Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo dục kỹ năng sống mầm non: Dạy trẻ về Trách nhiệm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.84 KB, 6 trang )

Dạy trẻ về Trách nhiệm
Nếu bạn muốn cho con trẻ hấp thu những đức tính tích cực, chìa khóa ở
đây là phải bắt đầu giảng dạy cho trẻ từ rất sớm. Tất nhiên, cách mà bạn
dạy cho trẻ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Đây là một số hướng dẫn
cơ bản cần ghi nhớ nếu bạn muốn dạy trẻ có trách
nhiệm:
• Hãy là một hình mẫu tốt. Làm gương hay đặt ra một ví dụ là một trong
những cách hiệu quả nhất để dạy bất cứ điều gì, đặc biệt là với trẻ em.
Nếu bạn thực sự muốn dạy con bạn giá trị của trách nhiệm, chính bản
thân bạn phải là hình tượng của nó. Một số cách cụ thể mà bạn có thể thể
hiện có trách nhiệm là: luôn luôn giữ lời hứa của bạn với con bạn, tránh
phàn nàn hay kêu ca khi bạn làm việc vặt trong nhà, có một "lịch phân
công gia đình" khổ lớn các nhiệm vụ và nghĩa vụ (ví dụ: quét nhà) và
sau đó có một buổi tuyên dương khi bạn kiểm tra nghĩa vụ đã được thực
hiện xong.
• Tạo các cơ hội cho con bạn thể hiện tính trách nhiệm. Bạn cần phân
công công việc cho con bạn thích hợp với tuổi của trẻ. Đây chính là một
cách dạy thông minh để thu hút trẻ chú tâm trong quá trình ra quyết định
làm gì cụ thể trong công việc được giao cho. Bằng cách này, trẻ sẽ có
nhiều động lực để hoàn thành nhiệm vụ của trẻ và trẻ sẽ không cảm thấy
rằng trách nhiệm đã không công bằng khi giao cho trẻ.
• Khen thưởng trẻ cho những nỗ lực của trẻ khi thể hiện sự chịu trách
nhiệm. Làm điều này ngay cả khi nếu nhiệm vụ của trẻ thực hiện không
hoàn hảo.
• Đưa con bạn đến nơi làm việc của bạn. Mắt thấy tai nghe trực tiếp là
cách tuyệt vời cho việc dạy trẻ. Một đôi khi (với sự cho phép của cấp
trên của bạn, tất nhiên), đưa con bạn đến nơi làm việc của bạn và chỉ cho
trẻ những gì bạn làm trong công việc. Hãy để trẻ nhận ra rằng những gì
bạn làm là quan trọng, và đó là lý do tại sao bạn luôn đi làm đúng giờ và
bạn luôn luôn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của bạn ở đó.
• Cho trẻ vận dụng trí não như cái gì sẽ xảy ra nếu không có ai làm


nhiệm vụ của họ. Vd vui như, bạn có thể ngồi với trẻ và chỉ có một cuộc
thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra nếu các bác sĩ dừng chữa bệnh? Điều gì sẽ
xảy ra nếu người thu gom rác đã quyết định ngừng làm việc? Đây không
chỉ là một hoạt động gắn kết tuyệt vời và kích thích tinh thần làm việc
tốt cho trẻ, điều này cũng sẽ giúp các em nhận ra rằng công việc và thực
hiện trách nhiệm của bạn là quan trọng và có thể ảnh hưởng đến một số
lượng lớn người dân.
• Hướng dẫn trẻ ghi ra những công việc trẻ cần phải làm. Có thể cho trẻ
một máy tính xách tay nhỏ và một cuốn lịch để trẻ viết ra những công
việc hàng ngày. Dạy trẻ sắp xếp hài hòa việc làm bài tập về nhà với công
việc phải làm ở nhà và hứa hẹn sẽ được chơi với bạn khi xong việc.
• Dạy trẻ với tấm lòng yêu trẻ, hỗ trợ và khuyến khích. Hãy nhớ rằng
nếu những điều được dạy trong một không gian hạn chế và căng thẳng,
người học có xu hướng hoặc là noi theo trong sự sợ hãi và lo âu, hoặc
làm ngược lại hoàn toàn với tính cách nổi loạn. Hãy hiểu rằng sẽ có
những lần con bạn có thể quên nhiệm vụ hay thiếu trách nhiệm; cho trẻ
thấy rằng trẻ vẫn được yêu thương, nhưng sẽ thực sự tốt hơn cho trẻ nếu
trẻ trở nên có trách nhiệm hơn trong thời gian tới. Đánh giá cao tất cả
những nỗ lực, và luôn luôn dạy trong tình yêu và sự ân cần.
Dạy trách nhiệm là một nhiệm vụ rất to lớn, đặc biệt là xem xét bản thân
bạn cần phải hấp thụ đức tính này (thậm chí nhiều hơn như vậy bởi vì
bạn muốn là một ví dụ điển hình cho con bạn), nhưng phần thưởng của
nó là vô tận. Nếu bạn nuôi nấng dạy dỗ con bạn trở thành người có trách
nhiệm, thì gia đình tương lai của trẻ, đồng nghiệp và bạn bè sẽ vô cùng
biết ơn điều đó. Chúc may mắn!
Theo Veronica Hawkins - howtodothing
Mầm non lược dịch

×