Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo dục kỹ năng sống mầm non: Làm gì khi bị động vật cắn - Bị dầm nhọn đâm vào tay pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.78 KB, 4 trang )

Làm gì khi bị động vật cắn - Bị dầm nhọn đâm vào tay.
Lân và Hoa rất thích chơi nhảy dây ở dưới sân. Có một chú chó
nhỏ từ đâu chạy đến, tung tăng len vào giữa hai bạn. Lân lại gần,
xoa đầu chú cún rồi bế nó vào lòng. Ban đầu chú cún con gừ gừ
ra chiều sung sướng, nhưng một lúc sau bức bối vì bị ôm chặt
quá, chú nhe răng cắn một miếng vào bắp tay Lân. Thôi chết vết
cắn rỉ máu rồi, Hoa sợ quá mặt tái mét, bật khóc vì lo cho bạn

1. Khi bị chó, mèo hoặc các loài vật cắn, bé hãy lập tức chạy về
báo với bố mẹ.
2. Nếu bố mẹ đi vắng cả, bé hãy dùng xà phòng chà sát nhiều
lần. Sau đó, bé dùng cồn y tế lau vào miệng vết thương để diệt
khuẩn.
3. Bóp nhẹ cho máu độc thoát ra ngoài, rồi dùng vải gạc sạch
băng bó chỗ đau.
4. Nếu máu chảy ra nhiều, hãy ấn mạnh tay vào vết để cầm máu
tạm thời.
5. Sau đó, bé phải đi khám ngay để tiêm phòng bệnh dại và các
bệnh truyền nhiễm

Gia đình Lâm sắp chuyển sang nhà mới. Lâm giúp bố mẹ đóng
gói đồ đạc vào những thiếc thùng lớn để công ty chuyển nhà bốc
chở đi. Lâm bận bịu giúp bố mẹ từ sang sớm, để kịp giờ các chú
công nhân khuân vác đến chuyển đồ. Lâm nhấc những chiếc ghế
gỗ nhỏ để sát tường lấy đường đi lại: "ái" Lâm kêu thét lên vì
thấy đau nhói ở tay. Một cái dăm gỗ dưới chân ghế đã đâm vào
tay lâm, thật là đau!

1. Khi bị dằm gỗ đâm vào tay, bé hãy rửa sạch vết đau, bóp cho
máu bẩn trào ra.
2. Dùng móng tay sạch, hoặc nhíp tẩy trùng nhể chiếc dằm ra.


Nếu phần dằm nhô ra ngoài rất ngắn, thì phải dùng kim tẩy trùng
nhẫn nại và khéo léo ấn thịt xuống cho dằm trồi nhiều hơn, rồi
nhổ nó ra.
3. Sau khi nhổ được chiếc dằm ra ngoài, hãy bóp nốt chỗ máu
bẩn ra, để khỏi bị nhiễm trùng.
4. Rồi bôi thuốc sát trùng vào chỗ đau, dán băng ơ - gâu hoặc
băng lại bằng vải gạc sạch.
5. Nếu chiế dằm ăn quá sâu vào trong tay, bé hãy đến bệnh viện
ngay.

Sưu Tầm

×