Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC: "MỘT LOÀI MỐI MỚI GIỐNG MACROTERMES (HOLMGREN) ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249 KB, 16 trang )

MỘT LOÀI MỐI MỚI GIỐNG MACROTERMES
(HOLMGREN) ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Văn Quảng
Trường Đại học khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà nội

Mối Macrotermes thuộc phân họ Macrotermitinae khá phổ
biến ở Việt nam, chúng có ý quan trọng đối với đê đập,
công trình xây dựng và cây trồng (Nguyễn Đức Khảm , Vũ
Văn Tuyển 1985). Bên cạnh đó, chúng còn có vai trò to lớn
trong việc phân giải thảm thực vật trả lại độ mùn cho đất
(Collin, 1977). Trong 5 năm qua, chúng tôi đã tiến hành
điều tra đa dạng sinh học của giống mối Macrotermes ở 22
tỉnh miền Bắc Việt nam nhằm phát hiện đầy đủ nguồn gen
của nhóm mối có ý nghĩa kinh tế này và đã tìm thấy một
loài mới tại vùng núi đá vôi của vườn Quốc gia Phong nha,
Quảng Bình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào đặc điểm hình thái ngoài của mối lính để định loại
và mô tả. Đo đạc các kích thước cơ thể mối theo phương
pháp của Roonwal (1969), sử dụng các tài liệu định loại
của các tác giả: Ahmad (1958, 1965), Thapa (1982),
Ahmad (1958, 1965), Roonwal and Chhotani (1962), Akhta
(1975), Thapa (1982), Li Guixiang, Ping Zheng-ming
(1983), Li Guixiang, Xiao Wei-Liang (1989), Tho (1992),
Nguyễn Tân Vương (1996) và Huang Fusheng et al. (2000)
.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



Sau đây là các dẫn liệu về hình thái và kích thước của loài
mối mới thuộc giống Macrotermes :
Loài Macrotermes phongnhaensis N.V.Quang sp. nov.

Mô tả:

Mối lính lớn: (hình 1, bảng 1)

Đầu mầu nâu đỏ, hàm trên mầu đen, gốc hàm mầu nâu đen;
râu, môi trên cùng mầu với đầu. Các tấm lưng ngực có mầu
nâu đỏ nhạt, tấm lưng ngực trước thẫm mầu hơn, mép các
tấm lưng ngực có mầu nâu đỏ thẫm. Các tấm lưng bụng và
chân có mầu nâu vàng, chân hơi nhạt mầu hơn. Đầu hầu
như không có lông cứng, trừ phần chân gốc môi và trán có
một số lông cứng. Môi trên có 2 hàng lông cứng chạy gần
như song song với 2 mép bên. Các tấm lưng ngực có một
số lông cứng, đặc biệt mép trước tấm lưng ngực trước có
một số lông cứng ngắn, dài xen kẽ. Số lượng lông cứng của
đốt bụng sau tăng nhiều hơn so với đốt bụng trước nó.
Chân có nhiều lông cứng, đặc biệt là ở phần ống chân.

Đầu hình chữ nhật, từ gốc râu trở về sau mép bên đầu song
song, đặc điểm này ít thấy ở loài Macrotermes nào khác
trong khu vực nghiên cứu. Từ gốc râu trở về trước, mép
bên đầu thu nhỏ, mép bên sau lượn tròn đều. Thóp nhỏ,
nằm ở giữa đầu. Mắt có dạng giọt nước mờ, nằm bên sau
hố râu. Nhìn nghiêng, phần trước giữa đầu hơi lồi lên; trán
phẳng và hơi lõm xuống; cằm cong vừa phải. Hàm trên thô
mập, phần ngọn uốn cong vào trong. Hàm trên trái có phần

