Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Buôn bán đồng xu Nhật Bản vào thế kỷ 17 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.68 KB, 3 trang )

Buôn bán đồng xu Nhật Bản vào thế kỷ 17

Để hiểu tại sao thương nhân Nhật Bản mang xu bằng đồng đến nước Việt để trao đổi vào
thế kỷ 17, ta nên xem lại lịch sử tiền tệ Nhật Bản. Nhật Bản ban đầu là một quốc gia giàu
tài nguyên kim loại quý ví dụ như bạc, vàng và đồng. Vào đầu thế kỷ 8, những đồng xu
vàng, bạc và đồng không chỉ đã tồn tại mà còn được đúc ở chính nước Nhật. Những đồng
xu này được làm để ban thưởng hơn là một hình thức trao đổi. Trong những ngày đó,
nuowcs Nhật vẫn mới ở mức kinh tế trao đổi hàng hóa. Từ thế kỷ 12 đến năm 1587, nước
Nhật ngừng khai mỏ và gửi hàng hóa đến Trung Quốc để đổi lấy các xu bằng đồng của
Trung Quốc, khi nhu cầu về tiền xu tăng lên. Thế kỷ 15, Mạc phủ Ashikaga nhiều lần gửi
yêu cầu cho nhà Minh ở Trung Quốc về nguồn cung tiền xu. Bởi vậy, Toraisen, tiền xu
nhập khẩu từ Trung Quốc, ví dụ như Gia Ðịnh thông bảo (Katei Tsuho) hay Tống, Hồng
Võ thông bảo (Kobu tsuho) và Vĩnh Lạc thông bảo (Eiraku Tsuho) của nhà Minh lưu
thông trên khắp Nhật Bản. Trong khi nguồn cung Toraisen vẫn không đáp ứng được cầu
tiền tệ do mở rộng giao thương, giai cấp quý tộc tự mình đúc tiền xu Nhật (Shichusen) để
lấp đầy khoản thiếu hụt. Trong thế kỷ 16, các đồng xu Toraisen bị vỡ hay hỏng hay các
đồng Shichusen chất lượng kém được gọi là Bitasen, hay đồng xu chất lượng kém. Dân
chúng bắt đầu thu thập tiền xu và không nhận thanh toán bằng Bitasen. Trong thời
Tokugaw, tỉ lệ trao đổi giữa Toraisen và Bitasen là 4 ăn 1. Shogun muốn giải quyết tình
trạng lộn xộn của thị trường tiền tệ, độc quyền đúc tiền xu và tiêu chuẩn hóa tiền tệ Nhật
Bản. Năm 1608, nhà Tokugawa cấm lưu hành Bitasen, bao gồm cả các đồng xu Trung
Quốc nhập khẩu. Ông cũng thúc đẩy việc khai thác vàng, bạc và đồng và ứng dụng công
nghệ tiên tiến của Trung quốc vào việc tinh luyện kim loại. Xu, thỏi vàng và bạc cũng
như Tensho Tsuho, Genna Tsuho và Kanei Tsuho bắt đầu thay thế những đồng xu cũ.

Thương nhân Nhật nghĩ ra sáng kiến thu mua thứ tiền cấm và sụt giá này để bán cho các
thương thuyền hay các nước khác. Dịch vụ buôn tiền vừa mang đến nhiều lợi tức cho
Nhật, vừa được khuyến khích bởi chuá Nguyễn ở Ðàng Trong, đang cần đồng để đúc
súng thần công và sử dụng tiền đồng ngoại nhập để tiêu dùng. Thời đó, các chuá Nguyễn
đã yêu cầu ngườI Hòa Lan mua hết tiền đồng của Nhật, để mang đến bán cho Ðàng
Trong. Ðến năm 1651, để đáp ứng lời yêu cầu cung cấp tiền đồng của Quế Vương, một


