Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thí nghiệm vi sinh vật học - BÀI 7 : XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CÁC CHẤT HỮU CƠ CHỨA NITƠ CỦA VI SINH VẬT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.43 KB, 3 trang )

Thí nghiệm vi sinh vật học ThS.Lê Xuân Phương
74
BÀI 7 : XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CÁC CHẤT HỮU
CƠ CHỨA NITƠ CỦA VI SINH VẬT

I. Xác định khả năng phân giải protein của vi sinh vật.
1.1. Thực hiện quá trình amôn hoá prôtit
- Cho vào bình tam giác có thể tích 100 - 150ml
+ 3 - 5g thịt
+ 20 - 30ml nước cất
+ Một cục đất nhỏ đã nghiền ra để cung cấp nguồn vi sinh vật.
- Đun nóng bình tam giác ở nhiệt độ 80 - 90
0
C để diệt các tế bào sinh
dưỡng và giữ lại những tế bào mang bào tử.
- Để bình vào tủ ấm ở nhiệt độ 27 - 28
0
C trong 7 ngày.
- Kẹp một miếng giấy quỳ đỏ trên miệng ống nghiệm để xác nhận NH
3

được giải phóng ra trong quá trình phân giải prôtit.
1.2. Xác định các đặc trưng của quá trình
a. Xác định thành phần loài vi sinh vật tham gia:
- Làm tiêu bản từ dịch phân giải prôtit sau 2 - 4 ngày.
- Nhuộm Gram hay nhuộm đơn vết bôi.
- Quan sát tiêu bản bằng vật kính dầu (x 100) trên kính hiển vi.
b. Các phản ứng định tính một số sản phẩm chủ yếu của quá trình phân
giải prôtit
* Nguyên tắc:
Dựa trên những phản ứng màu, phản ứng kết tủa đặc trưng củ


a các sản
phẩm trong quá trình phân giải prôtit với các hoá chất khác nhau để xác nhận sự
có mặt của chúng trong các quá trình này.
* Cách tiến hành:
- Xác định sự có mặt của prôtit trong quá trình amôn hoá prôtit bằng phản
ứng màu:
+ Cho vào ống nghiệm:
 5ml dung dịch lên men thối.
 1ml dung dịch NaOH 30%
 0,5ml dung dịch CuSO
4
1%
+ Đun nhẹ ống nghiệm cho tới sôi
Thí nghiệm vi sinh vật học ThS.Lê Xuân Phương
75
+ Kết quả: Dung dịch có màu xanh tím nếu trong đó có prôtit. Dung dịch
có màu hơi đỏ nếu trong đó có peptôn.
- Phản ứng định tính NH
3

Có thể phát hiện NH
3
theo cách sau:
• Cho dịch lên men thối vào 1 bình tam giác.
• Đặt giấy quỳ đã tẩm nước lên miệng bình nhưng không được để giấy quỳ
chạm vào dịch lên men.
• Đậy nút vào miệng bình và dùng nilon bao ngoài cho kín phần nút lại.
* Kết quả: Nếu có NH
3
bay ra thì giấy quỳ đỏ sẽ chuyển thành màu xanh.

ngược lại nếu dung dịch lên men không có NH
3
bay ra thì giấy quỳ vẫn giữ
nguyên màu đỏ của nó.
- Phản ứng định tính indol:
Indol là sản phẩm được hình thành khi vi sinh vật phân huỷ các axit amin
có vòng benzen (như triptophan).
Có thể phát hiện indol bằng cách sau:
Cho vào ống nghiệm:
3 - 4 ml dịch lên men sau 24 - 48h.
Nhỏ vài giọt thuốc thử Ehrlich vào.
* Kết quả: Dung dịch tạo thành có màu đỏ của Rosindol do sự có mặt của
indol trong dịch lên men.
+ Cách 2:
Cho vào ống nghiệm:
5ml dịch lên men
0,5ml H
2
SO
4
10%
Lắc kỹ rồi cho thêm:
0,5ml KNO
2
0,01%
* Kết quả: Màu đỏ của Nitritindol được tạo thành do trong dịch lên men
có mặt indol.
- Phản ứng định tính H
2
S:

H
2
S được hình thành khi vi sinh vật phân prôtit có chứa lưu huỳnh.
Có thể thử khả năng tạo H
2
S bằng 1 trong các cách sau:
+ Cách 1:
Thí nghiệm vi sinh vật học ThS.Lê Xuân Phương
76
 Cho vào ống nghiệm hay bình tam giác dịch lên men.
 Kẹp vào miệng bình (hay miệng ống nghiệm) 1 tờ giấy lộc tẩm
axêtat chì).
 Kết quả: Giấy lọc chuyển sang màu đen do trong dịch lên men có
mặt H
2
S.
+ Cách 2:
 Đổ vào ống nghiệm môi truờng thạch chì (môi trường thạch có
0,1% axêtat chì) và để ở dạng ống thạch đứng.
 Dùng que cấy nhọn lấy sinh khối vi khuẩn amôn hoá prôtit và cấy
trích sâu vào môi trường thạch từ 2 - 3 đường cấy.
 Nuôi các vi khuẩn này ở nhiệt độ thích hợp trong 20 - 41h.
 Sau đó lấy ống nghiệm ra quan sát:
Nếu các đường cấy có màu đen chứng tỏ có H
2
S sinh ra trong môi
trường.
Nếu các đường cấy có màu không thay đổi chứng tỏ không có H
2
S

sinh ra trong môi trường.









×