ngọn nhỏ hơn và uốn cong hơn so với hàm phải. Mép trong
hàm trái ở phần gốc có 3 vết khắc sâu; tiếp sau là các vết
khắc nông dần về phía ngọn, ở 1/3 phần ngọn không có vết
khắc. Mép trong của hàm phải không có vết khắc ở gốc,
nhưng lại có một răng nhỏ dạng điểm đặc trưng, phần mép
hàm phía trên răng nhỏ này tại vị trí lõm vào của hàm còn
có 2 răng nhỏ dạng điểm sát nhau ở phần đĩa hàm, nên khi
nhìn thẳng từ trên xuống khó thấy. Như vậy hàm phải có 3
răng nhỏ dạng điểm nằm ở phần gốc. Môi trên hình vòm
hay hình lưỡi, chiều dài lớn hơn chiều rộng, chỗ rộng nhất
nằm ở phần giữa môi. Râu 17 đốt, đốt 3 dài gấp 2 lần đốt 2
và đốt 4, đốt 5 ngắn hơn đốt 4. Cằm có hình dạng á chữ
nhật, phần trước và phần sau phình to, chỗ rộng nhất nằm ở
phần trước của cằm, tại vị trí này mép bên lượn tròn hẹp có
góc, chỗ hẹp nhất nằm ở gần giữa của cằm. Tấm lưng ngực
trước hình yên ngựa, điểm giữa mép trước và mép sau lõm
vào. Vết lõm ở mép trước sâu nhưng hẹp hơn vết lõm ở
mép sau. Thùy bên lượn tròn hẹp, tấm lưng ngực giữa hẹp
hơn tấm lưng ngực sau và tấm lưng ngực trước, mép sau
lõm vào tương tự như vết lõm ở mép sau của tấm lưng
ngực trước, nhưng hơi nông hơn, mép bên lượn tròn hơi có
góc. Tấm lưng ngực sau rộng hơn tấm lưng ngực giữa
nhưng hẹp hơn tấm lưng ngực trước, mép sau hơi lõm vào
hoặc thẳng bằng. Mép bên lượn tròn hơi có góc nhưng
không rõ.
Bảng 1: Kích thước (mm) của 3 mối lính lớn và 2 mối lính
nhỏ
Macrotermes phongnhaensis sp. nov.

Mối lính nhỏ: (hình 1, bảng 1)


Đầu mầu nâu vàng; râu, môi trên cùng mầu với đầu; hàm
trên mầu nâu đen. Các tấm lưng ngực và bụng nhạt mầu
hơn đầu, riêng tấm lưng ngực trước có mầu thẫm hơn các
tấm còn lại; chân mầu vàng nâu nhạt.

Trên bề mặt đầu rải rác có một số lông cứng; chân gốc môi
có một vài lông cứng dài; các tấm lưng ngực cũng có một
số lông cứng, mép trước của tấm lưng ngực trước có các
lông cứng ngắn dài xen kẽ nhau. Các tấm lưng bụng có các
lông cứng không mọc thành hàng rõ rệt, số lượng các lông
cứng tăng lên theo trật tự các tấm lưng bụng từ trước ra
sau; ống chân có nhiều lông cứng hơn các phần khác của
chân.

Đầu hình á chữ nhật, phần giữa hơi phình to, 2 mép bên hơi
lượn sóng, chứ không phẳng như thường gặp ở các loài
khác, mép bên sau lượn tròn rộng. Thóp có dạng điểm nhỏ,
nằm dịch về phần giữa sau của đầu. Mắt rất mờ, hầu như
không quan sát thấy. Nhìn nghiêng, mép lưng đầu cong
nhẹ, chân gốc môi hơi lồi, mép bụng của đầu hơi cong hơn
so với mép lưng, cằm uốn cong tương tự như mép bụng.
Hàm trên mảnh, ngọn chỉ hơi uốn cong vào phía trong, hàm
trái có ngọn mảnh hơn, nhưng gốc lại lớn hơn so với hàm
phải. Mép trong hàm trái có một số vết khắc ở phần gốc
hàm, mép trong hàm phải trơn nhẫn. Môi trên hình lưỡi,
phần ngọn thu nhỏ, chiều dài lớn hơn chiều rộng; đỉnh mỡ
có hình tam giác, đỉnh tù. Cằm hình á chữ nhật, phần trước
phình to và cũng là phần rộng nhất của cằm; tại vị trí này,
mép bên lượn tròn không có góc, chỗ hẹp nhất nằm ở phần

sau của cằm. Tấm lưng ngực trước hình yên ngựa, điểm
giữa mép trước chỉ hơi lõm vào, điểm giữa mép sau lõm
vào rộng và sâu hơn, thùy bên lượn tròn hẹp. Tấm lưng
ngực giữa hẹp hơn tấm lưng ngực trước và sau, điểm giữa
mép bên sau cũng lõm vào, mép bên lượn tròn rộng. Tấm
lưng ngực sau lớn hơn tấm lưng ngực giữa nhưng hẹp hơn
tấm lưng ngực trước, mép sau hơi lõm vào, mép bên lượn
tròn không có góc.

