HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ - BIỂU
ĐỒ VÀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN
- Giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất: Cả nước chênh
lệch 8,34 lần; Thành thị (chênh lệch 8,10 lần); Nông thôn (6,36
lần). Đ.Nam Bộ (8,72 lần), ĐBS.Hồng (6,97 lần); Những vùng
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch này cũng khá
lớn như Tây Bắc (6,44 lần), Tây Nguyên (7,62 lần), Đông Bắc
(7,03 lần)
- Kết luận: TNBQ/ng/tháng ở nước ta vẫn còn thấp so với TG và
một số nước trong khu vực, hiện nay đang có xu hướng tăng
lên cùng quá trình CNH' và HĐH’ đất nước, đời sống của nhân
dân đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế
thị trường, thì sự phân hóa giàu - nghèo lại đang có xu hướng
tăng (đặc biệt ở khu vực kinh tế phát triển). Vì vậy, cần phải có
sự điều tiết của Nhà nước.
3. BIỂU ĐỒ KẾT HỢP (cột và đường.)
3.1. Đặc điểm chung.
Loại biểu đồ này khá phổ biến, ta thường gặp trong chương
trình Địa lý tự nhiên, đó là các biểu đồ khí hậu: Các cột thể hiện
lượng mưa theo tháng, còn đường biểu diễn thể hiện biến trình
nhiệt độ năm). Trong chương trình Địa lý kinh tế xã hội, các
biểu đồ thường gặp: Biểu đồ thể hiện biến động của diện tích
và năng suất (hay sản lượng) của một loại cây trồng nào đó
Loại biểu đồ này ta dùng 2 trục đứng (Y) và (Y’) cho 2 chuỗi số
liệu thể hiện 2 đối tượng khác nhau. Biểu đồ thường có 1 cột
(thể hiện tương quan độ lớn giữa các đại lượng), và 1 đường
(thể hiện động lực phát triển) qua các thời điểm.
3.2. Qui trình thể hiện:
Có thể sử dụng biểu đồ kết hợp (cột và đường) để thể hiện 2
hay nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ, trên cùng một hệ trục
tọa độ có thể biểu diễn cả diện tích và năng suất của 2 loại cây
trồng khác nhau theo cùng một thước đo (diện tích và năng
suất lúa từng vụ). Tuy nhiên, trường hợp này không phổ biến
lắm vì có thể làm ảnh hưởng đến tính trực quan của biểu đồ. Do
trên biểu đồ có (cả cột và đường biểu diễn) nên trên trục ngang
cần chú ý khoảng cách của các vạch phải tương ứng với tỉ lệ các
khoảng thời gian. Chọn thang của 2 trục (Y và Y') cho thích hợp,
đảm bảo biểu đồ dễ đọc và đẹp. Ghi số liệu cho cả 2 đối tượng
trên đỉnh các cột và đỉnh các đoạn của đường.
- Từ 1991 - 1995: Hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư bắt đầu
tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, trong thời gian này Mỹ còn thi hành
chính sách cấm vận chống Việt Nam. Vì vậy, các dự án đầu tư
vẫn còn có qui mô nhỏ (12,54 triệu USD/dự án); đầu tư tập
trung trong lĩnh vực thu hồi vốn nhanh.
- Từ 1996 - 2000: sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ,
môi trường đầu tư được cải thiện; số dự án đầu tư tăng nhanh;
qui mô của từng dự án lớn hơn trước (15,23 USD/dự án); Cơ
cấu đầu tư đã thay đổi đã đóng góp tích cực hơn vào quá trình
CNH' và HĐH' đất nước.
- Từ 2001 - 2005: số dự án đầu tư vào nước ta tăng, nhưng qui
mô trung bình của 1 dự án giảm (trung bình 5,27 triệu USD/dự
án). Điều này có liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ ở Đông Nam Á các năm trước đó và một số yếu tố khác đã
tạo nên sự do dự của các nhà đầu tư…