Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TRẮC NGHIỆM - LAO SƠ NHIỄM ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.86 KB, 21 trang )

TRẮC NGHIỆM - LAO SƠ NHIỄM

1. Khi bị lao sơ nhiễm thì có: (1) triệu chứng lâm sàng nghi ngờ lao ; (2) tổn
thương trên X. quang phổi nghi lao ; (3) phản ứng tuberculin (+) ; (4) tốc độ
lắng máu tăng cao.
A. (1) & (3)
B. (2) & (4)
C. (1), (2) & (4)
D. (1), (3) & (4)
@E. (1), (2) & (3)
2. Theo ước tính của Chương trình chống lao Quốc gia, hàng năm có bao nhiêu
trẻ em cần được điều trị lao:
@A. 30.000
B. 65.000
C. 100.000
D. 200.000
E. 500.000
3. Theo ước tính của CTCLQG, số lao sơ nhiễm /100. 000 trẻ em hằng năm là:
A. 5 – 10
@B. 10 – 13
C. 20 – 23
D. 23 – 65
E. 65 – 100
4. Trẻ có tiếp xúc vớI nguồn lây thì khả năng mắc lao sơ nhiễm gấp bao nhiêu lần
so vớI trẻ không tiếp xúc vớI nguồn lây:
A. 10 lần
B. 13 lần
C. 23 lần
@D. 31 lần
E. 32 lần
5. Sau khi bị nhiễm lao thì tỉ lệ chuyển thành lao bệnh là:


A. 5%
@B. 10%
C. 30%
D. 50%
E. 90%
6. Thể lao sơ nhiễm hay gặp là ở:
@A. Phổi.
B. Tiêu hoá.
C. Da.
D. Niêm mạc họng.
E. Niêm mạc mắt.
7. Trong các thể lao ở trẻ em, thì lao sơ nhiễm ở phổi chiếm:
A. 35,1%
B. 51,1%
@C. 53,1%
D. 55,1%
E. 57,1%
8. Nhóm trẻ từ 0-4 tuổi bị lao sơ nhiễm chiếm:
A. 25%
B. 53,7%
C. 63,7%
@D. 67,6%
E. 91%
9. Tổn thương chủ yếu trong lao sơ nhiễm là:
A. Săng sơ nhiễm.
B. Viêm hạch trung thất.
C. Viêm đường bạch huyết.
D. Xẹp phân thuỳ phổi.
@E. Phức hợp sơ nhiễm.
10. Săng sơ nhiễm ở phổi là tổn thương viêm:

A. Khí quản.
B. Phế quản.
@C. Phế nang.
D. Hạch trung thất.
E. Đường bach huyết.
11. Các triệu chứng lâm sàng của lao sơ nhiễm:
A. Rõ ràng, dễ chẩn đoán.
@B. Đa dạng, không đặc hiệu.
C. Đa dạng, có giá trị chẩn đoán.
D. Không đặc hiệu, khó chẩn đoán.
E. Tất cả trên đều sai.
12. Triệu chứng nào ít gặp trong lao sơ nhiễm ở trẻ em:
A. Sốt kéo dài.
B. Gầy sút cân.
C. Ăn uống kém.
D. Ra mồ hôi trộm.
@E. Ho khạc đàm.
13. Xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán lao sơ nhiễm ở trẻ em:
@A. Phản ứng tuberculin.
B. X. quang phổi.
C. BK đàm.
D. Soi phế quản.
E. Công thức máu.
14. Phản ứng Mantoux bắt đầu xuất hiện sau:
A. 1-2 giờ
@B. 6-8 giờ
C. 12-18 giờ
D. 24-48 giờ
E. > 72 giờ
15. Kết quả IDR được đọc sau:

A. 6 giờ
B. 8 giờ
C. 24 giờ
D. 48 giờ
@E. 72 giờ
16. Hình ảnh điển hình của lao sơ nhiễm trên X quang phổi là:
@A. Phức hợp sơ nhiễm.
B. Săng sơ nhiễm.
C. Viêm hạch trung thất.
D. Viêm đường bạch huyết.
E. Xẹp phân thuỳ phổi.
17. Chẩn đoán lao sơ nhiễm không dựa vào:
A. Tiền sử tiếp xúc với nguồn lây.
B. Chưa chủng BCG.
C. Các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ lao.
D. Phản ứng tuberculin dương tính.
@E. Tốc độ lắng máu tăng.
18. Yếu tố này không có trong tiêu chuẩn chẩn đoán lao sơ nhiễm của Hiệp hội
Chống Lao Quốc tế:
A. Bệnh cảnh lâm sàng nghi ngờ lao.
B. X quang có tổn thương lao.
C. IDR dương tính.
@D. Tiền sử đã mắc lao.
E. Không tiêm chủng vaccin BCG.
19. Trong bảng điểm phân loại trẻ em nghi ngờ lao sơ nhiễm ở Việt Nam, không
có yếu tố này:
A. Tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân lao.
B. IDR dương tính.
C. Ho kéo dài.
D. Sút cân không rõ nguyên nhân.