So sánh:

Từ kết quả phân tích mẫu vật thu được, chúng tôi thấy, về
mặt hình thái và kích thước loài M. phongnhaensis sp. nov.
không giống với các loài thuộc giống Macrotermes được
mô tả trong


các tài liệu của Ahmad (1958, 1965), Thapa (1982), Ahmad
(1958, 1965), Roonwal and Chhotani (1962), Akhta (1975),
Thapa (1982), Li Guixiang, Ping Zheng-ming (1983), Ping
Zhengming, Li Guixiang, Xu Yueli (1985), Han Meizhinh
(1986), Li Guixiang, Xiao Wei-Liang (1989), Tho (1992),
Nguyễn Tân Vương (1996). Về đặc điểm đầu hình chữ
nhật, loài Macrotermes phongnhaensis sp. nov. gần giống
với loài M. planicapitatus và M. acrocephalus được mô tả
trong tài liệu của Huang Fusheng et al. (2000), nhưng có
thể phân biệt giữa chúng ở một số đặc điểm sau:

Mối lính lớn
Kích thước của đầu mối lính loài M. phongnhaensis lớn

hơn, chiều dài của đầu đến gốc hàm là 4,1-4,15 mm và
chiều rộng của đầu là 2,92-2,95mm, còn các số đo này ở
loài M. planicapitatus là 3,50-3,80mm và 2,60-2,80mm; ở
loài M. acrocephalus là 3,30mm và 2,59 mm.

Hàm phải của loài nghiên cứu có răng nhỏ, dạng điểm,
trong khi ở cả 2 loài so sánh không có đặc điểm này.

Mối lính nhỏ

Kích thước của đầu mối lính nhỏ của loài Macrotermes
phongnhaensis sp. nov cũng lớn hơn các loài so sánh, chiều
dài của đầu đến gốc hàm trên và chiều rộng của đầu tương
ứng là 2,05 mm và 1,65 mm. Loài M. planicapitatus có các
giá trị đo tương ứng là 1,70-1,80 mm và 1,30-1,50 mm; loài
M. acrocephalus là 1,75-1,99 mm và 1,38-1,58 mm.

Mép bên đầu của loài nghiên cứu lượn sóng, còn ở loài so
sánh có mép bên đầu nhẵn.
Chỗ hẹp nhất của cằm loài Macrotermes phongnhaensis
nằm ở phần sau của cằm trong khi ở loài M. planicapitatus
và loài M. acrocephalus lại ở phần trước của cằm.

MẪU VẬT:

Mẫu chuẩn (Holotypus, paratypus) có mã số QB 01807, do
Nguyễn Văn Quảng thu ngày 11 / 8/ 2001 trong cành gỗ
mục tại rừng núi đá của vườn Quốc gia Phong Nha, Quảng
Bình. Mẫu bao gồm 3 mối lính lớn, 2 mối lính nhỏ, 10 mối
thợ lớn và 8 mối thợ nhỏ, được lưu trữ tại Bộ môn Động

vật Không xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmad M., 1958: Key to Indo-Malayan termites - Part
I, Biologia, 4 (1): 33-118.
2. Ahmad M., 1965: Termites (Isoptera) of Thailand,
Bull. Amer. Mus. Nat. Hist., 131: 1-114.
3. Akhta M. S., 1974: Zoogeography of termites of
Pakistan, Pakistan J. Zool., 6: 84-104.
4. Collin, N. M. (1979), “The nest of Macrotermes
bellicosus (Smeathman) from Mokwa, Nigeria”, Insectes
Soc., 26 (3), pp. 240-246.
5. Huang Fusheng, Ping Zhengming, Li Guixing, Shu
Shimo, He Xiusong and Gao Daorong, 2000: Fauna Sinica,
Vol. 17, Science Press, Beijing. (In Chinese with English
summary and keys).
6. Nguyễn Đức Khảm – Vũ Văn Tuyển (1985): Mối và
kỹ thuật phòng chống mối, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.
5-228.
7. Li Guixiang, Ping Zhengming, 1983: Four new
species of the genus Macrotermes from south china
(Isoptera: Termitidae: Macrotermiticae), Acta
Zootaxonomica Sinica, 8 (2):183-195. (In chines with
English summary).
8. Li Guixiang, Xiao Wetliang, 1989: Eight new species
of the termites from Guangxi, China (Isoptera:
Rhinotermitidae, Termitidae), Acta Entomologica Sinica,
32 (4): 465-476. (In chines with English summary)

