Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Trở thành một người mê đọc sách Bước đầu thực hiện với việc đọc sách pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.67 KB, 16 trang )

Trở thành một người mê đọc sách Bước
đầu thực hiện với việc đọc sách
Tin hay không tuỳ bạn nhưng chắc chắn một điều là sự phát triển khả
năng biết chữ của con bạn đã được hình thành từ ngày mà bé chào đời.
Lắng nghe bạn nói, hát và đọc sẽ giúp bé quen dần những âm thanh và
nhịp điệu ngôn ngữ. Sẽ chẳng bao giờ là quá sớm để giới thiệu cho bé
biết được niềm vui khi phát lên tiếng đọc. CATHY WEST sẽ thảo luận
cho chúng ta biết những phương pháp liên quan đến việc đọc.
Với hàng trăm chương trình thương mại tràn lan trên thị trường mà nó
khẳng định rằng có thể giúp trẻ học đọc thì khó có thể biết được chúng
ta nên chọn chương trình nào. Tất cả đều khẳng định tính hiệu quả và
trích dẫn bằng việc đưa ra các bằng chứng hỗ trợ nhằm chứng thực
những gì họ nói là chính xác- vì vậy mà chúng ta phải quyết định như
thế nào?
Con bạn sẽ chính thức học đọc khi bé vào nhà trẻ hay bắt đầu đến tuổi đi
học. Là một người cha người mẹ thì bạn phải làm như thế nào để giúp bé
phát triển kĩ năng học đọc?
Nghiên cứu từ lâu đã đồng ý rằng trẻ em được hưởng lợi rất nhiều từ
việc được nói chuyện và đọc to khi ở một độ tuổi rất nhỏ.
Đọc là gì?
Theo các chuyên gia, Đọc là một hành động suy nghĩ có mục đích. Nó
có thể được dùng để giải trí, để hiểu các hướng dẫn, lên kế hoạch cho
một kì nghỉ hoặc bất cứ thứ gì có thể mang lại ý nghĩa cho văn bản.
Mục đích cuối cùng của việc dạy đọc là cho phép trẻ em hiểu được
những gì mà chúng đọc.
Có 3 luồng tư tưởng chính:
1. Ngữ âm Đầu tiên dạy trẻ nhận biết các âm thanh của các chữ cái riêng
lẻ, trộn lẫn các kí tự chẳng hạn như "sh", "th", và "ee" và sau đó tiến
hành xây dựng các âm thanh rồi trộn lẫn với nhau nhằm đạt được cách
phát âm đầy đủ của toàn bộ từ. Vì vậy, người học đọc lần đầu sẽ học các
kết nối giữa khoảng 44 âm thanh của văn nói hoặc âm vị và 26 mẫu tự


trong bảng chữ cái. Cách này sẽ ủng hộ tính chính xác và các kĩ năng
đọc chữ nhanh khi một đứa trẻ hiểu rằng cách viết được viết tay sẽ có
thể trình bày có hệ thống các âm vị của lời nói.
Phương pháp ngữ âm học thường được coi là cái nhìn "ngược" của việc
đọc. Những người ủng hộ ngữ âm học tranh luận rằng học cách phát âm
là không tự nhiên và đối với hầu hết các trẻ em, nếu chúng muốn đọc tốt
thì cần phải có một hướng dẫn về ngữ âm được cơ cấu và phải mang tính
hệ thống. Phương pháp này bị chỉ trích vì tầm nhìn hạn chế của việc đọc
và vì thiếu điểm nhấn đối với khả năng hiểu được văn bản cùng với việc
sẽ bị chất vấn nếu như nó có thể tạo ra một người phát âm được một
ngôn ngữ suốt đời. Cũng có lập luận cho rằng ngữ âm làm giảm độ cảm
thụ của người đọc và với sự phân tách thái quá thì trẻ em không được
tiếp cận với việc đọc một cách tự nhiên do vậy chúng ít có cơ hội phát
triển sự say mê đọc sách.
2. Ngôn ngữ toàn diện: Triết lý cơ bản trong phương pháp ngôn ngữ
toàn diện là một quá trình tự nhiên, rất giống với quá trình học nói, và
việc trẻ em được tiếp cận với rất nhiều đoạn văn bản trung thực và có
mối liên hệ sẽ làm cho trẻ tiếp thu nhanh hơn một cách tự nhiên mà
không cần nhiều đến những chỉ dẫn rõ ràng theo đúng quy tắc và quy
luật của văn bản in.
Ngôn ngữ toàn diện được mô tả là dạng ngôn ngữ "thật" mà ở đó các
nhà giáo xem việc đọc thực chất như là một quy trình tạo ra ý nghĩa. Nó
không được xem như là một chương trình được dạy, nhưng nó giúp cho
nhiều ngôn ngữ được tồn tại.
Mem Fox, tác giả của cuốn sách Reading Magic phát biểu rằng "Ngôn
ngữ toàn diện chỉ đơn giản là đọc những quyển sách thật và viết những
đoạn văn bản thật bằng những lý do thật." Ý tưởng mà qua đó việc dạy
đọc và viết nên được thực hiện một cách ngẫu nhiên chứ không phải là
dạy một cách chính xác là một đặc điểm then chốt của phương pháp
ngôn ngữ toàn diện cùng với việc làm cho trẻ hoà nhập với một môi

