Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngôi - Thế - Kiểu thế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.97 KB, 3 trang )

Ngôi - Thế - Kiểu thế

Năm ni là bắt đầu vô học Sản khoa nhập môn nên có sưu tầm 1 số khái niệm ban
đầu, gửi các bạn đọc! Có gì sai sót xin bổ sung!
Ngôi - Thế - Kiểu thế là những khái niệm cơ bản mà các bác sĩ cần nắm, nói thiệt
là lúc đầu đọc mình cũng không hiểu mô tê gì cả, nhưng online 1 lúc cũng tìm ra
được cái này. Đơn giản, dễ hiểu, giúp mình phần nào hình dung ra:
A/Cần hệ thống lại cách tư duy về hình không gian, nắm được giải phẫu của
khung chậu nữ, từ đó vẽ nháp ra giấy như theo cái mặt đồng hồ số điền tên các
khoảng 11giờ - 9 giờ - 1giờ - 3 gờ - 5giờ - 7giờ.
B/Cần nhớ hình thể, giới hạn kích thước của eo trên: Eo trên có hình tim, được
giới hạn bởi
- Phía trước là bờ trên xương mu
- Phía sau là mỏm nhô
- Hai bên là 2 gờ vô danh
C/Ngôi là gì? - Là phần của thai nhi trình diện trước eo trên khi có thai và khi
chuyển dạ, ta có thể thăm khám được qua thăm âm đạo.
Như vậy thì phải nắm được các mốc của ngôi, đó chính là đặc trưng của ngôi thai.
Ví dụ như mốc của ngôi chỏm là xương chẩm (hay thóp sau) vì thóp sau trình diện
trước eo trên. Khi sờ thấy thóp sau (hình tam giác) thì kết luận đó là ngôi chỏm.
Tương tự ngôi mặt có mặt trình diện trước em trên, mốc của ngôi là mỏm cằm.
D/Thế: là sự tương quan của mốc ngôi thai so với phía bên phải hay bên trái khung
chậu người mẹ
- Nếu mốc của ngôi nằm bên trái khung chậu người mẹ thì có thế trái
- Còn mốc của ngôi ở bên phải thì có thế phải.
Ý nghĩa lâm sàng: Trong ngôi dọccác mố của ngôi thường nằm phíalưng của thai,
ngôi chỏm thóp sau cùng bên với lưng thai nhi, ngôi mông đỉnh xương cùng nằm
cùng phía với lưng, nên khi biết lưng bên nào thì thế bên đó hay nghe tim thai rõ
nhất ở bên nào thì thế ở bên đó. Trong ngôi mặt thì thế đối bên vì mốc của ngôi
không cùng bên với lưng.
E/Kiểu thế: là sự tương quan của mốc ngôi thai so với các mốc tiểu khung của


người mẹ.Mốc tiểu khung trong sản khoa dùng để chẩn đoán kiểu thế gồm:
- Phía trước là gai chậu lược trái và phải
- Phía sau là khớp cùng chậu phải và trái
- 2 bên là gờ vô danh
Tưởng tượng khung chậu như mặt đồng hồ số song song với mặt đất nhé, khi đó ta
nhìn lên mặt đồng hồ. Phía trước sẽ là vùng 11 giờ và 1 giờ, phía sau là vùng 7giờ
và 5 giờ. Bên phải là vùng 11 giờ 9 giờ và 7 giờ, bên trái là vùng 1 giờ 3 giờ và 5
giờ.
Kiểu thế trước (T) mốc của ngôi tương ứng với gai chậu lược. Gồm kiểu thế trước
phải ứng với vị trí 11giờ và trái ứng với 1 giờ.
Kiểu thế sau (S): mốc của ngôi tương ứng với khớp cùng chậu. Kiểu thế phải sau
khi mốc của ngôi tương ứng với khớp cùng chậu ở vị trí 7 giờ, Kiểu thế trái sau
khi mốc của thai tương ứng với khớp cùng chậu ở vị tría 5 giờ.
Kiểu thế ngang: mốc của ngôi tương ứng với điểm giữa gờ vô danh. Trên lâm sàng
tương ứng 9 giờ là kiểu thế phải ngang, 3 giờ là kiểu thế trái ngang.

×