Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm ôn thi CD&DH Sinh 12 ĐỀ 4t pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.52 KB, 15 trang )

Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm ôn
thi CD&DH Sinh 12


ĐỀ 4

câu 1/ Polixôm là

a Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn
b Một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN
vào cùng 1 thời điểm
c Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ
d Một loại enzim có vai trò xúc tác quá trình sinh tông hợp
prôtêin

câu2/ Đột biến thể đa bội là dạng đột biến

a NST bị thay đổi trong cấu trúc
b Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST
c Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥ 2n
d Bộ NST tăng lên theo bội số của n và > 2n

câu3/ Hợ p tử đượ c tạo ra do sự ket hợ p của 2 giao tử (n-1) có
thể phát triển thành

a Thể 1 nhiễm
b Thể 1 nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm
c Thể 1 nhiễm hoặc thể khuyết nhiễm
d Thể khuyết nhiễm

câu 4/ Cơ chế chung dẫn đến hình thành đột biến số lượng NST




a Sự không phân li do mất tơ vô sắc
b NST phân li bất thường trong quá trình phân bào
c Kết hợp các giao tử có số lượng NST khác thường
d Ở kì sau, NST không phân li

câu5/ Một loài sinh vật có bộ NST gồm 4 cặp tương đồng, dạng
nào sau đây là thể một

a AA' b A
c AA'BB'CDD'
d AA'BB'CCC'

câu6/ Tế bào sinh dưỡng ở một sinh vật không có một NST
giới tính nào cả. Đây là dạng

a Thể một
b Thể không
c Thể bốn
d Thể ba

câu7/ Cây lai xa giữa cải dại (2nR=18) và cải bắp (2nB=18)
hữu thụ được gọi là

a Thể lượng bội với 18 NST
b Thể song nhị bội hay dị tứ bội
c Thể tứ bội có 4n=36 NST
d Thể đa bội chẵn với 36 NST


câu 8/ Kết quả nào sau đây không phải của đột biến thay thế 1
cặp nu

a Đột biến vô nghĩa
b Đột biến dịch khung
c Đột biến nhầm nghĩa
d Đột biến đồng nghĩa

câu 9/ Một gen B sau đột biến đã làm cho protein tương ứng
khác 1 axit amin so với protein bình thường. Vậy đột biến trên
gen có thể là:

a Thêm 1 bộ 3 mã MĐ vào đầu gen
b Thêm 1 bộ 3 mã KT vào cuối gen
c Thay thế 1 cặp nu này = 1 cặp nu khác
d Thêm 1 bộ 3 mã bất kì vào vị trí bất kì

câu 10/ Bộ 3 nào dưới đây có thể đột biến thành bộ 3 vô nghĩa
bằng cách thay thế cặp nu này = 1 cặp nu khác?

a XAX
b TXA
c TTT
d AXT

câu 11/ Chất hóa học 5-BU gây đột biến gen dạng nào

a Thay thế T, biến đổi cặp A-T thành G-X
b Thay thế G, biến đổi cặp G-X thành A-T
c Thay thế A, biến đổi cặp A-T thành G-X

d Thay thế X, biến đổi cặp G-X thành A-T

câu 12/ Cho đoạn gen có trình tự như sau:
ATAXTXGTGAGAAXT có bao nhiêu aa được qui định bởi
đoạn gen trên

a 4
b 2
c 3
d 5

câu 13/ Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn,
phát triển khỏe, chống chịu tốt là do

a Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen
tăng gấp 3
b The đa bội chı̉ đượ c nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡ ng
c Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá
trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh
d Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường

câu 14/ Lý do giải thích trong di truyền qua tế bào chất, kiểu
hình của con luôn giống mẹ là

a Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hôn tốc độ
nhân đôi của gen có nguồn gốc từ mẹ
b Hợp tử phát triển chủ yếu trong tế bào chất của trứng, tế bào
chất của tinh trùng nhỏ, không đáng kể
c Sau khi thụ tinh, hợp tử chỉ chứa nguyên liệu di truyền của
mẹ

d Gen trên NSTcủa bố bị gen trên NSTcủa mẹ lấn át

câu 15/ Cơ chế gây đột biến nào sau đây đứng với 5BU?

a 1 bazơ pyrimidin này được thay bằng 1 bazơ pyrimidin khác
tại cùng 1 vị trí
b Thay cặp A-T bằng G-X
c 1 bazơ purin này được thay bằng 1 bazơ purin khác tại cùng 1
vị trí
d Thay cặp G-X bằng A-T

câu 16/ Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm
trên NSTgiới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình
thường Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình bình thường.
Kết quả kiểu hình ở F1 là

a 75% bị bệnh : 25% bình thường
b 75% bình thường : 25% bị bệnh
c 50% bị bệnh : 50% bình thường
d 100% bình thường

câu 17/ Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, khi nào gen điều
hòa hoạt động

a Khi môi trường có lactose
b Cả khi có hoặc không có lactose trong môi trường
c Khi môi trường không có lactose
d Khi môi trường nhiều lactose

câu 18/ Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào


a Chứa mã di truyền
b Bảo vệ cơ thể
c Xúc tác phản ứng
d Điều hòa chuyển hóa

câu 19/ Phân tử mARN có đặc điểm nào sau đây

a Vận chuyển axit amin và mang thông tin đối mã
b Chứa bản gốc của thông tin di truyền
c Mang mật mã và chứa nhiều liên kết hiđrô
d Có trình tự mã bổ sung với mạch gốc

câu 20/ Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ dịch mã chủ yếu là

a Điều hòa thời gian tồn tại của mARN
b Loại bỏ prôtêin chưa cần
c Điều khiển lượng mARN được tạo ra
d Ổn định số lượng gen trong hệ gen

câu 21/ Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của
nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ

a Có chung một nguồn gốc
b Có những đặc điểm sinh học đặc trưng cho thế giới ĐV
c Chúng có họ hàng gần gũi với nhau và đều được tiến hóa từ
một nguồn gốc chung.
d Có quan hệ họ hàng thân thuộc.

