Magnoliopsida ở hệ thực vật Cát
Lộc tương tự như Bạch Mã và Sa Pa – Phan Si Pan, thấp
hơn các hệ thực vật còn lại là Cúc Phương và Pù Mát.
Ngược lại, Liliopsida của hệ thực vật Cát Lộc cũng như của
Bạch Mã, Sa Pa – Phan Si Pan cao hơn so với tất cả các hệ
thực vật còn lại.



Tính đa dạng còn thể hiện ở các chỉ số khác, chúng tôi còn
phân tích các chỉ số của các taxon hệ thực vật Cát Lộc đã
chỉ ra như sau: chỉ số họ là 5,13 (trung bình mỗi họ có 5,13
loài), chỉ số chi là 1,52 (trung bình mỗi chi có 1,52 loài) và
trung bình mỗi họ có 3,38 chi, tổng chỉ số là 10,02. So sánh
các chỉ số đó với các hệ thực vật khác ở bảng 6, chúng ta
thấy rằng chỉ số của hệ thực vật Cát Lộc thấp hơn tất cả các
hệ thực vật khác ở cả ba bậc phân loại họ, chi và loài. Điều
đó cho thấy mức độ đa dạng về thành phần loài của hệ thực
vật khu bảo tồn Cát Lộc thấp hơn so với các hệ thực vật
Bạch Mã, Pù Mát, Cúc Phương và Sa Pa - Phan Si Pan.



2.2. Đa dạng về phân loại các taxon dưới ngành

Để đánh giá mức độ đa dạng của họ, qua bảng danh lục

chúng tôi đã thống kê được những họ nhiều loài và nhiều
chi nhất (Bảng 6).

Qua bảng 6 chúng ta thống kê được 10 họ từ 13 loài trở lên,
chiếm 28,43% tổng chi và 32,56% tổng số loài của toàn hệ,
trong đó, họ đa dạng nhất là Poaceae (họ Hoà Thảo): 42
chi, 60 loài; Fabaceae (họ Đậu): 15 chi, 33 loài; Rubiaceae
(họ Cà phê): 21 chi, 31 loài; Euphorbiaceae (họ Thầu dầu):
13 chi, 30 loài… như vậy hầu hết các loài đa dạng của hệ
thực vật Cát Lộc đều là những họ giàu loài trong hệ thực
vật Việt Nam. tuy nhiên chúng ta lại không tìm thấy đại
diện của một họ rất đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới là
Orchidaceae trong số các họ đa dạng nhất này, điều đó
phần nào cho ta thấy Cát Lộc không phải là nơi có mức độ
đa dạng cao, nghèo nàn về sinh cảnh, không thuận lợi cho
sự tồn tại và phát triển của Phong lan. Điều đó cũng có thể
giải thích điều kiện ẩm ở Cát Lộc kém hơn nhiều so với các
nơi khác.



Đề cập đến các chi đa dạng là nói đến tính giàu loài của nó,
qua bảng danh lục chúng tôi đã thống kê được những chi có
nhiều loài nhất như sau (Bảng 7).

Từ bảng 7 cho chúng ta thấy hệ thực vật Cát Lộc có rất ít
các chi giàu loài, chỉ thống kê được 8 trên tổng số 510 chi
của toàn hệ với số loài từ 5 đến 10, chiếm tổng số 7,6%
tổng số loài của cả hệ, trong đó có một chi thuộc ngành
Dương xỉ, điều này một lần nữa khẳng định Cát Lộc là nơi

có độ đa dạng cao của Dương xỉ. Các chi đa dạng nhất của
hệ thực vật Cát Lộc là: Ficus (Moraceae): 10 loài; Calamus
(Arecaceae): 8 loài; Cyperus (Cyperaceae): 8 loài;
Lithocarpus (Fagaceae): 8 loài…



Như nhận xét ở trên, Cát Lộc có tỷ trọng
Magnoliopsida/Liliopsida thấp, điều này một lần nữa được
thể hiện qua các taxon dưới ngành đa dạng nhất, ở bậc họ,
có 3 trong số 10 họ thuộc về Liliopsida, chiếm 102 trên
tổng số 256 loài của 10 họ đa dạng nhất; ở bậc chi, có 2
trên tổng số 7 chi của ngành Mộc lan, chiếm 16 loài trên
tổng số 53 loài đa dạng nhất của ngành này.

