Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuẩn đoán hình ảnh Viêm tuỵ cấp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.54 KB, 6 trang )

Chuẩn đoán hình ảnh
Viêm tuỵ cấp

I/ Đại cương:
- Viêm tuỵ cấp là tình trạng viêm cấp
tính của tuỵ với việc giải phóng men
tuỵ tự động phá huỷ tuyến tuỵ.
- Viêm tuỵ thực chất không phải là
tuỵ tấy đỏ mà là phù nề, hoại tử, chảy
máu do nhiều nguyên nhân còn viêm
là hậu quả của các tình trạng trên.
- Viêm tuỵ cấp là một cấp cứu bụng
ngoại khoa, bệnh có thể có nhiều
biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong
cao vì vậy cần rất thận trọng trong
quá trình chẩn đoán, theo dõi và điều
trị.
- Ngày nay người ta phân loại thành
2 thể: Viêm tuỵ cấp thể phù nề (VTC
thể nhẹ) và viêm tuỵ cấp thể hoại tử
chảy máu (VTC thể nặng), giữa 2 thể
trên có những thể trung gian. Thường
không có sự song hành giữa biểu hiện
lâm sàng, biến đổi sinh hoá và các tổn
thương quan trọng trên hình ảnh.
- Về nguyên nhân:
+ 2 nguyên nhân chính của VTC là do
sỏi (sỏi OMC, sỏi túi mật, sỏi ốngtuỵ)
và do rượu, mỗi nguyên nhân tuỳ
thuộc từng vùng đất khác nhau.
+ ở việt nam cần phải nói tới nguyên


nhân do giun chui OMC và giun chui
ống tuỵ là nguyên nhân hay gặp.
+ Ngoài ra còn có thể gặp một số
nguyên nhân khác như: Do chấn
thương, do rối loạn vận động cơ tròn
Oddi, viêm tuỵ trên bệnh nhân béo phì
(do tổn thương mạch máu), do bệnh tự
miễn, nguồn gốc dị dạng (Tuỵ chia,
hẹp động mạch mạc treo tràng trên, túi
thừa tá tràng quanh bóng Vater, bất
thường ống gan) ……
- Về triệu chứng lâm sáng: Đau bụng
đột ngột dữ dội, có co cứng thành
bụng, buồn nôn và nôn, suy nhiều
tạng.
- Về sinh hoá: Men Amylase máu
tăng cao. Độ nhạy 70 – 80%, độ đặc
hiệu 70 – 90%, tăng trong vòng 24
giờ đầu và trở lại bình thường trong 5
ngày (không có giá trị tiên lượng
bệnh).Tăng lipase máu.
- Vấn đề chính của VTC là chẩn đoán
thể bệnh, đánh giá mức độ tổn
thương để quyết định phương pháp
điều trị.
II./ Chẩn đoán hình ảnh viêm tuỵ
cấp:
Trước đây việc CĐHA VTC chỉ là
phát hiện các hình ảnh gián tiếp.
Ngày nay có nhiều phương pháp

chẩn đoán hình ảnh để nhìn trực tiếp
hình ảnh tuỵ như siêu âm,
CT.Scanner.
- Siêu âm là kỹ thuật đơn giản rẻ tiền,
phát hiện được những tổn thương tại
tuỵ và ngoài tuỵ, theo dõi sự tiến triển
của bệnh.
- CT.Scanner là kỹ thuật cơ bản để
chẩn đoán xác định VTC, theo dõi
biến chứng, góp phần quyết định
phương hướng điều trị.
1./ Xquang thường quy: Chủ yếu là
các dấu hiệu gián tiếp:
a/ Chụp bụng không chuẩn bị:
- Mờ vùng tuỵ do phù nề xuất tiết.
- Mờ vùng thấp, thay đổi theo tư thế
do tràn dịch ổ bụng.
- Quai ruột giãn, thành ruột dày do liệt
ruột cơ năng.
- Hình ảnh đại tràng bị cắt cụt ở góc
lách.
- Không có hình ảnh liềm hơi, không
có hình mức nước hơi.
- Xoá bờ cơ đái chậu do thâm nhiễm
mỡ.
- Có thể thấy hình ảnh cản quang của
sỏi mật.
b./ Chụp phổi thẳng:
- Xác định dịch tiết khoang màng
phổi.

- Mờ góc sườn hoành do tràn dịch
màng phổi.
2./ Siêu âm:
- Trong vài giờ đầu hình ảnh siêu âm
tuỵ bình thương.
- Siêu âm có nhiều hạn chế trong
chẩn đoán viêm tuỵ cấp do Tuỵ ở sâu
trong ổ bụng, bị vướng hơi của ống
tiêu hoá ở phía trước, đặc biệt trong
trường hợp viêm tuỵ cấp thể hoại tử.
a./ Dấu hiệu trực tiếp:
*/ Thể phù nề:
- Tuỵ to toàn bộ hoặc khu trú,
- Nhu mô tuỵ đồng âm hoặc giảm âm.
- Bờ tuỵ không rõ, xung quanh có dịch
- ống Wirsung có thể giãn hoặc không
*/ Thể hoại tử:
- Tuỵ to không nhiều.
- Cấu trúc âm không đều, có nhiều ổ
giảm âm hoặc trống âm do hoại tử.
b./ Dấu hiệu gián tiếp:
- Dịch ổ bụng: Dịch quanh tuỵ, dịch
khoang Morrison, dịch hậu cung mạc
nối, dịch túi cùng Douglas, dịch rãnh
thành đại tràng, dịch khoang cạnh
thận.
- Quai ruột giãn, thành ruột dầy, mất
nhu động ruột.
- Thâm nhiễm mỡ: (tăng âm) thân
nhiễm mỡ trong khoang cạnh thận,

