Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.34 KB, 5 trang )

Chương bốn

NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ
HẬU TRẦN – phần 4
IV- NHÀ HỒ VÀ NHÀ HẬU TRẦN KHÁNG
CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƯỢC

Đề phòng giặc xâm lược, năm 1405, nhà Hồ cho đắp
thành Đa Bang ở gần Bạch Hạc (Việt Trì), đóng cọc
chặn cửa sông Bạch Hạc để ngăn giặc từ phía Tuyên
Quang kéo tới, đóng cọc ở cửa biển và những nơi
xung yếu trên sông Cái. Hồ Hán Thương đặt bốn kho
quân khí, tìm người giỏi nghề làm vũ khí tới làm
việc.

Khoảng cuối năm 1405, Hồ Quý Ly triệu tập một hội
nghị gồm các quan tại kinh đô và ngoài các lộ để bàn
kế nên đánh giặc hay nên hàng. Ý kiến phân vân,
người bàn đánh, kẻ bàn hàng. Tả tướng quốc Hồ
Nguyên Trừng là con cả Hồ Quý Ly, nói thẳng: “Tôi
không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không
theo mà thôi” (Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, tập
II, tr.222.)

Hồ Quý Ly thấy lời Hồ Nguyên Trừng nói là phải,
nhưng không biết nên làm như thế nào.
Giữa tháng 11 năm l406, nhà Minh cho 80 vạn quân,
theo hai đường Quảng Tây và Vân Nam đánh sang.
Tháng 12 năm 1406, quân Minh tiến tới Bạch Hạc,
đối diện với thành Đa Bang. Một tháng sau, thành Đa
Bang thất thủ. Hai ngày sau khi thành Đa Bang thất


thủ, giặc tiến vào chiếm đóng Thăng Long. Nhà Hồ
thua giặc rất nhanh, vì không dựa vào sức dân, không
động viên, tổ chức được nhân dân cùng đánh giặc.
Mặc dù vậy, nhân dân vùng Kinh lộ căm thù giặc, đã
tự động và tự nguyện xin ra trận đánh giặc. Sử cũ ghi:
"Các quân nhân và đinh nam đều đến quân môn tự
nguyện gắng sức lập công" (Đại Việt sử ký toàn thư,
bản dịch đã dẫn, tr.250). Muốn chuyển thua thành
thắng, nhưng không thể được nữa, nhà Hồ đã bất lực.
Giữa năm 1407 , nhà Hồ sụp đổ. Nhà Hậu Trần tiếp
tục kháng chiến và tồn tại hơn 6 năm. Nhà Hậu Trần
đã đánh cho giặc Minh khốn đốn nhiều phen. Để hòa
hoãn với giặc, năm 1413, vua Trung Quang nhà Hậu
Trần cho Nguyễn Biểu đi sứ sang Trung Quốc cầu
phong.

Trước khi lên đường, Nguyễn Biểu mang sản vật địa
phương tới Nghệ An gặp tướng giặc là Trương Phụ.
Giặc bắt ông quỳ lạy, ông không chịu. Để uy hiếp
tinh thần ông, Trương Phụ sai nấu chín một đầu
người, mời ông ăn. Ông thản nhiên ăn và ung dung
nói: "Đã mấy khi người nước Nam được vinh hạnh
ăn đầu ngươi phương Bắc". Ông làm một bài thơ và
đọc:

Ngọc thiện, trân tu(1) đã đủ mùi
Gia hào(2) thêm có cỗ đầu người
Nem công, chả phượng còn thua béo
Thịt gấu, gan lân hẳn kém tươi
Ca lối lộc minh(3) so cũng một

Vật bày thỏ thủ(4) bội hơn người
Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn(5) tiếng để đời.


1, 2. Ngọc thiện, trân tu, gia hào: đêu nói về những
món ăn ngon, quý.
3. Ca lối lộc minh: ca hát theo lối đọc thơ vua đãi yến
tân khách.
4. Thỏ thủ: đầu con thỏ
5. Phàn Khoái là dũng tướng của Hán Cao Tổ - Lưu
Bang, có tiếng là ăn khỏe.

Trương Phụ phục ông là người can đảm, để ông về.
Có kẻ hầu cận bảo Trương Phụ rằng: Nguyễn Biểu là
hào kiệt nước Nam, không nên để về. Trương Phụ
cho đuổi bắt, Nguyễn Biểu mắng Trương Phụ:
"Trong bụng thì mưu đánh lấy nước, bên ngoài giả
làm quân nhân nghĩa, đã hứa lập con cháu nhà Trần,
lại đặt quận, huyện, không những chỉ cướp lấy vàng
bạc châu báu lại còn giết hại nhân dân. Thực là giặc
tàn ngược".

Trương phụ giết Nguyễn Biểu.

Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân
ta vẫn tiếp tục và ngày càng phát triển.

×