KẾT LUẬN

Hệ thực vật khu vực Cát Lộc có tổng số loài là 774, số chi
là 510, thuộc về 142 họ của 5 ngành thực vật có mạch là
Psilotophyta, Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta
và Magnoliophyta, trong đó chủ yếu là Magnoliophyta với
89,41% về số loài, 90,98% về số chi và 82,12% về số họ;
tiếp theo là Polypodiophyta với % số họ, chi và loài lần
lượt là 13,91 - 7,65 - 9,3. Cát Lộc có tỷ lệ của
Polypodiophyta là khá cao cho thấy đây là nơi có môi
trường ẩm phù hợp với các loài Dương xỉ.
Tỷ lệ Magnoliopsida và Liliopsida ở ba bậc họ, chi và loài
lần lượt là 3,77; 3,03 và 3,09. Hệ thực vật Cát Lộc có chỉ số
đa dạng họ, chi là: 5,13 và 1,52.
Các họ đa dạng nhất gồm: Poaceae, Fabaceae, Rubiaceae,

Euphorbiaceae, Arecaceae, Cyperaceae, Moraceae,
Asteraceae, Melastomataceae, Annonaceae.
Các chi đa dạng nhất gồm: Ficus, Calamus, Cyperus,
Lithocarpus, Dalbergia, Desmodium, Lagerstroemia,
Lindsea.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Avenrianov L. V., 1994. Identification on Orchidaceae
of Viet Nam. Saint Peterburg.
2. Aubréville A., M. L. Tardieu - Blot, J. E. Vidal et Ph.
Mora (Reds.), 1960 - 1996. Flore du Cambodge, du Laos et
du Vietnam, fasc, 1-29. Paris.
3. Brummitt R.K, 1992. Vascular Plant Families and
Genera. Kew. Royal Botanic Gardens.
4. Brummitt R.K., C. E. Powell, 1992. Authors of Plant
Names. Royal Botanic Gardens. Kew.
5. Lecomte. H., 1907 - 1951. Flore générale de l’ Indo-
chine, 7 tomes. Paris.
6. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời, 1998. Đa dạng
thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan. Nhà
xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội.
7. Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993. Cây cỏ Việt Nam, 3 tập
6 quyển. Montréal.
8. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập
1-3. Nxb Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh.
9. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá
Thụ, 1996. Tính đa dạng thực vật Cúc Phương. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Tạp chí sinh học (số chuyên đề hệ thực vật Việt

Nam), 1994. Tập 16 – số 4. Trung tâm khoa học tự nhiên
và công nghệ quốc gia, Hà Nội.
11. Tạp chí sinh học (số chuyên đề hệ thực vật Việt
Nam), 1995. Tập 17 – số 4. Trung tâm khoa học tự nhiên
và công nghệ quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Nghĩa Thìn - Mai Văn Phô và tập thể, 2003.
Đa dạng sinh học hệ Nấm và Thực vật VQG Bạch Mã tỉnh
Thừa Thiên Huế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn, 2004. Đa
dạng thực vật VQG Pù Mát. (in press).


SUMMARY

DIVERSITY OF VASCULAR PLANTS IN CAT LOC
THE NORTHERN PART OF CAT TIEN NATIONAL
PARK, LAM DONG PROVINCE

Nguyen Nghia Thin, Vu Anh Tai
Vietnam National University, Hanoi

Cat Loc is the north part of Cat Tien National Park in the
province of Lam Dong. The flora of this area is relatively
rich and contains a mixture of tropical from southern and
native compounds. It is also supported by many plants from
typical monsoon forest. There are 774 species belonging to
510 genera in 151 families of 5 divisions: Magnoliophyta
(692 species, 464 genera, 124 families), Pinophyta (4
species, 3 genera, 3 families), Polypodiophyta (72 species,
39 genera, 21 families), Lycopodiophyta (5 species, 3

genera, 2 families), Psilotophyta (1 species, 1 genus, 1
family). In Magnoliophyta, the Magnoliopsida has greater
number of taxa (family, genus and species) than Liliopsida
does. The number of family, genus and species in
Magnoliopsida are about 3 times more than those in
Liliopsida. The mean number of species for each family is
5.13, the mean number of species per genus is nearly 1.52
and the mean number of genera per family is 3.38. The
mean number of taxa (family, genus and species) in Cat
Loc are all the lowest of those in: Cuc Phuong, Pu Mat,
Bach Ma and Sapa - Phansipan. The 10 most diverse
families (6.62%) contain 145 genera representing 28.43%
of the total genera and 252 species representing 32.56% of
the total species of the flora. The 8 species - rich genera
(1.57%) contain 59 species representing 7.6% of the total
species of the flora.

Người thẩm định nội dung khoa học: TS. Trần Minh Hợi

×