Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đề cương: Chiến địa và tình trạng hai phe đối thủ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.56 KB, 11 trang )

Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861

Đề cương:

Chiến địa và tình trạng hai phe đối thủ - Cơ bản địa
lý của Đế Quốc An Nam - Tầm quan trọng quân sự
và chính trị của thành Kỳ Hòa



Đế quốc An Nam gồm ba xứ mà trước kia hoàn toàn
riêng biệt:

- Xứ Bắc Kỳ , mà người Tàu gọi là Giao Châu, có
nghĩa là Xứ sông ngòi (Pays aquatique: nguyên văn
trong bản gốc - ND), người dân sinh sống nơi đây gọi
là người Nam Kỳ Dong ngoai (tức là Đàng Ngoài -
ND), Xứ Bắc kỳ còn gọi là Xứ bên ngoài, và theo
một tài liệu Hòa Lan thì phải gọi là An Nam phía Bắc
( Annam septentrional - ND);

-Xứ An Nam hay là An Nam miền Trung, còn gọi là
kinh thành Huế, hay gọi đúng hơn là Dong Trong
(tức Đàng trong - ND), có nghĩa là Xứ Miền Trong,
hay đúng hơn nữa là An Nam phía Nam;

- An Nam miền dưới (La basse Cochinchine, nguyên
văn trong bản gốc - ND) , mà nhiều tài liệu ghi sai là
Tỉnh Sài Gòn, miền này các bản đồ xưa đều ghi là
Cao Miên (Cambodge: nguyên văn trong bản gốc -
ND). Thật vậy, trước cuộc chinh phục của các Chúa


nhà Nguyễn (Vương triều đương thời - TG), thì vùng
đất này thuộc lãnh thổ của Vương quốc Cao Miên.

Ngoài ra đế quốc An Nam còn gồm một số nước bảo
hộ phải triều cống. Đây là tình trạng đế quốc An Nam
bắt đầu từ năm 1802 cho đến nay.

Một dãy núi kéo dài 800 dặm, tiếp nối từ vùng núi
non Tây Tạng, không xa cao nguyên Khou-khou-
noor, kéo dài xuống phía Nam song song với vùng
biển Tàu, phân định vị trí hai vùng vương quốc xưa
nhất của đế quốc An Nam. Một bên là núi và một bên
là biển làm ranh giới thiên nhiên cho hai vương quốc
An Nam phía Bắc và An Nam phía Nam; nếu dùng
danh xưng không được đúng lắm như thông dụng hơn
thì gọi là Bắc Kỳ và Nam Kỳ. bắc Kỳ là một vùng
đồng bằng rộng lớn, phù sa, phì nhiêu và phong phú
nhờ sông Sang-koi hay Song-ca (theo cha xứ
Alexanre Rhodes - TG) và các phụ lưu bồi đắp. Nam
Kỳ là một dải đất chỉ rộng từ 30 đến 50 dặm, kéo dài
từ bắc xuống nam; dọc theo một dãy núi bao bọc nằm
bên phía Tây. Nước đổ ra biển bằng các sông ngòi ít
ngoằn ngoèo, nước chảy cuồn cuộn, từ hướng tây
sang hướng đông. Đây là dãy núi xa nhất về phía
đông trong số năm dãy núi lớn tạo ra các vùng thung
lũng rộng là xứ Miến Điện, xứ Xiêm La, xứ Cao
Miên và xứ An Nam. Núi trải dài từ vĩ độ 11 thành
từng vùng thấp dần theo một đường uốn cong bắt đầu
từ núi Vi và đổ ra sát tới biển, tạo ra một bức trường
thành rộng lớn và một ngọn đèo, chỉ chừa lại một dải

đất hẹp là Phan Thiết, làm ranh giới thiên nhiên giữa
Nam Kỳ miền dưới và Nam Kỳ miền Trung.