@E. Không tiêm chủng vaccin BCG.
20. Lao sơ nhiễm đã được điều trị thì X. quang phổi sẽ thay đổi sau:
A. 2 tuần
B. 4 tuần
@C. 2 - 3 tháng
D. 3 - 6 tháng
E. > 6 tháng
21. Phác đồ nào sau đây được chọn để điều trị lao ở trẻ em:
A - 2SHRZ /4HE
B - 3RHZ/4RH
@C - 2RHZ/4RH
D - 2RHZ/4HE
E - 2SRHZ/6HE
22. Biến chứng cấp tính của lao sơ nhiễm là:
@A. Lao kê.
B. Lao màng phổi.
C. Lao xương khớp.
D. Lao màng bụng.
E. Lao hạch.
23. Phương pháp này không áp dụng để điều trị lao sơ nhiễm ở trẻ em:
A. Thuốc kháng lao.
B. Điều trị triệu chứng.
C. Điều trị các bệnh kèm theo.
@D. Phục hồi chức năng hô hấp.
E. Chăm sóc và nuôi dưỡng.
24. Yếu tố nào giúp chẩn đoán xác định lao sơ nhiễm trẻ em:
A. Tiền sử tiếp xúc với nguồn lây.
B. Chưa chủng BCG.
C. IDR dương tính.
D. Phức hợp sơ nhiễm trên X. quang phổi.

@E. BK đàm dương tính.
25. Khi bố mẹ bị lao phổi AFB dương tính thì trẻ cần được:
A. Xét nghiệm đàm ngay để phát hiện bệnh sớm.
B. Chụp phim phổi ngay để tìm tổn thương lao trên X. quang.
C. Xét nghiệm IDR để biết là đã nhiễm lao.
@D. Chỉ làm xét nghiệm khi có dấu hiệu nghi ngờ lao.
E. Làm xét nghiệm đàm và chụp X. quang phổi ngay.
26. Khi bị lao sơ nhiễm, nhóm hạch trung thất nào dễ bị viêm nhất:
A. Nhóm I và II
B. Nhóm II và III
@C. Nhóm I và nhóm III
D. Nhóm II và IV
E. Nhóm I và V
27. Hiện nay, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để làm phản ứng
Mantoux:
A. Rạch da.
B. Tiêm dưới da.
@C. Tiêm trong da.
D. Tiêm bắp.
E. Nhẫn tuberculin.
28. IDR được coi là dương tính khi đường kính nốt sẩn cứng:
A. > 5mm
@B. > 10mm
C. > 15mm
D. > 20mm
E. > 25mm
29. IDR dương tính chứng tỏ:
@A. Trẻ đã nhiễm lao.
B. Trẻ đang mắc lao sơ nhiễm.
C. Trẻ đã được điều trị lao.

D. Trẻ vừa mới bị nhiễm lao 8 - 12 tuần đầu.
E. Trẻ bị lao nặng.
30. Trong bảng điểm của Keith- Edwards thì IDR (+) được tính:
A. 0 điểm
B. 1 điểm
C. 2 điểm
@D. 3 điểm
E. 4 điểm
31. Theo bảng điểm của Keith-Edwars, trong gia đình có người bị lao phổi AFB
dương tính thì được tính:
A. 0 điểm
B. 1 điểm
C. 2 điểm
@D. 3 điểm
E. 4 điểm
32. Theo bảng điểm của Keith-Edwards, khi trẻ ốm 2- 4 tuần thì số điểm sẽ là:
@A. 0 điểm
B. 1 điểm
C. 2 điểm
D. 3 điểm
E. 4 điểm
33. Theo bảng phân loại trẻ em lao sơ nhiễm của Việt Nam, điều trị lao khi trẻ có
số điểm lớn hơn:
A. 3 điểm
B. 4 điểm
C. 5 điểm
@D. 6 điểm
E. 7 điểm
34. Lao sơ nhiễm trẻ em không có triệu chứng này:
@A. Ho ra máu.

