Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo dục kỹ năng sống mầm non: Bị vật lạ chui vào mũi.- Bị nghẹn cứng cổ họng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.46 KB, 4 trang )

Bị vật lạ chui vào mũi Bị nghẹn cứng cổ họng
Một ngày hè nóng nực, bố mẹ đi làm hết, chỉ còn mình Lê ở nah
với chú mèo mướp. Lê xem tivi chán rồi bèn lấy hộp kim chỉ
của mẹ ra chơi. Lê thích nhất là những chiếc cúc nhỏ xíu, đủ
màu sắc. Lê dốc hết những chiếc cúc ra tay, rồi xâu chúng lại
không biết chán. Lê vừa chơi vừa đưa tay lên gãi đầu gãi tai,
chẳn may một chiếc cúc chui tọt vào mũi Lê. Nếu bé bị vật lạ
chui vào mũi, bé phải xử lý thế nào?

1. Không được dùng tay hoặc vật cứng thò vào mũi móc vật lạ
ra. Làm như thế sẽ khiến vật lạ càng chui sâu vào trong hơn, va
còn gây đau mũi.
2. Cũng không được hít mạnh bằng mũi, hít vào sẽ khiến vật lạ
chui vào mũi sâu hơn, gây tắc thở.
3. Hãy hít một hơi dài bằng miệng, rồi bịt hặt bên lỗ mũi không
có vật lạ, thở ra thật mạnh bằng lỗ mũi kia. Làm như thế vài lần
sẽ khiến vật lạ bị đẩy ra ngoài.
4. Nếu vật lạ chui vào mũi quá sâu, bé nên lập tức gọi điện cho
bố mẹ, để bố mẹ về đưa bé đi bệnh viện.
5. Bé không nên cầm những vật nhỏ như khuy áo, hạt lạc, hạt
hạnh nhân đưa lên mồm lên mũi.

Hôm nay là sinh nhật Tuấn tròn 5 tuổi.Tuấn mời rất nhiều bạn
cùng lớp và các bạn cùng khu đến chung vui. Bố mẹ chuẩn bị
sẵn cho các bạn nhỏ một bàn đầy ắp bánh gatô và các bánh kẹo,
thạch thật ngon và để các bạn nhỏ tự vui vẻ với nhau. Tuấn cắt
bánh mời mỗi bạn một miếng, rồi xung phong cho một miếng
bánh to vào miệng. Bỗng Tuấn bị nghẹn cứng cả cổ họng. Cậu
nuốt vội quá nên cả miếng bánh nghẹn ở ổ mất rồi.

Tuấn phải làm thế nào đây hả bé?


1. Nếu là nghẹn thạch hoặc kẹo thạch mềm thì phải tới bệnh
viện ngay, vì để lâu rất nguy hiểm.
2. Nếu bị nghẹn mà vẫn có thể nói đươc, hoặc ho được thì nghĩa
là đường hô hấp chưa bị chẹn. Bé hãy hít thở thật sâu, rồi ho thật
mạnh, đẩy vật nghẹn ra khỏi cổ họng.
3. Nếu không thể ho ra vật nghẹn, hãy nhờ bạn vỗ nhẹ vào lưng,
ép mạnh để đẩy vật nghẹn ra ngoài.
4. Hãy nhờ các bạn ôm chặt lấy bụng từ phía sau lưng, ép mạnh
để đẩy vật nghẹn ra ngoài.
5. Nếu các biện pháp trên đều không có tác dụng, hãy gọi cấp
cứu ngay.

Sưu Tầm

×