Trải xuống phía tây nam vẫn còn các núi đồi nhỏ
thưa thớt, nơi đây có thể coi là vùng chuyển tiếp của
ranh giới Nam Kỳ miền Trung: sông ngòi ít ngoằn
ngoèo, vài kênh rạch thiên nhiên hoặc do người đào,
chảy giữa các vùng núi và đồi nhỏ. Càng xuống dần
phía Nam thì chỉ thấy trước mặt một vùng đất mềm
gồm cát, bùn và năm con sông lớn cùng các kênh
rạch thiên nhiên chia cắt thành hàng ngàn đảo. Cát thì
được mang từ biển vào (trên phương diện địa chất
học không được đúng lắm, cát vẫn do sông ngòi bồi
đắp - ND), bùn đất thì do sông Mê Kông (trong
nguyên tác tác giả ghi là sông Cambodge. Tên ngày
nay là sông Mê Kông, tác giả cũng dùng tên sông
Cambodge để chỉ chung cho các sông Tiền Giang và
hậu Giang - ND) chảy ngang những vùng núi non,
bào mòn những nơi này và đem bồi đắp trong mùa
nước lũ. Trong quá khứ chắc rằng biển đã bao phủ cả
miền Nam Kỳ ngày nay. Một vịnh hình vòng cung
nằm lọt giữa hai vùng núi là hà Tiên và cap Saint-
Jacques (Tên ngày nay là Vũng Tàu - ND); Sông
Đồng Nai chỉ là một dòng thác; hai nhánh Sông Vàm
Cỏ tạo ra hai con sông riêng biệt. Tỉnh Long Hồ
(Vĩnh Long) lúc đó chưa thành lập; các tỉnh Gia
Định, Đồng Nai, An Giang và Hà Tiên gồm một
vùng đất một phần dựa vào núi, một phần giáp ranh
với vương quốc Cao Miên. Bùn đất phù sa và các bãi
san hô giữa Sài Gòn và Tây Ninh chứng minh cho

thấy vùng đất này trước kia do sông ngòi và biển tạo
ra. cát dồn lại thành cồn dọc bờ sông, hòa với phù sa
tạo ra ruộng đồng phong phú. Sự hình thành đất đai
do sông ngòi vẫn còn đang tiếp diễn tại vùng này của
xứ An Nam, người Tàu gọi nơi đây là xứ sông ngòi;
bùn và cát hòa lẫn nhau, không hẳn là nước cũng
không hẳn là đất. Những người Bắc Kỳ mạo hiểm
đến đây dùng ván để trườn và lướt đi trên bùn.
Hai dãy núi kéo dài ra tới biển tại hai địa điểm là
Phan Thiết và Hà Tiên, giữa hai dãy núi là sông Mê
Kông. Biển là ranh giới thiên nhiên rõ rệt của xứ
Nam Kỳ miền dưới. Tiếp giáp với xứ của người Mọi
và xứ của người Chàm (Moys và Kiam: theo bản gốc
- ND), các nơi này biên giới kém rõ ràng hơn. Khi
nhìn vào bản đồ sáu tỉnh Nam Kỳ miền dưới, từ bờ
biển hiện nay cho đến vĩ độ Trảng Bàng (có khi tác
giả viết là Tram-bam hoặc Tran-bam - tức Trảng
Bàng ngày nay- Vĩnh Long thì có khi tác giả viết là
Vinh-luong hay Vinh Long - ND) ta có thể nhận thấy
biển vẫn còn giữ lại vết tích trong vùng đất phù sa
này; toàn vùng chỉ là đảo và chung quanh thủy triều
dâng lên hay rút xuống đều nhận thấy rõ rệt. Tàu bè
lưu thông như trên biển rộng; nước sâu, không nguy
hiểm, các đường di chuyển được kẻ vạch rõ ràng.

Năm con sông lớn chảy ngang Nam Kỳ miền dưới đổ
ra biển bằng một trong những cửa sông rộng lớn nhất
thế giới: Năm con sông này gồm có sông Đồng Nai,
sông Đồng Tranh, sông Soi Rap, sông Vàm cỏ, sông
Mê Kông. Sông Mê Kông thì bị ngáng bởi nhiều cồn