9. Roonwal, M. L. (1969), “Measurement of termites
(Isoptera) for taxonomic purposes”, J. Zool. Soc. India, 21
(1) pp. 9-66.
10. Thakur M. L., 1975: Zoogeography of termite fauna
of North-Western Himalayan region, Indian Forester, 101
(6): 341-345.
11. Thapa R. S., 1981: Termites of Sabah (East
Malaysia), Sabah Forest Rec., 12: 1-374.
12. Tho Y. P., 1992: Termites of Peninsular Malaysia,
Malayan Forest Records 36: 1-224.
13. Nguyễn Tân Vương, 1996: Một loài mối thuộc giống
Macrotermes Holmgren (Isoptera, Termitidae)”, Tạp chí
Sinh học, 18 (3): 5-8.


SUMMARY

A new species of Macrotermes Holmgren
(Isoptera, Macrotermitinae) in vietnam

Nguyen Van Quang
University of Natural Sciences

In this papers, a new species of genus Macrotermes found
in Phongnha National Park is described.

Major soldier

Head is rectangular, the width of head behind antenna
carinae is equal. Fontanelle is small and situated in middle

of head. Seen in profile, head is raised a little anterior half.
Mandibles are stout, the left one is more incurved at tip
than the right one. The inner margin of the left mandible is
with 3 deep crenulations at base, whereas the inner margin
of right mandible is without crenulation but has a small
tooth at base. Labrum is of dome shape, longer than broad,
broadest in middle. The antennae has 17 articles, the third
is twice as long as the second and fourth, the fifth is shorter
than the fourth. Postmentum is elongate, narrowest in
middle. Pronotum is emarginate in the middle of anterior
and posterior margins; mesonotum is narrower than pro-
and metanotum. The posterior margin of metanotum rather
straight.

Minor soldier

Head is subrectangular, rather wider in middle. The lateral
sides of head is slightly waved. Fontanelle is small and
placed a little posterior to middle. Seen in profile, head is
rather raised. Mandibles are slender, slightly incurved at
tips. The inner margin of the left mandible is with 2
crenulations at base, right mandible has no crenulation.
Labrum is of tongue shape, longer than broad. Postmentum
is subrectangular, broadest in anterior, narrowest in
posterior half. Pronotum is emarginate shallowly in the
middle of both anterior and posterior margin. Mesonotum
is narrower than pro- and metanotum.

Comparisions:


Macrotermes phongnhaensis (new species) resembles
Macrotermes planicapitatus and M. acrocephalus, but
differ in following features:

Major soldier:

- The head of major soldier of Macrotermes
phongnhaensis sp. nov. is larger than that of M.
planicapitatus and M. acrocephalus. The length of head to
side base of mandible of M. phongnhaensis sp. nov. is 4,10-
4,15mm and the maximum width of head 2,92-2,95mm
instead of 3,50-3,80mm and 2,60 – 2,80mm respectively (in
Macrotermes planicapitatus), 3,30mm and 2,59mm (in M.
acrocephalus).

- Inner margin of the right mandible of M.
phongnhaensis sp. nov. has a small tooth instead of having
no tooth in M. planicapitatus and M. acrocephalus.

- The postmentum of M. phongnhaensis sp. nov has
contructive sides in middle instead of having parallel lateral
sides in both M. planicapitatus and M. acrocephalus.

Minor soldier

• the lateral margins of head of minor soldier of
Macrotermes phongnhaensis sp. nov. are waved instead of
having no waved margins in M. planicapitatus and M.
acrocephalus.


• the broadest of postmentum placed in anterior half
instead of in posterior one in both M. planicapitatus and M.
acrocephalus

Holotypus: Phong nha National park, Quang binh province,
collected by Nguyen Van Quang, major and minor soldiers,
workers in the mountain forest, November, 8, 2001.

Người thẩm định nội dung khoa học: PGS. TS Nguyễn Anh
Diệp.

×