Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ấn chương Việt Nam - Tín Ký và Ký với dấu tên riêng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.3 KB, 7 trang )

Ấn chương Việt Nam - Tín Ký và Ký với dấu tên
riêng

Sự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại
hình ấn triện nhỏ mà chúng tôi tạm đặt là Tín Ký
信記 và Ký 記.

Ngay từ thời Gia Long, tất cả các quan tướng lớn nhỏ
trong triều ngoài kinh ai cũng được phép tự chế tạo
một quả ấn nhỏ cho riêng mình. Việc tạo ấn này
mang tính tự do giống với ấn tư nhân trên mọi lĩnh
vực ngoài xã hội. Chưa có quy định cụ thể về vấn đề
này, dẫn đến ảnh hưởng trong việc quản lý của chính
quyền từ trung ương xuống địa phương. Đến năm
Minh Mệnh thứ 7 (1826) quy chế về Tín Ký bắt đầu
được chú ý. Sử cũ chép: “Đình thần tâu: Trước nay
các quan viên trong triều ngoài quận được giao cho
ấn, triện, Quan phòng đều đã có phép nhất định. Duy
có việc dùng Ký Triện riêng tự ý chế tạo, thể thức
chế khác nhau, chưa đủ để phân biệt tôn ty mà tín
nhiệm được, xin định cho cách thức thể chế”[272].

Theo thống kê của chúng tôi, chữ Triện khắc trên tất
cả các ấn riêng của các quan viên này thường là:
TÍNH DANH + TÍN KÝ, hoặc TÍNH DANH + KÝ,
có rất ít chức danh không Tín Ký. Còn Ký Triện là từ
dành cho cấp tổng, xã, đầu đời Minh Mệnh chưa có
quy chế về loại hình ấn này, nên ở Minh Mệnh chính
yếu gọi Ký Triện riêng (hoặc cách gọi của người
dịch). Theo chúng tôi phải đặt loại ấn tên riêng này là
loại TÍN KÝ hoặc KÝ mới đúng.



Cũng vào năm 1826, quy chế về loạt hình Tín Ký và
Ký chính thức ban hành: “Năm thứ 7, phúc chuẩn
cho quan viên văn vũ từ Tứ phẩm trở lên được chế
riêng một quả ấn triện vuông ngà hay gỗ tùy ý, Triện
khắc chữ Tên họ mỗ tín ký. Nhất, Nhị phẩm dài 1 tấc
4 phân, ngang 1 tấc 3 phân, Tam, Tứ phẩm dài 1 tấc 2
phân, ngang 1 tấc 1 phân đều cho đóng dấu son…
những việc riêng, chuẩn cho dùng Triện riêng mới
chế, đóng vào bên dưới chữ ngày mỗ trong dòng niên
hiệu, còn từ Ngũ phẩm trở xuống, vẫn cho dùng Ký
Triện bằng mực như trước”[273].

1. Tín Ký

Tín Ký là ấn dấu chứng nhận cho một số văn bản
mang tính chất khu vực, có giá trị lớn đối với địa
phương mà chức quan đó quản hạt, cũng như có hiệu
lực đối với quan lại và thuộc viên cấp dưới. Nhưng
đối với công vụ, những việc tấu trình lên trên, thì giá
trị của Tín Ký không được công nhận, ngoài sự công
nhận ấn, Quan phòng, Đồ ký và Kiềm ký.

Giới thiệu một dấu Tín Ký áp trên văn bản Hán Nôm.
Dấu hình chữ nhật đứng, cỡ 4,7x5,1cm, năm chữ
Triện xếp theo 3 hàng, 4 chữ chia hai hàng bên, đó là
5 chữ Trần Lễ Nghi tín ký 陳禮儀信記 (Tín ký của
Trần Lễ Nghi)[274]. Trang có hình dấu không có
dòng ghi niên hiệu, mà dấu chỉ đóng dưới dòng chữ
Hán ghi chức danh của tên người trong dấu là Lãnh

binh tỉnh Ninh Bình trên một văn bản gửi xuống cho
thuộc quan cấp dưới tới tận xã thôn. Dấu được đóng
vào năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). (H. 199)

Bố cục chữ Tín Ký khắc trên dấu: Nếu tính danh có
tên đệm thì họ được viết ở giữa và 2 chữ Tín Ký xếp
cùng một hàng. Nếu tính danh không có tên đệm thì 4
chữ Triện dấu được chia hai hàng và 2 chữ Tín Ký
cũng xếp cùng 1 hàng, hoặc Tín Ký được xếp ở 2 bên
theo kiểu chữ “thập” ở những Tín Ký hình vuông.

Xin giới thiệu một hiện vật Tín Ký còn giữ được đến
ngày nay, có chất liệu bằng ngà màu tía nhạt, làm
theo 4 cạnh hình tháp bằng đầu. Mặt dấu cũng có
hình bát giác, 2 cạnh ở giữa lõm hình vòng cung, viền
ngoài khắc họa tiết rất đẹp. Đường viền hình chữ nhật
trong có kích thước 1,3x2,5cm, 4 chữ Triện xếp ở
trong chia theo 2 hàng dọc là 4 chữ Phạm Tôn tín ký
范宗信記 (Tín ký của Phạm Tôn). Việc xác định chủ
nhân của ấn tín này chưa thành công, chỉ dám khẳng
định đây là Tín Ký thời Nguyễn qua việc so sánh một
số hình dấu loại này trên văn bản Hán Nôm. (H. 200
a,b,c)





×