Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đánh chiếm Mỹ Tho ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.66 KB, 8 trang )

Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861

Đề cương


Đánh chiếm Mỹ Tho - Chiến thuật tấn công -
Thành An Nam bị vây hãm trên đất liền và từ mặt
sông Tiền Giang - Chương trình hành quân vẫn
được duy trì mặc dù bệnh dịch tả, sốt rét, kiết lỵ -
chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo; tàu di
chuyển khó khăn, cọc cừ đóng dài cả dặm; thành
đồn trang bị súng ống rất mạnh và địch biết sử
dụng thành thạo - Sau khi thành Mỹ Tho bị đánh
bại, mùa mưa bắt đầu mãnh liệt - Các cuộc hành
quân phải hoãn lại.


Các lực lượng hải quân, công binh, pháo binh, tổng
hành dinh thay phiên nhau thăm dò sông Tiền Giang
từng giờ một và đồng thời thám thính vùng ven Mỹ
Tho.

Có hai con rạch nối liền sông Vàm Cỏ Tây và thành
phố Mỹ Tho. Một trong hai con rạch đổ thẳng vào
sông Tiền Giang, đó là kênh Bưu Điện (Arroyo de la
Poste trong nguyên bản - ND), kênh này trong các
báo cáo thời ấy mang tên An Nam là Rạch Vũng Gù
(Trong các bản đồ mới nhất ghi là Rach - vung - ngu,
TG). Con rạch thứ hai là kênh Thương Mại (Arroyo
Commercial trong nguyên bản - ND). Kênh Thương
Mại đánh vòng xa hơn kênh Bưu Điện nhưng cũng


đổ vào sông Tiền Giang, cách Mỹ Tho chừng 8 dặm
về phía thượng lưu, tức thuộc vùng hậu tuyến thành
Mỹ Tho. Kênh Thương Mại nối dài với con kênh
huyết mạch là kênh Tàu (Arroyo Chinois trong
nguyên bản - ND) tạo ra đường lưu thông buôn bán
nối liền các vùng phì nhiêu thuộc tỉnh Mỹ Tho và Sài
Gòn. Nếu dùng làm đường chiến lược để đánh Mỹ
Tho thì kênh Thương mại thuận lợi hơn kênh Bưu
Điện. Kênh Thương Mại không giống với kênh Bưu
Điện vì kênh Bưu Điện khi đến gần thành Mỹ Tho thì
trở nên hẹp và tiến thẳng vào thành, các pháo hạm
nhỏ trở nên quá lộ liễu khi tiến đến gần thành địch.
Tốt nhất là đặt vài tàu nhỏ trên kênh Thương Mại để
chặn đường rút lui của địch trong khi ta dùng kênh
Bưu Điện để tấn công. Kênh Thương Mại không có
đập chắn cũng không có đóng đồn; nhưng kênh lại
cạn, cỏ nhiều rất vướng, các phương tiện thủy vận
của ta không dùng kênh này được.

Rốt lại chỉ còn kênh Bưu Điện. Quân địch làm đập
chắn và phòng thủ rất chặt chẽ kênh này, vì biết đây
là đường nước sâu nhất mà các pháo hạm bằng sắt
của ta có thể dùng để tấn công vào thành. Trinh sát và
phúc trình của bọn gián điệp đều cho biết có rất nhiều
đập chắn ngang, các đồn canh lại trang bị khí giới
hùng hậu, rồi đây quân ta bắt buộc sẽ phải gặp sức
kháng cự mạnh mẽ. Đường cái quan từ sông Vàm Cỏ
đến Mỹ Tho thì người An Nam đã phá hư hỏng
không còn sử dụng được nữa, cầu bắc qua các kênh
nhỏ đã bị phá sập. Đường cái có 7 kênh nhỏ cắt

ngang, đường vòng như hình cánh cung mà dây cung
là con kênh Bưu Điện.