trường ngôn ngữ phong phú.
Phương pháp ngôn ngữ toàn diện bao gồm các ngữ âm học, nhưng nó
được áp dụng vào giai đoạn cuối của quá trình dạy, chứ không phải ban
đầu, " bởi vì ngữ âm học được giới thiệu vào giai đoạn cuối của quá
trình giảng dạy nên nó có thể liên quan đến một cái gì đó thực tế, mà
bọn trẻ biết về nó và chúng sẽ thích điều ấy," Mem Fox nói. Đấy là
phương pháp từ chung đến riêng và nhấn mạnh một điều rằng ngữ nghĩa
là tối quan trọng và đánh giá về ngữ cảnh bao giờ cũng tốt hơn so với
việc giải mã như trong quy trình nhận dạng từ.
Phương pháp này bị chỉ trích vì không nhìn vào hệ thống bảng chữ cái
và việc quá tin tưởng vào ngữ cảnh
3. Nhận dạng từ: Phương pháp này dạy cho trẻ cho trẻ nhận dạng một
loạt ‘các từ nhìn là hiểu' phổ biến trong nhiều đoạn văn bản. Nếu một
đứa trẻ đã học cách nhận dạng một từ mà không cần học cách giải mã từ
, thì từ đó đối với trẻ gọi là ‘từ nhìn là hiểu'
Khi phương pháp này đang thịnh hành ở thời điểm hơn 40 năm về trước
thì nó được gọi là phương pháp ‘nhìn và nói': trẻ sẽ nhìn vào từng từ,
tách các từ ra trên biểu đồ hoặc trên tấm thiệp và lặp lại theo giáo viên.
Các nhà phê bình phát biểu rằng phương pháp này còn thiếu sót vì nó
giới hạn số từ mà trẻ có thể nhớ. Trong lúc hầu hết những người đọc
thạo đều có vốn từ vựng để đọc là 50,000 đến 75,000 từ thì trẻ em cho
dù có học thuộc lòng các từ thì giỏi lắm cũng chỉ có thể học tối đa được
5000 từ riêng biệt.
Những người ủng hộ phương pháp nhận dạng từ cho rằng việc đó hình
thành nên nhiều người đọc thành thạo hơn trong ngữ âm cũng như trẻ
cũng không phải hòa trộn âm thanh nhằm xây dựng nên các từ.
Phương pháp cân bằng
Một số người nhìn nhận phương pháp cân bằng là một phương pháp hiệu
quả nhất để dạy đọc. Nó kết hợp một sự hướng dẫn dựa trên quy tắc có
hệ thống trong ngữ âm học với khả năng dự đoán dựa trên ngữ cảnh

bằng cách sử dụng cấu trúc câu và kiến thức về những chủ đề mà những
độc giả nhỏ tuổi có thể khắc sâu vào tâm trí.
Một sự đồng thuận của quan điểm cho thấy một điều rằng việc đọc phải
được tiến hành từ cái khái quát đến cái cụ thể hoặc đi từ cái cụ thể trước,
mà phát âm thôi thì chưa đủ để dạy một đứa trẻ tập đọc một cách hiệu
quả và là một người có kĩ năng đọc thì đòi hỏi phải có khả năng nhận
biết từ và hiểu được nghĩa của văn bản nói gì một cách nhanh chóng.
Một quan điểm cân bằng được xem như sự mở đầu phương pháp dạy trẻ
cách đọc và viết, kết hợp với thông tin về âm vị-chữ viết, ngữ pháp và
ngữ nghĩa dựa trên nhu cầu của một đứa trẻ.
Phương pháp này bị chỉ trích vì nó cho thấy rằng mọi người không đồng
ý với ý nghĩa của thuật ngữ "phương pháp cân bằng". Phương pháp cân
bằng có thể được mô tả khái quát như là "việc pha trộn một số âm học
với ngôn ngữ toàn diện," nhưng làm thế nào mà phương pháp này được
thực hiện trong bất kì lớp học cụ thể nào vẫn chưa được rõ ràng.
Phương pháp nào là tốt nhất?
Tiến sĩ Sebastian Wren, một nhà nghiên cứu về kĩ năng đọc nói rằng
ngày nay các giáo viên đang được khuyến khích bỏ qua các hạn chế của
các phương pháp truyền thống để dạy đọc và sử dụng các chứng cứ
nghiên cứu nhằm đạt được một sự hiểu biết về qui trình đọc mà cho
phép họ thực hiện những quyết định giảng dạy rõ ràng hơn và có nhiều
mục đích hơn.
Ông ta tin rằng các giáo viên không nên thắc mắc về bài giảng dù cho nó
có sử dụng phương pháp dựa trên âm học hay dựa trên ngôn ngữ toàn
diện mà họ nên tìm hiểu xem bài giảng có giúp một học sinh mới bắt đầu
tập đọc có thể học đọc được hay không.
Cuộc tranh luận về phương pháp nào tốt nhất trong việc dạy đọc đang
được tiếp diễn và nó vẫn là một chủ đề nóng trong các cuộc đàm luận
giữa các nhà giáo và các nhà nghiên cứu. Những người ủng hộ phương
pháp ngữ âm học chỉ trích phương pháp ngôn ngữ toàn diện và ngược

