Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC: "TẢO GIÁP (DINOFLAGELLATA) VÙNG CỬA SÔNG LAM, NGHỆ AN" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.89 KB, 11 trang )

TẢO GIÁP (DINOFLAGELLATA) VÙNG CỬA
SÔNG LAM, NGHỆ AN

Lê Thị Thuý Hà, Võ Hành
Trường Đại học Vinh
Dương Đức Tiến
Trung tâm Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cửa sông Lam (Cửa Hội) tỉnh Nghệ An là nơi chuyển tiếp
giữa sông Lam (1 trong 9 con sông lớn nhất của Việt Nam)
và biển Đông, với sự phân bố của nhiều quần xã sinh vật
thích nghi và khá ổn định, trong đó có tảo giáp
(Dinoflagellata) [1, 2, 4, 5].

Bài báo này nhằm giới thiệu kết quả điều tra tảo giáp ở Cửa
Hội trong năm 2000 và 2001.

II. MẪU VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu tảo được thu bằng lưới vớt thực vật nổi N
0
75 ở tầng
mặt (0 - 20 cm) tại 3 điểm (2 điểm hai bên bờ và 1 điểm ở
giữa dòng) trên một mặt cắt ngang của cửa sông cách biển
khoảng 1 km và được cố định bằng foocmol 4%. Đã tiến
hành thu 4 đợt mẫu:

- Đợt 1 vào ngày 02 tháng 01 năm 2000 (nhiệt độ nước :
22,8


0
C ; độ muối trung bình 8‰)
- Đợt 2: vào ngày 09 tháng 11 năm 2000 (nhiệt độ nước :
21,5
0
C ;độ muối trung bình 5,33‰)
- Đợt 3: vào ngày 08 tháng 4 năm 2001 (nhiệt độ nước
:32,1
0
C ; độ muối trung bình 11,33‰)
- Đợt 4: vào ngày 13 tháng 10 năm 2001 (nhiệt độ nước
24,7
0
C ; độ muối trung bình 5,33‰).

Mẫu tảo được nhuộm bằng Calco Flo và được quan sát
dưới kính hiển vi Leica DMLB với độ phóng đại 100
đến1000 lần. Chụp ảnh bằng máy ảnh Leika MPS 60 và
Olympus.
Để định danh các loài tảo giáp, chúng tôi sử dụng các tài
liệu [6, 7, 8, 9 ] tham khảo thêm Hoàng Quốc Trương [ 5 ].
Công việc được tiến hành tại Trường Đại học Vinh và Viện
Hải dương học Nha Trang thuộc Trung tâm Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ Quốc Gia.
Xác định mức độ gặp theo thang Vislous [10 ] .

III. KẾT QUẢ

1. Sự đa dạng trong thành phần loài


Đã xác định được 21 loài tảo giáp, chúng thuộc 9 chi, 8 họ
và 3 bộ. Danh lục thành phần loài và mức độ gặp của chúng
đươc thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Danh lục thành phần loài tảo giáp và mức độ
gặp của chúng ở Cửa Hội (Sông Lam), tỉnh Nghệ An

Bộ có nhiều loài nhất là Gonyaulacales (17 loài), 2 bộ còn
lại Prorocentrales và Dinophysiales mỗi bộ mới gặp 2 loài.
Có 2 chi có số loài gặp nhiều nhất, đó là Ceratium (5 loài)
và Gonyaulax (4 loài),riêng các chi Alexandrium và
Peridinium mỗi chi gặp 1 loài. Đặc biệt đã phát hiện được
loài Alexandrium pseudogonyaulax (Bieccheler) Horiguchi
ex Kita & Fukuyo và Dinophysis caudata Saville-Kent là
những loài tảo độc .

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trương Ngọc An và
Hàn Ngọc Lương ở các cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và
sông Đáy (tỉnh Hà Nam Ninh) [1] thì số loài tảo giáp ở Cửa
Hội (cửa sông Lam) gặp nhiều hơn 3 loài (18 trên 21 loài
tương ứng), giữa chúng có 6 loài chung, đó là: Dinophysis
caudata, Ceratium furca, Ceratium fusus, Ceratium
trichoceros, Ceratium tripos và Pyrophacus horologium,
chúng đều là những loài có nguồn gốc ở biển, ưa nhiệt và
rộng muối.

2. Đặc điểm biến động thành phần loài tảo giáp ở Cửa
Hội (sông Lam)

Xét về mức độ gặp của các loài tảo giáp qua 4 đợt thu mẫu,
kết quả cho thấy có sự khác nhau rõ rệt. Ở đợt 1 (mẫu thu

vào 02/01/2000) và đợt 2 (thu ngày 09/11/2001) chỉ gặp 6
loài với tần suất thấp, đó là Prorocentrum micans,
Ceratium furca, Ceratium trichoceros, Peridinium
quinquecome, Protoperidinium oceanicum và
Protoperidinium cf. steinii. Những loài này thuộc diện phân
bố rộng ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đối chiếu
với các số liệu về nhiệt độ và độ mặn của nước tại thời
điểm thu mẫu thì nhiệt độ của nước ở cửa sông thấp (dưới
23 độ C) độ mặn không cao (dưới 8‰ ) là phù hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của các loài trên.

