Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC – phần 2 NGOẠI GIAO HÒA HOÃN THỜI HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.33 KB, 11 trang )

Chương một

BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH
TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC – phần 2
II- NGOẠI GIAO HÒA HOÃN THỜI HỌ KHÚC,
HỌ DƯƠNG

Tiếp theo cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại Vương,
trong nửa đầu thế kỷ thử IX, phong trào giải phóng ở
ta lại nổ ra liên tiếp. Nhiều viên quan đô hộ nhà
Đường bị giết hoặc bị đuổi về nước . Giữa thế kỷ thứ
IX, nhà Đường tăng cường bộ máy đàn áp. Chúng
cho một võ quan cao cấp của triều đình làm Tĩnh hải
quân tiết độ sứ để cầm đầu toàn bộ binh quyền và
chính quyền của chúng trên đất nước ta. Nhưng tiết
độ sứ cũng không làm gì được. Thế và lực của nhà
Đường sụp đổ tới nơi. Từ thế kỷ thứ VIII, phong trào
nông dân Trung Quốc khởi nghĩa chống nhà Đường
đã liên tiếp nổ ra, mạnh nhất là ở các vùng biên
cương. Tại các nước bị nhà Đường đô hộ, không phải
chỉ có nước ta chống đối lại, mà ở các nước bị đô hộ
khác là An Đông, An Tây, An Bắc phong trào đấu
tranh giành độc lập cũng rất quyết liệt. Cho nên từ
giữa thế kỷ thứ VIII, triều đình nhà Đường đặt ra
chức tiết độ sứ là một chức võ quan cao cấp có quyền
tổng chỉ huy tất cả quân đội ở khu vực biên cương
Trung Quốc và những nước ở gần biên cương bị nhà
Đường đô hộ. Tiết độ sứ có toàn quyền về quân sự để
chỉ huy dập tắt những phong trào khởi nghĩa của
nông dân trong nội địa Trung Quốc và trấn áp các
phong trào giải phóng ở các nước bị đô hộ bên ngoài


biên cương. Do tình hình rối loạn trong nước ngày
càng tăng, việc liên lạc giữa triều đình nhà Đường
với miền biên cương ngày càng khó khăn, các tiết độ
sứ dần dần nắm cả mọi quyền hành chính, tài chính,
nghiễm nhiên trở thành những ông vua thật sự ở miền
biên cương, thay mặt triều đình nhà Đường giải quyết
tất cả mọi việc ở địa phương. Có những tiết độ sứ
tách khỏi quyền chi phối của triều đình nhà Đường,
biệt lập thành một giang sơn riêng. chỉ thỉnh thoảng
mới triều cống vua Đường. Họ tự truyền chức cho
nhau, cha truyền cho con hoặc anh truyền cho em,
gọi là quyền "Lưu hậu”, vua Đường đành chịu. Họ tự
tuyên bố quan lại văn võ, tự định đoạt mọi việc quân,
việc dân ở địa phương không cần thỉnh thị triều đình,
vua Đường cũng đành chịu.

Tĩnh hải quân tiết độ sứ của nhà Đường đặt ở nước ta
cũng có quyền hành lớn như vậy, nhưng hoàn toàn
bất lực, vì phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
của người Việt Nam ngày càng lên cao.

Cuối thế kỷ thứ IX, những binh lính người Việt dưới
quyền tiết chế của tiết độ sứ nhà Đường đã nổi lên
làm một cuộc binh biến rất lớn, đánh đuổi tiết độ sứ
cùng toàn bộ quan lại, quân sĩ của chúng về nước. Cả
nước sạch bóng quân xâm lược. Một người anh hùng
dân tộc là Khúc Thừa Dụ lên cầm quyền trị nước,
chấm dứt ách thống trị của bọn xâm lược nhà Đường.