chỉ có tàu bè đáy sâu dưới 14 chân (đơn vị đo lường:
dài khoảng 0.3248m - ND) mới di chuyển được.
Hướng và độ sâu của kênh rạch thay đổi theo mùa
gió. Bờ biển thấp, cây cối xanh tươi và bằng phẳng;
không một ngọn cây nào vượt cao hơn các cây đước,
cây mắm để có thể dùng làm điểm chuẩn cho tàu bè
định hướng. Khó khăn thiên nhiên cản trở lưu thông
của tàu bè lớn nhưng không gây khó khăn gì cho các
thủy thủ An Nam, Xiêm, Tàu và Nhật. Họ lái các tàu
ven bờ thật hay, tàu của họ có đáy rất cạn. các nhà
viết sử người hòa Lan chép rằng sông Mê Kông đổ ra
biển bằng ba cửa: cửa Umbequamme, danh xưng này
hiểu theo tiếng Pháp có nghĩa là bất tiện Incommode,
cửa Nhật Bản và cửa Sài Gòn. Chiến tranh Nam Kỳ
giúp thêm vào việc nghiên cứu địa lý thủy học của
sông Mê Kông; hiện nay người ta biết rằng sông Mê
Kông có bảy nhánh chính. Umbequamme là cửa đổ ra
biển bằng một nhánh sông tách ra từ sông chính gần
Châu Đốc, sông Nhật Bản gồm hai nhánh bắc và nam
sông Đồng Nai. Còn về phần cửa Sài Gòn thì chỉ
được coi như cửa đổ ra biển của sông Đồng nai mà
thôi, sông này trước đây được xem như một trong
nhiều nhành của sông Mê Kông. Trên thực tế sông
Sài Gòn nối liền với sông Mê Kông bằng các kênh
trong đất liền, sông Đồng nai là một con sông riêng
biệt tiến sâu về phía bắc, hướng vào lãnh thổ Stieng.

Các dòng sông lớn thông thương với nhau nhờ các
kênh thẳng góc với hướng chính của sông. Bàn tay
người ta tượng trưng rất chính xác hình ảnh hệ thống

sông ngòi của Nam Kỳ miền dưới. cách so sánh như
thế cũng dễ hiểu, hình như con người hay tìm kiếm ở
bối cảnh chung quanh hình ảnh của chính mình.
Những nét dọc lớn của chữ M là các con sông, trừ vài
chỗ tuy sông có đổi hướng cũng không làm sai lêch
hình ảnh này; các đường gạch ngang của chữ M thì
tượng trưng cho kênh rạch. Một số kênh do chính tay
người đào, hoặc là kênh thiên nhiên do tay người sửa
cho đều và vét đáy. Những kênh rạch khác là do thiên
nhiên đào xới. Kênh nối hai con sông với nhau vì thế
kênh có thể thông ra biển bằng hai cửa khác nhau;
đáy kênh rạch có chỗ sâu chỗ cạn; chỗ cạn là nơi hai
dòng nước gặp nhau bùn đất bị dồn lại. hai bờ kênh
cây cối bao phủ tạo ra vẻ dịu dàng, mềm mại, duyên
dáng và ưa nhìn, nhưng không có cái vẻ lộng lẫy của
rừng rậm nhiệt đới. cây cối gồm có xoài, đước, dừa
nước, cây có bông trắng như bông lài, nhiều cây có lá
giống như lá cây ở Âu Châu và có đủ loại màu xanh,
từ nét xanh mét bệnh hoạn của cây liễu rũ cho đến
màu xanh xậm có vẻ kim loại của cây hoa trà. Gần bờ
nước thì có loại dừa duyên dáng nhất trên trái đất,
thân giống như là những cây cột của lâu đài Hy lạp
nhưng lại có sự sống, đó là cây Cau. Cỏ cao, dây leo,
cây dứa, xương rồng đầy gai tạo thành các bụi rậm
mà người Âu Châu không thể chui lọt, nhưng đối với
người An Nam thì họ trườn, bò và rình rập dễ dàng
trong đó. Nhiều chỗ nước ăn sâu vào bờ kênh tạo ra
những chỗ phục kích bất ngờ: đây là những nhánh
kênh lấn sâu vào đất, nằm song song với kênh chính,
cửa vào thì có dây leo phủ xuống che kín; các hóc kẹt

thiên nhiên đó có thể làm chỗ núp cho một người,
một chiếc ghe hay một nhóm quân nhỏ: không có chỗ
nào có thể làm chỗ phục kích chắc chắn hơn những
chỗ như vậy. kênh rạch tạo cho chiến tranh Nam Kỳ
một bộ mặt thật riêng biệt. lần đầu thấy những bờ
kênh như thế, người ta tưởng dễ, thử phá gai lội bùn
để vượt ngang, nhưng rồi sẽ bị ngập trong sình lầy,
mặt mày rách nát, trở nên bất lực vì bị cỏ vừa mềm
vừa cao quấn chặt; người ta tự hỏi không biết phải
làm thế nào để chống lại quân phục kích, họ thì coi
các chướng ngại này như không có. các pháo hạm
nhỏ bằng sắt là linh hồn của trận chiến Nam Kỳ, nếu
không hữu dụng ngay trong khi hành quân, thì cũng
rất ích lợi về sau là như vậy.
__________________

×