lại.
Vậy thì chúng ta nên làm gì với tư cách là những người làm cha làm mẹ?
Có một mối quan hệ rõ ràng và đầy đủ chứng cứ giữa việc chuẩn bị ở
nhà của trẻ và khả năng hưởng lợi từ những bài luyện tập chuẩn về cách
đọc viết ở trường.
Đầu tiên trẻ học nghe và nói, sau đó dùng 2 kĩ năng trên và các kĩ năng
khác để tìm hiểu kĩ năng đọc và viết. Giống như sự phát triển của trẻ nói
chung, sự phát triển về ngôn ngữ có mối quan hệ tương quan với nhau.
Trẻ nào có nhiều cơ hội được nghe và nói thì có khuynh hướng trở thành
một người có kĩ năng đọc viết thành thạo. Những trẻ nào thường hay đọc
thì sẽ học được cách yêu thích kĩ năng đọc và trở thành người có kĩ năng
nghe nói và viết tốt hơn hết.
Cuối cùng, khả năng của trẻ trong việc hiểu được những gì mình đang
đọc có mối liên hệ mật thiết với kiến thức nền của chúng. Những đứa trẻ
rất nhỏ được trao cơ hội để học, tư duy, và nói về tầm hiểu biết mới sẽ
tích luỹ được rất nhiều điều từ quá trình đọc sách. Bằng sự hiểu biết xuất
phát từ những mong muốn rõ ràng để đọc nhiều hơn và thường xuyên
hơn, thì phải đảm bảo rằng việc thực hành kĩ năng đọc phải được thực
hiện đúng mục đích.
Bất kể là các lý thuyết ưu tiên nào về cách dạy trẻ học đọc trong các
trường thì cần phải nhìn nhận rõ ràng rằng tất cả các phương pháp đều
nhận định sự phát triển của các kĩ năng liên quan đến việc đọc bị phê
bình sẽ được thúc đẩy khi trẻ chăm chú vào việc đọc ỏ nhà với một thái
độ say sưa và rất có ý nghĩa. Đây là nơi để lòng khao khát học đọc được
phát triển lớn mạnh
Các hệ thống dạy kĩ năng đọc được sử dụng trong các trường mầm non ở
Singapore
Ngữ âm vui nhộn (Jolly phonics) là một chương trình được công nhận
và sử dụng ngữ âm tổng hợp theo một phương pháp đa giác quan.
Tìm hiểu trên trang web September 21 (www.september21.com.sg)

Hệ thống Letterland kết hợp cách dạy ngữ âm bằng lối kể chuyện có sử
dụng các mẫu chuyện và các giai thoại có chứa các ngữ âm. Xem tại
trang Tumble Tots (www.tumbletots.com.sg)
Ngữ âm bằng những con thú (Zoo phonics) là chương trình dạy bảng
chữ cái bằng cách sử dụng các nhân vật là con thú và các loại âm thanh
cùng với các động tác chuyển động của cơ thể. Tìm hiểu thêm tại
www.zoo-phonics.com.sg
Trở thành một người mê đọc sách
Hướng dẫn theo từng độ tuổi
Từ 0-1 tuổi
Tất cả trẻ em, bất kể là ở độ tuổi nào đều thích đọc sách và chẳng bao
giờ là quá sớm để khuyến khích sự đam mê của trẻ đối với những quyển
sách.
Chọn các quyển sách giấy cứng.
Đừng bận tâm nếu như con bạn muốn nhai loại sách này vì chẳng mấy
chốc những hình ảnh trong sách sẽ lôi cuốn trẻ.
Hãy để cho trẻ cảm nhận
Kiếm một số sách in nổi và để cho trẻ chạm các ngón tay lên trang sách.
Nó sẽ kích thích giác quan của trẻ.
Tìm kiếm khuôn mặt
Trẻ rất thích nhìn vào các khuôn mặt của mọi người. Vì thế hãy làm cho
trẻ thích thú bằng những quyển sách như thế
Thơ, Bài hát thiếu nhi
Tỏ ra bông đùa và làm trẻ say mê rồi đọc truyền cảm các bài thơ, bài hát
thiếu nhi
Nói, nói, nói
Nói về mọi thứ trong thế giới của bé và giới thiệu từ theo cách vui nhộn
Độ tuổi từ 1 đến 2: Vốn từ của trẻ đang mở rộng rất nhanh bằng việc
lắng nghe bạn nói và đọc cho trẻ nghe.
Làm cho các câu truyện trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày

