Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 4+5+6 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.58 KB, 11 trang )

TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN
MÔN SINH 9

Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG

* Nội dung cơ bản:
1. Thí nghiệm của Mendel
a) Thí nghiệm

Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng
tương phản:
P: vàng, trơn x xanh, nhăn
F
1
: 100% vàng trơn

Cho F
1
tự thụ phấn
F
2
: 9 vàng trơn : 3 xanh trơn : 3 vàng nhăn : 1 xanh nhăn

b) Phân tích:
Ở F
2
, tỉ lệ phân ly từng tính trạng là: 3 vàng : 1 xanh, 3 trơn : 1
nhăn.

Kết quả 9 : 3 : 3 : 1 = (3 vàng: 1 xanh) x (3 trơn : 1 nhăn)


Kết luận: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng
thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ
lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành.

2. Biến dị tổ hợp:
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.

- Nguyên nhân: có sự phân li độc lập và tổ hợp lại các tính trạng
làm xuất hiện các kiểu hình khác P

Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp)

* Nội dung cơ bản:
III. Menđel giải thích kết quả thí nghiệm
Mendel cho rằng mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền
quy định.

Quy ước:
- Gen A quy định hạt vàng
- Gen a ……………………….xanh
- Gen B……………………vỏ Trơn
- Gen b ………………… vỏ nhăn

Hạt vàng trơn có kiểu gen AABB
Hạt xanh nhăn có kiểu gen aabb
P: AABB x aabb
G: AB ab
F1: AaBb

F1 tự thụ phấn

F1: AaBb x AaBb
F2:


9 A-B-: kiểu hình của 2 gen trội A, B
3 A-bb: kiểu hình của gen trội A và gen lặn b
3 aaB-: kiểu hình của gen lặn a và gen trội B
1 aabb: kiểu hình của gen lặn a và b

- F2 có 16 tổ hợp là do sự kết hợp ngẫu nhiên (qua thụ tinh)
của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái.

IV. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
Giải thích nguyên nhân của sự xuất hiện những biến dị tổ hợp
vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị tổ
hợp này là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và
tiến hoá.

* Một số câu hỏi:
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng:
a.Biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá
trình tiến hoá và chọn giống:
b.Do các biến dị được nhanh chóng nhân lên qua quá trình giao
phối nên ở các loài giao phối các biến dị phong phú hơn nhiều
so với các loài sinh sản vô tính.
c.Do không có giao phối, nên biến dị tổ hợp không có ở thực vật
d.Ở các loài sinh sản vô tính các biến dị cũng phóng phú như ở
các loài sinh sản hữu tính. Vì chúng sinh sản nhanh và có số
lượng cá thể rất lớn


Câu 2: Bài tập 4 sgk
P: Tóc xoăn mắt đen x tóc thẳng mắt xanh
AABB aabb
G: AB ab
F1: AaBb
Đáp án câu d là đúng.

BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

* Nội dung cơ bản:
I. Nhiễm sắc thể
1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST
- NST có chiều dài từ 0,5-50 micrômét, đường kính từ 0.2-2
micromét, đồng thời có bốn hình dạng đặc trưng là hình móc,
hình que, hình hạt và chữ V.

Ở sinh vật nhân sơ: ADN thường là ở dạng vòng; đôi lúc, nó đi
cùng với 1 hoặc 1 vài phân tử ADN tròn và nhỏ hơn (gọi là
plasmid). Cấu trúc di truyền này cũng được tìm thấy ở ti thể và
lục lạp, phản ánh nguồn gốc từ vi khuẩn.

Ở một số virut: ADN hoặc ARN trần (dạng sợi hoặc vòng).

Ở sinh vật nhân chuẩn: Hình thái của nhiễm sắc thể được nhìn
rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân, khi nhiễm sắc thể
đã xoắn và rút ngắn cực đại. Khi ấy, nhiễm sắc thể là nhiễm sắc
thể cấu trúc kép.




Cấu trúc của NST: (1) Chromatid . (2) Tâm động - nơi 2
chromatid đính vào nhau, là nơi để NST trượt trên thoi vô sắc
trong quá trình nguyên phân và giảm phân. (3) Cánh ngắn. (4)
Cánh dài.


2. Cấu trúc siêu hiển vi
Thành phần: ADN và prôtêin histon

* Các mức cấu trúc:
+ sợi cơ bản( mức xoắn 1)
+ sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2)
+ crômatit (mức xoắn 3)

* Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu
+ tâm động:
+ Đầu mút
+ trình tự khởi đầu nhân đôi ADN

3. Chức năng của NST
Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm
Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi
hình dạng và cấu trúc NST

2. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng
*Nguyên nhân:
- tác nhân vật lí, hoá học , sinh học


* Các dạng đột biến cấu trúc NST:






* Một số câu hỏi:
Câu 1: Một NST bị đứt thành nhiều đoạn sau đó nối lại nhưng
ko giống cấu trúc cũ, đó có thể là dạng đột biến nào?

Câu 2: Bài tập
Trong 1 quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các
gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau
1.ABCGFEDHI
2.ABCGFIHDE
3.ABHIFGCDE
Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới
những đoạn bị đảo và thử xác định mối liên hệ trong quá trình
phát sinh các dạng bị đảo đó.

Câu 3: Hãy chọn phương án đúng/đúng nhất trong mỗi câu
sau:
1/ Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
A.chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết
với prôtêin.
B.phân tử ADN dạng vòng.
C.phân tử ADN liên kết với prôtêin.
D.phân tử ARN.


2/ Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân
thực có ADN và prôtêin
A.dạng hitstôn.
B. cùng các en zim tái bản.
C. dạng phi histôn.
D. dạng hitstôn và phi histôn.

3/ Hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ phân bào và
nhìn rõ nhất ở kỳ
A.trung gian.
B. trước.
C. giữa.
D. sau.

4/ Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn
lần so với đường kính của nhân tế bào do
A.ADN có khả năng đóng xoắn.
B.sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.
C.ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm.
D.có thể ở dạng sợi cực mảnh.

*5/ Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể
A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình
phân bào.
B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình
phân bào.
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong
quá trình phân bào.
D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.

×