Về đối nội, nhân dân ta từ đây tự tổ chức lấy chính

quyền độc lập của mình. Về đối ngoại, Khúc Thừa
Dụ thi hành một chính sách mềm dẻo nhằm ngăn
chặn nhà Đường mưu đồ tái chiếm nước ta, để ta rảnh
tay xây dựng đất nước. Do đấy, Khúc Thừa Dụ tự
nhận mình là tiết độ sứ, thay mặt nhà Đường cầm
quyền ở Việt Nam. Với phương thức đối ngoại này
của Khúc Thừa Dụ, quan hệ giữa nước ta và nhà
Đường tưởng như không có gì khác trước, nhưng về
căn bản rất khác. Khác ở chỗ người Việt Nam tự cai
trị người Việt Nam, nước Việt Nam hoàn toàn tự chủ.
Tự nhận mình là tiết độ sứ, Khúc Thừa Dụ một mặt
buộc triều đình nhà Đường phải chấp nhận, vì nhà
Đường lúc này tổ chức được một cuộc hành quân mới
để xâm lược nước ta cũng rất khó, nên ưng thuận để
không mất thể diện; mặt khác ta ngăn chặn được các
tiết độ sứ ở miền biên cương gần nước ta không thể
lợi dụng thời cơ lấy danh nghĩa nhà Đường để đánh
phá ta, vì ta vẫn nhận thần phục nhà Đường.

Chủ trương ngoại giao hòa hoãn, mềm dẻo của Khúc
Thừa Dụ tạo điều kiện cho nhân dân ta và họ Khúc
giữ vững chủ quyền dân tộc trong khoảng nửa thế kỷ.
Nhưng không phải vì thế mà giặc ngoài đã chịu từ bỏ
dã tâm xâm lược của chúng.

Năm 907 Khúc Thừa Dụ mất và cũng là lúc Trung
Quốc bước vào thời kỳ đại loạn, gọi là thời "Ngũ đại
thập quốc" tức “Năm triều đại mười quốc gia". Năm
triều đại nối tiếp nhau ở triều đình trung ương và
mười quốc gia lần lượt xuất hiện trong nội địa Trung

Quốc. Thoạt đầu là nhà Đường bị diệt, nhà Hậu
Lương cướp ngôi. Ở ta, con Khúc Thừa Dụ là Khúc
Hạo lên cầm quyền thay cha, và ngay năm 907 cho
người sang giao hảo với triều đại mới ở Trung Quốc
là nhà Hậu Lương. Nhà Hậu Lương buộc lòng phải
thừa nhận Khúc Hạo làm tiết độ sứ. Nhưng năm sau
(908), Hậu Lương lại phong cho tiết độ sứ ở Quảng
Châu (tức Quảng Đông) kiêm nhiệm cả chức tiết độ
sứ ở nước ta. Điều này là một chứng minh lịch sử cho
thấy: dù trong nước có lâm vào cảnh đại loạn, rối ren
thế nào chăng nữa, các tập đoàn phong kiến Trung
Quốc cũng không từ bỏ dã tâm xâm chiếm nước ta.

Nhưng viên tiết độ sứ Quảng Châu, mặc dầu được
nhà Hậu Lương phong cho kiêm nhiệm tiết độ sứ An
Nam, cũng không dám sang nhận chức ở nước ta.
Mười năm sau (tức năm 917), tiết độ sứ Quảng Châu
là Lưu Cung chống lại triều đình trung ương, lập
nước riêng ở Quảng Châu, xưng hoàng đế, đóng đô ở
Phiên Ngung, sách sử gọi là nhà Nam Hán. Bọn Lưu
Cung cũng có tham vọng bành trướng xuống phía
Nam, đánh cướp nước ta, nhưng lúc ấy (năm 917 -
918 ) Nam Hán sức còn yếu, phạm vi thế lực chỉ mới
trong khu vực Quảng Đông và một phần Quảng Tây
nên vẫn phải giao hảo với ta. Lúc ấy, ở ta Khúc Hạo
đã mất, con là Khúc Thừa Mỹ làm tiết độ sứ.
Dương Đình Nghệ cầm quyền được 6 năm thì năm
937 bị một tên tướng phản bội là Kiều Công Tiễn ám
hại. Tên phản bội đê hèn này, đối nội thì giết chủ để
tranh quyền tiết độ sứ, nhưng lại sợ sức mạnh của