câu 22/ Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hóa dẫn đến kết

luận quan trọng nhất là

a Sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa là do cách li địa lý
b Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau
c Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau
d Trước đây, các lục địa là một khối liền nhau

câu 23/ Điểm thể hiện sự hạn chế trong thuyết tiến hóa của
Dacuyn là

a Cho rằng động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu của con
người
b Chọn lọc tự nhiên là con đường dẫn đến hình thành loài mới
c Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống
d Chưa nêu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền
của biến dị

câu 24/ Theo Lamarck, nguyên nhân trực tiếp tạo thành loài
mới là

a Quá trình chọn lọc tự nhiên
b Sự thay đổi chậm và liên tục của ngoại cảnh
c Quá trình biến đổi cơ quan liên tục theo một hướng
d Xu hướng tự vươn lên thích nghi của sinh vật

câu 25/ Sự phát sinh sự sống trên trái đất thực chất là

a Quá trỉnh tương tác giữa các vật chất hữu cơ
b Sự tương tác giữa các điều kiện tự nhiên
c Quá trình phát sinh năng lượng

d Quá trình tiến hoá của các hợp chất chứa cácbon

câu 26/ Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng
minh rằng

a Người và vượn người có chung một nguồn gốc
b Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần
c Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người
d Quan hệ nguồn gốc giữa người và Đv có xương sống

câu27/ Tìm ý chưa đúng trong các phát biểu sau

a Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ qua lại
b Môi trường sống luôn luôn tác động đến sinh vật
c Sinh vật có thể tác động đến môi trường làm thay đổi các
nhân tố sinh thái
d Quan hệ giữa SV với môi trường là 1 chiều

câu 28/ Ổ sinh thái của sinh vật là

a Là nơi làm tổ, sinh sản cho các loài sinh vật
b Là môi trường chứa các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự
tồn tại và phát triển của sinh vật
c Là nơi các sinh vật cùng loài cùng sống và sinh hoạt
d Là tổ của một loài SV nào đó trong môi trường sống

câu 29/ Cạnh tranh khốc liệt giữa 2 loài diễn ra khi nào

a Nơi ở giống hệt nhau
b Ổ sinh thái như nhau

c Giới hạn sinh thái như nhau
d Vị trí sinh sản như nhau

câu 30/ Nhân tố sinh thái là gì?

a Là những nhân tố của môi trườ ng có ảnh hưở ng trự c tiep
hoặc gián tiếp đến SV
b Là nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường ảnh hưởng
trực tiếp đến SV
c Là nhữ ng nhân to của môi trườ ng có ảnh hưở ng trự c tiep đen
SV
d Là nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí của môi
trường

câu 31/ Nhóm SV nào sau đây không phải là một quần thể ?

a Các con cá chép sống trong một cái hồ.
b Các con chim sống trong một khu rừng.
c Các con voi sống trong rừng Tây nguyên.
d Các cây cọ sống trên một quả đồi.

câu 32/ Trong các dạng biến động số lượng cá thể sau, dạng
nào biến động không theo chu kì ?

a Bò sát, chim nhỏ, thú gậm nhấm giảm mạnh sau những trận
lụt
b 9-10 năm số lượng thỏ và mèo rừng Canada lại biến động 1
lần
c 3-4 năm cáo ở đồng rêu phương Bắc lại tăng 1 lần
d 7 năm cá cơm ở biển Pêru lại biến động 1 lần


câu 33/ Quan hê cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý
nghĩa gì?

a Đảm bảo thức ăn đủ cho các cá thể trong đàn
b Giúp khai thác tối ưu nguồn sống
c Duy trì số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể
ở mức độ phù hợp
d Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định

câu 34/ Mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng đến yếu
tố nào?

a Tỷ lệ tử vong của cá thể
b Sự phân bố cá thể của quần thể
c Khả năng sinh sản của cá thể
d Mức độ sử dụng nguồn sống của cá thể

câu 35/ Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể
đực gấp 2 hay 3 lần, đó là do

a Số lượng con đực chết nhiều hơn con cái.
b Đặc điểm sống bầy đàn ở sinh vật.
c Tỉ lệ giới tính thay đổi khi môi trường bất lợi.
d Đặc điểm sinh sản & tập tính đa thê ở sinh vật.

câu 36/ Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong QT có ý nghĩa

a Đảm bảo nguồn thức ăn cho các cá thể trong đàn
b Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn

c Số lượng các cá thể trong QT duy trì ở mức độ phù hơp
d Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn
sống của môi trường

câu37/ Hình thức quan hệ giữa hai loài khi sống chung cùng có
lợi nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của hai loài đó,
được gọi là

a Quan hệ đối địch
b Quan hệ hợp tác
c Quan hệ cộng sinh
d Quan hệ hỗ trợ


câu38/ Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối
lớn nhất
a Động vật ăn thực vật

b Sinh vật phân hủy
c Động vật ăn thịt
d Sinh vật sản xuất


câu39/ Trong một khu rừng, hiện tượng số lượng thú ăn cỏ tỉ lệ
nghịch với số lượng thú ăn thịt là biểu hiện của

a Cạnh tranh khác loài
b Khống chế sinh học
c Cân bằng sinh học
d Cân bằng quần thể


câu40/ Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu
thường thuộc về nhóm loài
a Sinh vật sản xuất
b Sinh vật tiên phong
c Sinh vật ưu thế
d Sinh vật phân hủy


×