Kết quả phân tích mẫu của đợt 3 (thu vào ngày 08/4/2001)
chúng tôi đã xác định được 18 loài - chiếm 85,71% tổng số
loài đã được phát hiện, trong đó các loài thường gặp là:
Prorocentrum micans, Dinophysis caudata, Ceratium
trichoceros, Goniaulax polygrama, Protoperidinium cf.
steinii, đặc biệt Ceratium furca gặp ở mật độ rất cao. Xét
về nhu cầu sinh thái thì những loài trên chủ yếu đều là "cư
dân" của nước mặn và nước lợ. Tại thời điểm thu mẫu
thuộc vào mùa khô lưu lượng nước sông giảm xuống rõ rệt,
khối nước biển lấn át hẵn khối nước ngọt nên độ muối của
vùng Cửa Hội tăng lên và đạt 11,33‰ - cao nhất so với các
đợt thu mẫu khác ( ở cửa sông Hồng và sông Đáy độ muối
vào mùa khô cao nhất cũng chỉ tới 4,64‰ và 2,12‰ tương
ứng [1 ] ). Theo chúng tôi, đây chính là yếu tố có tính chất
quyết định sự phong phú về thành phần loài cũng như sự
hiện diện với mức độ cao của tảo giáp (Dinoflagellata ) vào
tháng 4 năm 2001 ở Cửa Hội.

Ở đợt 4, mẫu thu vào ngày 13/10/2001, lúc này ở Nghệ An

đang là mùa mưa, nước ngọt từ thượng nguồn của sông Cả
đổ về nhiều làm giảm độ muối ở vùng cửa Hội xuống còn
5,33‰, thời điểm này chúng tôi đã phát hiên được16 loài,
ngoại trừ Ceratium furca có tần số gặp tương đối cao, còn
các loài khác gặp ở mức độ ít. Xét về tính chất sinh thái của
các loài đã gặp, chúng tôi nhận thấy chúng đều là những
loài có thuộc tính ưa ấm và thích nghi với độ muối rộng.

IV. KẾT LUẬN

1. Thành phần loài tảo giáp (Dinoflagellata) ở Cửa Hội (
Sông Lam ) khá phong phú, đã xác định được 21 loài (trong
đó có 2 loài tảo độc - Alexandrium pseudogonyaulax
(Biecheler) Horiguchi ex Kita & Fukuyo và Dinophysis
caudata Saville-Kent ), chúng thuộc 9 chi, 8 họ và 3 bộ.

2. Yếu tố có tính chất quyết định sự đa dạng trong thành
phần loài của tảo giáp là độ muối. Ở Cửa Hội, tảo giáp gặp
nhiều vào mùa khô khi độ mặn của nước từ 8 - 11‰

3. Xét về tính chất sinh thái thì hầu hết các loài đã được
phát hiện đều có nguồn gốc từ biển nhiệt đới và á nhiệt đới,
chúng thích nghi với độ muối rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Ngọc An, Hàn Ngọc Lương,1980. Thực vật nổi
ở cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy tĩnh Hà Nam
Ninh. Tuyển tập Nghiên cứu biển, II, 1 : 87-109
2. Võ Hành, Mai Văn Chung, Lê Thị Thuý Hà, 2002. Dẫn

liệu tảo si líc phù du ở một số cửa sông ven biển Nghệ An.
Tạp chí khoa học (Khoa học tự nhiên) ĐạI học sư phạm Hà
nội, số 4 : 99-107
3. Nguyễn Ngọc Lâm,1999. Tổng quan về phân loạI và
phân bố của giống Alexandrium Halim. Tuyển tập Nghiên
cứu biển,tập IX : 165-178. NXB Khoa học và Kỹ thuật,Hà
Nội
4. Chu văn Thuộc, 2002. Dẫn liệu về thành phần loàI và
phân bố của vi tảo biển độc hạI sống bám trên các rạn san
hô ở phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 24 (2) : 22-30.
5. Hoàng Quốc Trương, 1964. Phiêu sinh vật trong vịnh
Nha Trang. Phần II: Dinoflagellata. Khảo cứu niên san
Khoa học Đại học đường, tr. 129-176. NXB Saigon.
6. Enrique Balech, 1995. The genus Alexandrium Halim
(Dinoflagellata). Sherkin Island Marine Station, 151p.
7. Carmelo R. Tomas, 1997. Identifying marine
phytoplankton. Chapter 3: Dinoflagellates, p. 387 – 585.
Academic Press, USA.
8. Herbert W. Graham, Natalia Bronikovsky. The genus
Ceratium in the Pacific and North Atlantic Oceans.
Carnegie Institution of Washington Publication 565,
Washington, D. C., 209p.
9. Kisselev I. A., 1954. Tảo giáp. Phân loại tảo nước ngọt
USSR, tập 6. NXB KH Xô viết, Moskova, 211 tr. (tiếng
Nga)
10. Sheshukova B. C.,1949. Xử lý mẫu tảo bằng buồng
đếm. Trong cuốn: Phân tích tảo si líc, quyển I. NXB Địa
chất, Moskova (tiếng Nga).

SUMMARY


DINOFLAGELLATA IN THE ESTUARY OF LAM
RIVER (CUA HOI, NGHE AN PROVINCE)

Le Thi Thuy Ha, Vo Hanh, Duong Duc Tien

The species composition of Dinoflagellata (Pyrrophyta) in
Cua Hoi ( Lam River) is fairly rich. The identified species
were 21 species belonging to 9 genera, 8 families, and 3
orders. Among them, two were toxic species: Alexandrium
pseudogonyaulax (Biecheler) Horiguchi ex Kita & Fukuyo
and Dinophysis caudata Saville-Kent.

The ecological factor that is crucial to the diversity of the
composition species of Dinoflagellata is the salinity. In Cua
Hoi, Dinoflagellata was seen much better in dry season
while the salinity is about 8 %o – 11%o.

×