của trẻ
Đặt sách bên cạnh giường bé mỗi đêm. Chẳng bao lâu bé sẽ tự khắc kết
hợp giờ ngủ với giờ đọc sách.
Đọc lại lần nữa
Trẻ thích nghe cùng một câu chuyện và có thể yêu cầu bạn đọc lại câu
chuyện đó.
Chỉ vào những bức tranh
Chỉ vào các bức tranh và đọc các từ. Bạn có thể thực hiện phương pháp
cá nhân hoá bằng cách ghép tên của trẻ vào
Luôn mang theo bên người
Hãy theo những quyển sách mà trẻ yêu thích trong giỏ xách của bạn để
đọc cho trẻ nghe trong những thời gian rỗi như trên xe buýt, xe hơi hoặc
trong cửa hàng
Đọc những dòng chữ nguyệch ngoạc của trẻ
Khi trẻ viết, đọc những dòng chữ nguyệch ngoạc của trẻ như một số từ
và mang cho trẻ cảm giác là trẻ đang sáng tạo ra các từ
Độ tuổi từ 2 đến 3
Con bạn đang học những từ mới với một tốc độ đáng kinh ngạc, Trẻ sẽ
sớm dàn trải các từ mới đó trong câu một cách dễ dàng đến bất ngờ
Thường xuyên vào thư viện
Tạo ra một trò vui nhộn bằng cách trả sách lại trên kệ và để trẻ tự lấy
những quyển sách mà chúng thích
Thời gian kể chuyện
Bạn có thể tìm hiểu về lịch kể chuyện tại trang web của thư viện quốc
gia www.nlb.gov.sg. Tại đây cũng có những phiên kể chuyện rất hay
nằm ở mục các nhà sách Borders. Con bạn sẽ thích nghe kể chuyện với
một nhóm nhiều đứa trẻ khác.
Tìm các quyển sách về thơ ca và âm nhạc
Nó giúp trẻ nhận biết được các âm vị và hình thành nên vốn từ. Hãy để
trẻ định các từ mà kết thúc bằng "at" và xem có bao nhiêu từ mà trẻ có

thể làm
Chọn một nhân vật yêu thích
Sẽ là thật tốt khi chọn những quyển sách liên quan đến chương trình TV.
Trẻ có thích câu chuyện về Barney không? Sau đó, thừa lúc bé chăm chú
vào nhân vật, hãy đọc câu truyện về Barney.
Độ tuổi 4 đến 5 tuổi
Con bạn đang thực hiện sự gắn kết giữa các câu chuyện và thế giới xung
quanh trẻ.
Hãy để những quyển sách ở vị trí dễ với.
Hãy để trẻ xây dựng nên chính thư viện của mình tại nhà bằng bộ sưu
tập sách yêu thích của chúng. Hãy xếp các quyển sách theo từng thể loại
chẳng hạn như sách về Disney, sách về con bọ rùa và để trẻ cảm thấy tự
hào về những quyển sách của chúng.
Thưởng cho bé một câu truyện
Hôm nay trẻ có biết nhường đồ chơi cho bạn không? Hãy tưởng thưởng
cho trẻ thêm một câu truyện khi đến giờ ngủ. Điều này sẽ khuyến khích
một quan điểm tích cực về những quyển sách
Làm một quyển sách
Trở thành người viết thuê cho trẻ và đặt sách lại với nhau, bằng những
nét viết và vẽ của trẻ và ghim lại. Hãy để trẻ trở thành tác giả và ngắm
nhìn sự rạng rỡ trên nét mặt của chúng khi chúng tự hào về điều đó.
Đọc tất cả mọi thứ
Đọc các loại truyện tranh, thơ văn, tạp chí, các loại sách của trẻ hay
thậm chí là các dòng hướng dẫn trên hộp đồ chơi và thu hút chúng vào
thế giới của những dòng chữ.
Theo EduGuide
Đình Quang mamnon.com

×