thân vương của nhà Minh khởi nghĩa chống nhà Thanh vào thời đó, chính quyền địa
phương của Nagasaki đã đúc tiền Vĩnh Lịch thông bảo (Eiryaku Tsuho) cung cấp cho
Phúc Kiến, Ðài Loan. Tokugawa, ngoài việc đáp lại yêu cầu của chuá Nguyễn, còn được
nhiều lợi tức, đã cho phép đảo Trường Kỳ được quyền đúc tiền để xuất cảng từ năm thứ
hai của Manji (1659) đến năm thứ hai của Jokyo (1685), sau nhiều lần từ khước những
yêu cầu của chính quyền địa phương. Tuy nhiên đảo Trường Kỳ chỉ được phép đúc tiền
ngoại thương, nhưng không được đúc tiền Khoan Vĩnh đang dùng trong nước Nhật. Dịch
vụ buôn tiền và từ ngữ Trường Kỳ Mậu Dịch Tiền phát sinh từ đó, vì người Nhật đúc tiền
đồng, thoi đồng mang đến Trường Kỳ, Nhật Bản để chở bán cho Ðại Việt. Tiền Trường
Kỳ còn được tàu Leyden mang về Amsterdam vào năm 1621 để thử nghiệm kim loại
trước khi người Hà Lan định mua để lấy đồng. Tuy nhiên kết quả không như mong muốn,
và người Hoà Lan chở tiền đồng đem bán cho các nước khác như Ba Tư, Âu châu trên
những chuyến tàu về xứ họ. Tác giả đã có dịp liên hệ với Bác sĩ Wybrand Op den Velde
ở Amsterdam, một sưu tập gia về tiền cổ Á châu và cũng là tác giả quyển Cash Coin
Index, part 2: The Cash Coins of Vietnam xuất bản ở Amsterdam, về tiền Trường Kỳ.
Ông ta cho biết tiền Trường Kỳ khá dễ tìm thấy ở Amsterdam. Có lẽ Batavia, Hội An và
Amsterdam là ba địa điểm có liên hệ sâu xa nhất với tiền Trường Kỳ và là những nơi dễ
tìm thấy thứ tiền ngoại thương này nhất vào ngày nay.

Ở Ðàng Ngoài, tiền Trường Kỳ đã được dân Việt tiêu dùng như các tiền đồng của vua Lê,
hoặc được nấu chẩy để đúc khí cụ. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến Ðàng Ngoài vào
năm 1627 đã nói về tiền tiêu dùng thời đó, rằng có hai loại tiền lớn và nhỏ. Tiền lớn do
người Hoa, Nhật mang vào, được tiêu dùng khắp xứ. Tiền nhỏ chỉ tiêu dùng ở kinh đô và
bốn tỉnh chung quanh. Trị giá của tiền nhỏ tùy thuộc số lượng nhập cảng của tiền lớn vào
mỗi năm. Tuy vậy, trung bình 10 tiền đồng nhỏ tương đương với 6 tiền đồng lớn. Từ năm
1671, người Anh bắt đầu nghiên cứu về dịch vụ buôn tiền của người Hà Lan. Vài chi tiết
được cung cấp trong sổ Nhật Ký của công ty Ðông Ấn của Anh ở Phố Hiến cho thấy.
Ngày tháng===========Vài chi tiết về Đăng ký của Công ty Đông Ấn Anh Quốc thể
hiện hoạt động nhộn nhịp của việc buôn ========================tiền ở Phố
Hiến, Đàng Ngoài

22 tháng 8 năm 1672=====3 tàu Hòa Lan từ Batavia đến Ðàng Ngoài mang theo 6 triệu
tiền đồng và 1000 thỏi bạc
7 tháng 4 năm 1675======1 tàu Trung Hoa từ Nhật đến Ðàng Ngoài mang đầy tiền
đồng và bạc
17 tháng 6 năm 1675=====1 tàu Hòa Lan từ Batavia đến Ðàng Ngoài với 80 rương chứa
tiền đồng.
23 tháng 2 năm 1676=====2 tàu Trung Hoa từ Nhật đến Ðàng Ngoài với tiền đồng

Xứ Ðàng Trong không có mỏ đồng. Trong lúc đó, chuá Nguyễn rất cần đồng để đúc tiền,
đúc súng chống lại họ Trịnh. Nguồn cung cấp phần lớn từ Nhật Bản, phần còn lại từ
Trung Hoa và Batavia. Chúa Nguyễn cho nhập cảng một số lớn đồng trong suốt thế kỷ 17
và sang cả thế kỷ 18; cho dù rằng chiến tranh Trịnh Nguyễn đã chấm dứt sau khi Trịnh
Tạc lùi quân về bên kia sông Gianh vào năm 1672, qua 7 lần Nam Bắc giao tranh. Nhu
cầu đúc súng không còn cấp bách nữa, nhưng vì tiền đồng có lưu thông dồi dào, việc giao
thương trong xứ mới phát triển. Ðiển hình là chính chúa Nghĩa, trong năm 1688, đã gởi
bốn lá thư yêu cầu chính quyền Nhật đúc tiền bán cho Ðại Việt , khi Tokugawa khởi sự
giới hạn việc xuất cảng bạc và đồng ra ngoại quốc.