Vì thế nên trên đất liền, dưới sông hay trên mặt biển,
tất cả đều cho thấy chuyến này đánh vào thành Mỹ
Tho là một chuyện khó khăn và nhiều rủi ro. Nhưng
sau khi ta phá hết đập, hạ hết các đồn canh giữ trên
kênh Bưu Điện, các pháo hạm bằng sắt sẽ có thể
dùng kênh này để tiến đánh thành Mỹ Tho. Các cỗ
súng nòng có khía đem đặt trên tàu sẽ giữ vai trò
giống như đại pháo do ngựa kéo, hai bên bờ sẽ có bộ
binh yểm trợ. Khi các toán quân viễn chinh tiến gần
tới thành thì biết đâu nhờ may mắn ta sẽ gặp một con
nước lớn bất ngờ trên sông Tiền Giang để có thể đưa
cả hạm đội tới gần để đánh thành địch ngay trước mặt
và cả bên hông thành (Chính phó đề đốc Charner chỉ
huy trận đánh Mỹ Tho - TG).
__________________
Chương trình chiến thuật được quyết định như vừa
kể, và ngày 26 tháng 3 đại úy hải quân Bourdais, từ
15 ngày nay đóng nút chặn tại cửa kênh Bưu Điện
nhận được lệnh bắt đầu hành quân đánh Mỹ Tho và
phải khởi sự phá ngay các đập đầu tiên. Pháo hạm lớn
Mitraille, đại úy Duval chỉ huy; pháo hạm số 18, đại
úy Peyron chỉ huy; pháo hạm số 31, đại úy Mauduit
Duplessix chỉ huy; đại đội quân đổ bộ theo tàu
Monge do đại úy de la Motte - Rouge chỉ huy; 200
thủy quân đổ bộ (thuộc các đại đội 2 và 5, do hai đại
úy Proubet và Hanes cầm đầu); 30 người Tây Ban
Nha do trung úy Maolini chỉ huy; 1 ổ súng cối miền

núi và 10 người phụ trách ổ súng này thuộc chiến
hạm Imperatrice - Eugenie thì giao cho thiếu tá
Bourdais sử dụng và điều khiển. Đại úy công binh
Mallet và đại úy tư lệnh Haillot được biệt phái thêm
cho đoàn quân xuống đánh Mỹ Tho.

Thủy sư đề đốc đưa xuống cho đại úy hải quân
Bourdais những lời chỉ thị của ông liên quan đến
cuộc hành quân và nhất là cách phải đối xử như thế
nào khi ra mắt phó vương An Nam:"Ông phải nói với
phó vương An Nam trấn giữ thành Mỹ Tho, khi trao
thư của tôi cho ông ta, rằng ông ta phải để ta chiếm
giữ thị trấn này và cả vùng tứ giác mà ranh giới là
sông Vàm Cỏ Tây, kênh Bưu Điện, kênh Thương
Mại và sông Tiền Giang, mà không được phép làm
khó dễ gì hết; ông ta phải tuân theo điều chúng ta đòi
hỏi không được trì hoãn hay chậm trễ vì bất cứ lý do
gì.

"Nếu ông ta muốn về Sài Gòn, xin ông cứ cấp cho
ông ấy một tờ giấy thông hành. Ông ta sẽ được đối
đãi trọng thể. Nếu ông ta muốn đầu thú sang hàng
ngũ của ta, ông ta sẽ được giữ nguyên tước phong,
nhưng phải trở về dân sự. Nếu ông ta muốn rút lui an
phận trên lãnh thổ An Nam thì ta sẽ cấp cho phương
tiện.

"ông hãy thận trọng khi thám sát và lúc tiến về Mỹ
Tho. Ông đừng quên là nếu bất cứ một người nào của
ta bị địch bắt làm tù binh tức là một sự thất bại của ta;

ngay cả lọt vào tay họ sống hay chết cũng thế. - Mặc
dù khi ông yết kiến vị phó vương cũng không được
phép quên mục tiêu của ta là chiếm Mỹ Tho (27
tháng 3 năm 1861)".

Vị chỉ huy Bourdais tìm cách đưa tàu vượt kênh
Thương Mại trong suốt những ngày 27, 28, 29, và 30
tháng 3. Các pháo hạm bị lún bùn và bị cỏ quấn; càng
ngày tàu càng gặp nhiều khó khăn, quả thật phải công
nhận là kênh Thương Mại không thể nào dùng để đưa
tàu đến Mỹ Tho được. Vì thế vị chỉ huy Bourdais
phải dồn tất cả lực lượng dưới quyền ông vào kênh
Bưu Điện. Ngày 1 tháng 4 ông đã tập họp hết tàu bè
của ông vào kênh này.

Tàu Mitraille, sau nhiều lần tìm cách vượt kênh
Thương Mại không xong thì nhận được lệnh trở về
kênh Bưu Điện. tàu Mitraille khi vào kênh Bưu Điện
phá được hai đập đầu tiên trong kênh này. Trung úy
hải quân Gardoni, hai đêm trước đó cũng đã tìm cách
tiến được đến đập thứ ba nhưng chạm trán với hai
đồn trấn giữ nằm hai bên bờ; đan bắn xéo từ hai đồn
làm cho tàu không tiến lên được nữa.
__________________

×