quanh thận, dọc bó mạch mạc treo, cơ
đái chậu.
- Phát hiện được các nguyên nhân
gây viêm tuỵ:
+ Sỏi:Sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ,
sỏi kẹt oddi, sỏi ống Wirsung.
+ Giun chui ống mật chủ, giun chui
ống tuỵ
3./ CT.Scanner:
- Là phương pháp tốt nhất để chẩn
đoán viêm tuỵ cấp. Có thể chẩn đoán
thể bệnh, chẩn đoán nguyên nhân,
chẩn đoán biến chứng và theo dõi,
đánh giá, tiên lượng bệnh
a/ Thể phù nề:
- Tuỵ tăng kích thước khu trú hoặc
toàn bộ.
- Bờ tuỵ không rõ, xung quanh có
dịch.
- Tụ dịch quanh tuỵ, tụ dịch hậu cung
mạc nối, rãnh đại tràng, dịch tự do ổ
bụng.
- Thâm nhiễm mỡ quanh tuỵ, mạc treo
tràng trên, khoang cạnh thận 2 bên.
b./ Thể hoại tử:
- Tuỵ to hoặc không to.
- Có các ổ giảm tỷ trọng trong nhu mô
tuỵ (hoại tử) kém ngấm thuốc sau
tiêm.
- Có thể kèm chảy máu hình ảnh tăng

tỷ trọng tự nhiên.
- Tụ dịch quanh tuỵ, tụ dịch hậu cung
mạc nối, rãnh đại tràng, dịch tự do ổ
bụng.
- Thâm nhiễm mỡ rộng quanh tuỵ,
mạc treo tràng trên, khoang cạnh thận
2 bên.
c./ Chẩn đoán mức độ trên
CT.Scanner
Sử dụng thang điểm Balthazar cải tiến
(1992)
* - Cấp độ A: Tuỵ bình thường:
0 điểm.
- Cấp độ B: Tuỵ lớn khu trú hay lan
toả : 1 điểm
- Cấp độ C: Tuỵ không đồng nhất,
tăng đậm độ mỡ quanh tuỵ: 2điểm
- Cấp độ D: Một ổ dịch tuỵ: 3điểm.
- Cấp độ E: Nhiều ổ dịch tuỵ hay ổ
dịch có khí: 4 điểm.
*
- Không hoại tử: 0 điểm
- Hoại tử < 30% tuyến tuỵ: 2đ.
- Hoại tử trong khoảng 30 – 50%: 4đ
- Hoại tử > 50%: 6đ
*Tổng điểm 10 điểm
III./ Chẩn đoán biến chứng:
1./ Năng giả tuỵ:
- Đây là biến chứng hay gặp nhất, xuất
hiện 6 sáu tuần.

a./ Siêu âm:
- Khối chống âm kèm tăng âm phía
sau.
- Nằm trong nhu mô tuỵ hoặc ngoài
tuỵ do các tạng khu trú lại.
- Hình tròn hoặc bầu dục có vỏ rõ.
- Mặt trong nang không đều, có khi có
vách hoặc vôi hoá.
b./CT.Scanner
- Khối tròn hoặc bầu dục.
- Tỷ trọng dịch không trong, giới hạn
rõ, thành dầy ngấm thuốc sau tiêm.
- Khi nang chảy máu thì có tăng tỷ
trọng.
2./ Ap xe tuỵ và quanh tuỵ.
- Xquang: Khối dịch có hình mức
nước hơi ở vùng tuỵ.
- Siêu âm: Hình ảnh ổ dịch không
đồng nhất, thành trong nham nhởn có
bọt khí.
3./ Thủng tạng rỗng:
- Do dịch tuỵ phá huỷ tổ chức ống
tiêu hoá
- Chụp bụng không chuẩn bị có hình
liềm hơi.
4./ Tổn thương ĐM: Là biến chứng
hiếm gặp nhưng nặng nề.
- Do dịch tuỵ phá huỷ thành ĐM tạo
giả phình ĐM
- Vỡ giả phình gây chảy máu hoặc

tràn máu ổ bụng.
- Có thể có thâm nhiễm gây thủng
ống tiêu hoá gây xuất huyết tiêu hoá
(không thủng vào ổ bụng).
- Huyết khối tĩnh mạch mạc treo hay
tĩnh mạch lách.
- Thông động tĩnh mạch.
5.Viêm tuỵ mạn gây đtđ

×