Tài liệu lưu trữ của công ty Ðông Ấn Hà Lan cho thấy tầm vóc của dịch vụ buôn tiền ở
Ðàng Trong. Từ năm 1633 đến 1637, công ty đã nhập cảng 105834 xâu tiền đồng Trường
Kỳ, mỗi xâu gồm 960 đồng tiền, vị chi là 101600640 đồng tiền được nhập cảng trong một
thờI gian năm năm. A. van Aelst cho chi tiết rõ hơn về số lượng tiền đồng khổng lồ này,
là 1,250,000 tiền Vĩnh Lạc và 100,000,000 tiền Khoan Vĩnh. Như thế, khoảng 20 triệu
đồng tiền được đưa vào Ðàng Trong mỗi năm do người Hòa Lan. Ðó là chưa kể đến số
lượng tương đương từ các thương thuyền Nhật và Hoa. Tài liệu cũng cho thấy một số
lượng đồng khá lớn được dùng trong việc quốc phòng, như năm 1636, chúa Thượng đã
mua 30 ngàn lạng đồng hạng xấu để đúc súng thần công. Và tháng 9 năm 1637, bốn
thương thuyền Hoa cặp bến Ðàng Trong với hai triệu đồng tiền Nhật. Khi Tokugawa ban
hành chính sách bế quan toả cảng Sakoku và ra lệnh cấm thương nhân Nhật Bản xuất
dương từ năm 1635, kẻ nào vi phạm luật sẽ bị tội chết, và chỉ cho phép thương thuyền

của người Hà Lan và Trung Hoa đến giao thương ở Trường Kỳ; thương nhân Nhật Bản
đã chuyển nhượng số tiền đồng lên đến 200 tấn qua tay người Hòa Lan, để nguồn tiếp
liệu được duy trì đều đặn.

Chẳng trách chỉ hơn 50 năm sau thế kỷ 18, khi Lê Quý Ðôn theo Ðoan quận Công Bùi
thế Ðạt vào chiếm Thuận Hoá, Quảng Nam, đã phải than rằng ngày trước nhà Nguyễn
dùng đồng rất hoang phí. Ðồng được dùng làm những cái đinh, những bản lề, và trang
sức cho các công đường, đình sở. Trong Phủ Biên Tạp Lục, ông đã dẫn chứng về việc
nhập cảng đồng từ Nhật, Hoa của chúa Nguyễn Hai xứ Thuận Hoá và Quảng nam
không có mỏ đồng. Nước Nhật Bản thì thổ sản có nhiều đồng đỏ, nên hằng năm tàu nước
ấy chuyên chở đồng đến nước ta bán, quan chức nhà Nguyễn phái người đến thâu mua,
cứ 100 cân trị giá 45 quan tiền đồng. Còn như tàu thuyền các khách buôn ở tỉnh Phúc
Kiến và tỉnh Quảng Ðông thuộc nước Trung Hoa có chuyên chở đồng đỏ sang nước ta
bán, thì phải khai báo đầy đủ giấy tờ, bấy giờ các quan chức mới y theo giá định kể trên
mà mua hết. Còn thừa bao nhiêu, các khách buôn mới được phép bán, đổi chác cho người
ngoài.

Mức lợi tức của dịch vụ buôn tiền trong giai đoạn này ra sao? Nhật Ký của Công ty Ðông
Ấn Hà Lan cho thấy rõ lý do người Hà Lan đã tham gia vào dịch vụ này. Vào những năm
1635-1636, những xâu tiền trị giá 1 lạng bạc ở Nhật bán được ở Ðàng Trong với giá 10.5
lạng. Người Hoa cũng nhận thấy mối lợi lớn này. Nhiều thương thuyền Trung Hoa, hoặc
sang Nhật buôn tiền Trường Kỳ hoặc mang tiền Hoa, sang bán cho Ðại Việt. Từ năm
1684, tiền Khang Hi được đúc giảm trọng lượng. Một lạng bạc tương đương 1400 - 1500
đồng tiền Khang Hi nặng hay 3030 đồng tiền Khang Hi nhẹ, nghĩa là tương đương hơn 5
quan tiền Ðại Việt (1 quan = 600 đồng). Trước năm 1750, theo Pierre Poivre, ở Ðại Việt,
10 lạng vàng ăn từ 130 đến 150 quan, nghĩa là 5 quan tương đương vớI 0.3846 lạng vàng.
Như thế, thương buôn phải trả 1 lạng bạc để mua được 1 chỉ vàng ở Trung Hoa theo trị
giá tỷ lệ vàng bạc 1/10 thời đó, nhưng nếu buôn tiền, 1 lạng bạc có thể kiếm được gần 3.8
chỉ vàng ở Ðại Việt.

×