B. Gầy sút cân.
C. Ban nút ở mặt trước cẳng chân.
D. Viêm kết mạc phổng nước.
E. Sốt kéo dài.
35. Lao sơ nhiễm có ban nút ở mặt trước cẳng chân tồn tại trong:
A. 24 giờ
B. 48 giờ
C. 72 giờ
D. 2 tuần
@E. 5 tuần
36. Thể khởi phát cấp tính trong lao sơ nhiễm chiếm tỉ lệ:
A. 20%
B. 30%
C. 50%
@D. 80%
E. 100%
37. Biến chứng này không phải là biến chứng của lao sơ nhiễm:
A. Xẹp phổi.
B. Tràn dịch màng phổi.
@C. Ho ra máu.
D. Khí phế thủng.
E. Lao màng não.
38. Biến chứng tràn dịch màng phổi sau lao sơ nhiễm do:
A. Trực khuẩn lao theo đường máu đến màng phổi.
B. Trực khuẩn lao đến màng phổi bằng đường bạch huyết.
@C. Vỡ săng sơ nhiễm sát màng phổi.
D. Vỡ hang lao sát màng phổi.
E. Dò hạch trung thất vào màng phổi.
39. Di chứng của lao sơ nhiễm là:
A. Xơ phổi.

B. Giãn phế quản.
C. Xẹp phổi.
D. Co kéo khí quản và trung thất.
@E. Nốt vôi hoá.
40. Khi nghi ngờ trẻ bị lao sơ nhiễm thì:
A. Cho trẻ điều trị thuốc kháng lao.
@B. Điều trị kháng sinh 1-2 tuần.
C. Chờ kết quả xét nghiệm mới điều trị cho trẻ.
D. Điều trị triệu chứng cho trẻ.
E. Tái khám sau 1 tháng.
41. Streptomycine không được khuyến cáo để điều trị lao sơ nhiễm trẻ em vì:
A. Tiêm đau.
B. Dễ lây nhiễm HIV.
C. Lây lan bệnh lao theo đường máu.
D. Không có tác dụng với trực khuẩn lao.
@E. Khó theo dõi tác dụng ngoại ý của thuốc.
42. Ethambutol không sử dụng trong phác đồ điều trị lao sơ nhiễm trẻ em vì:
A. Thuốc rẻ tiền.
B. Thuốc kìm khuẩn.
C. Độc tính cao.
@D. Khó phát hiện tác dụng ngoại ý của thuốc.
E. Không cần thiết đối với lao sơ nhiễm.
43. Điều trị lao sơ nhiễm trẻ em cần cho thêm các Vitamin để:
A. Cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
B. Tăng sức đề kháng cho trẻ.
C. Rút ngắn thời gian điều trị lao.
D. Phòng các biến chứng của lao sơ nhiễm.
@E. Phòng thiếu Vitamin.
44. Phòng lao sơ nhiễm cho trẻ em không cần:
A. Điều trị các bệnh nhiễm trùng.

B. Phòng chống suy dinh dưỡng.
C. Tiêm phòng đầy đủ 6 bệnh ở trẻ em.
@D. Làm phản ứng IDR khi có tiếp xúc với nguồn lây.
E. Phát hiện sớm và cách ly nguồn lây.
45. Lao sơ nhiễm và suy dinh dưỡng thường đi kèm với nhau do:
A. Trực khuẩn lao sử dụng năng lượng của cơ thể.
@B. Trẻ ăn uống kém.
C. Sức đề kháng của trẻ giảm.
D. Sử dụng thuốc kháng lao kéo dài có độc tính với gan.
E. Giảm hấp thu đường ruột do độc tính của thuốc kháng lao.
46. Săng sơ nhiễm ở phổi là hình ảnh mới của hang lao.
A. Đúng
@B. Sai
47. Không điều trị Ethambutol trong lao sơ nhiễm ở trẻ em vì Ethambutol là thuốc
kháng lao kìm khuẩn.
A. Đúng
@B. Sai
48. Trong gia đình có người bị lao phổi AFB (+), thì trẻ cần được điều trị lao ngay
khi có triệu nghi ngờ.
A. Đúng
@B. Sai
49. Phức hợp sơ nhiễm là tổn thương đặc hiệu trong lao sơ nhiễm.
@A. Đúng
B. Sai
50. Phát hiện sớm và cách ly nguồn lây lao là biện pháp phòng lao sơ nhiễm.
@A. Đúng
B. Sai
51. Điều trị lao sơ nhiễm, do độc tính của thuốc kháng lao nên trẻ bị suy dinh
dưỡng.
A. Đúng

@B. Sai
52. Khi bị lao sơ nhiễm thì các nhóm hạch. . . . . . . . . . . . . . . . . cũng bị viêm do
lao.
53. Tuberculin là chất được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
54. Khi mắc các thể lao cấp tính thì phản ứng Mantoux thường. . . . . . . . tính

×