người con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền,
đương cai quản châu Ái lúc đó, nên về đối ngoại
Kiều Công Tiễn làm một việc nhục nhã là cho người
sang "xưng thần" với vua Nam Hán và xin Nam Hán
cho quân sang cứu.

Vua Nam Hán là Lưu Cung vội nắm lấy cơ hội để
xâm lược nước ta, liền cho con trai là Lưu Hoằng
Thao làm Giao vương (có nghĩa là làm vua Châu
Giao, tức là làm vua nước ta), cầm đại quân theo
đường biển tiến sang ta. Còn Lưu Cung đem quân
đóng tại trấn Hải Môn, gần kề biên giới nước ta để
làm hậu ứng cho con, khi cần thiết chính hắn cũng sẽ
kéo quân sang nước ta.

Nhưng tình hình diễn biến rất nhanh, vượt ra ngoài ý
đồ của bọn cướp nước và tên bán nước. Quân Nam
Hán chưa tới nơi thì tên phản bội Kiều Công Tiễn đã
bị ngô Quyền từ châu Ái đưa quân ra bắt và giết chết.

Sau khi trừ xong nội phản và biết quân cướp nước
đang tiến tới miền ven biển nước ta, Ngô Quyền
quyết định đường lối đối ngoại của nước nhà lúc này
là phải nhanh chóng tiêu diệt giặc ngoại xâm. Biết rõ
tình hình địch và sức địch, Ngô Quyền nói với các
tướng sĩ:

"Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến,
quân lính mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiên đã chết,
không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi;

quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phải
được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị
trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nếu
ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển
trước, vót nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân
khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy
giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hay hơn kế ấy”
(Đại Việt sử ký toàn thư).

Sau khi định xong kế hoạch, Ngô Quyền đưa quân ra
vùng cửa Bạch Đằng. ông cùng quân và dân địa
phương làm cọc “đóng ở hai bên cửa biển" (Đại Việt
sử ký toàn thư). Khi quân Hoằng Thao tới gần cửa
biển của ta, Ngô Quyền theo kế hoạch đã định, cho
quân ra khiêu chiến, nhử quân giặc vào đúng trận địa
để đánh. Khi thuyền chiến của địch vào đúng trận địa
đã phục sẵn cũng là lúc nước thủy triều xuống, Ngô
Quyền lệnh cho quân ta phản công. Trước sức phản
công mạnh mẽ của ta địch vội vàng tháo chạy.
Thuyền chiến của giặc đâm vào cọc tan vỡ gần hết.
Quân Nam Hán chết đuối quá nửa. Chủ tướng giặc
Hoằng Thao bị bắt sống và bị giết tại trận. Trận đánh
diễn ra trong tháng 11 năm 938. Vua Nam Hán - Lưu
Cung đóng quân tại Hải Môn được tin con chết tại
trận, quân sĩ tan hết, chỉ còn biết khóc thương con,
không dám tiếp tục gây chiến, đành đem quân trở về
Phiên Ngung (Quảng Châu).

Sử của ta ghi rằng: sau trận thua đau này, vua Nam
Hán - Lưu Cung cho là tên Lưu Cung của hắn xấu và

xui quá, nên đổi là Lưu Yểm. Trận thua đau ở Việt
Nam thật là thấm thía đối với vị vua bại trận. Nhưng
dù đổi tên hay không thì nhà Nam Hán cũng không
thể tồn tại lâu và cũng không còn sức để mưu đồ xâm
lược Việt Nam.
__________________
+5 Tham Vọng

×