Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tận dụng công nghệ “đặc trưng” của Mac pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.27 KB, 12 trang )

Tận dụng công nghệ “đặc trưng” của Mac
Như đã đề cập trong bài “Mac OS X: Ứng dụng
cho mọi nhu cầu” ở số trước, bản thân các dòng
máy Mac cũng như hệ
điều hành Mac OS X
đều có những điểm
“khác l
ạ” so với đối thủ
Windows. Tuy nhiên,
việc tận dụng hết được
những công nghệ bên
trong của một chiếc máy
Mac không phải là điều
mà người dùng nào cũng nắm bắt được trọn vẹn.
Chúng ta cùng xem xét một số tính năng:
1. Cảm biến chuyển động
Ngay c
ả những mẫu máy Mac từ giai đoạn 2003 đã
tích hợp sẵn cảm biến chuyển động, cho phép kiểm
soát trạng thái máy để ngừng đĩa cứng khi cần. Điều
này khá hữu ích trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
cho người dùng. Tuy nhiên vớ
i SSD ngày càng thông
dụng và cảm biến cũng được tích hợp sẵn bên trong

cứng thế hệ mới, cảm biến chuyển động của Mac
(đặc biệt là Macbook) dần trở nên vô dụng. Mặc dù
vậy, chỉ với công cụ phù hợp, bạn có thể biến nó
thành một tiện ích tuyệt vời – như nhiều tính năng
khác của các dòng máy Apple.
Một số “món” đáng chú ý được nhiều người y


êu thích
Mac sử dụng, có thể điểm qua như CapenterLevel
cho phép sử dụng Mac để đo độ phẳng của bề mặt,
SeisMac cho phép ghi nhận mọi chuyển động mà
cảm biến nắm bắt được. Như thế bạn dễ dàng biết
được liệu có ai sử dụng máy hay đụng vào máy trong
khi chủ nhân vắng mặt hay không. Trong khi đó, các
tiện ích như BumpAlarm hay iAlertU lại chú trọng
hơn tới tính bảo mật khi tạo ra chuông báo động ồn
ào, gửi email cảnh báo hay thậm chí là chụp ảnh kẻ
chạm vào máy khi có động. Ảnh này sẽ được gửi vào
các email định sẵn. Những tiện ích này cho phép bạn
để máy tạm trên bàn và đi ra ngoài mà ít phải lo ngại
về vấn đề trộm cắp. iAlert U thậm chí cho phép bạn
kích hoạt chế độ báo động từ xa bằng Apple Remote.

2. Cảm ứng đa chạm
Đây là món không mới. Hầu như mọi người dùng
Mac lâu năm đều khá quen thuộc với touchpad, cảm
ứng đa chạm có mặt trên toàn bộ các dòng Macbook
hay Magic Trackpad cho máy Mac để bàn mà Apple
vừa ra mắt hồi năm ngoái. Ngoài các chức năng nhận
biết tín hiệu điều khiển từ một ngón hay 2 ngón như
nhiều dòng MTXT gần đây, cảm biến trên touchpad
của Mac có thể nhận cả các mệnh lệnh 3-4 ngón với
khả năng hỗ trợ tốt các ứng dụng của nhà sản xuất
thứ ba. Trong đó các ứng dụng xử lý ảnh như
Photoshop, Lightroom hay trình duy
ệt Firefox, Opera
được hưởng lợi nhiều. Bản thân OS X cũng cho phép

sử dụng các hành vi với nhiều ngón nh
ư quét ngang 4
ngón để chuyển đổi giữa các ứng dụng.
Cũng với 4 ngón, bạn quét dọc để kích hoạt Exposé
khi cần. Việc tận dụng
nhuần nhuyễn các tính
năng của Touchpad cho
phép bạn thực hiện các
tác vụ một cách nhanh
chóng và tiện lợi. Bản thân Apple cũng tích hợp sẵn
hệ thống hướng dẫn khá chi tiết. Bạn có thể xem các
clip ngắn này khi truy cập vào System Preferences
>
TrackPad.
3. Cảm biến ánh sáng màn hình và bàn phím

Việc thay đổi ánh sáng màn hình cho phù hợp với
mắt nhìn và tiết kiệm điện không còn là đi
ều mới mẻ.
Tính năng này đã có mặt tr
ên các dòng máy tính xách
tay nói chung từ nhiều năm nay. Tuy nhiên chỉ có
những chiếc máy Mac mới được tích hợp cảm biến
cho phép tự thay đổi độ sáng màn hình tùy theo ánh
sáng môi trường bên ngoài. Đây là tính năng rất tiện
vì giúp giảm thiểu số lần bạn phải nhấn các tổ hợp
phím tắt rồi căng mắt tinh chỉnh sao cho hợp lý. Bạn
chỉ thiết lập một mức sáng hợp với mắt nhất và cảm
biến sẽ chịu trách nhiệm căn chỉnh hoàn toàn tự
động.

Điều này cũng tương tự như ánh sáng nền của bàn
phím. Đôi khi việc nhìn ra ngoài rồi nhìn lại bàn
phím quá sáng có thể khiến mắt bạn bị quáng – đặc
biệt trong đêm tối. Một cảm biến giữ cho độ sáng ph
ù
hợp là rất cần thiết. Để kích hoạt cảm biến màn hình,
bạn mở System Preferences > Display và đánh dấu
vào hộp kiểm Automatically Adjust Brightness as
Ambient Light Changes
. Thanh trượt ngay bên trên s

cho phép bạn xác định mức sáng trung bình phù hợp
nhất với mắt nhìn của mình (có hiệu quả ngay cả với
dòng iMac). Trong khi đó, với bàn phím, bạn mở
mục Keyboard rồi đánh dấu vào
Illuminate keyboard
in low light condition.
4. Khả năng bật tắt tức thời
Nếu như xu hướng Instant – ON (bật tắt tức thời)
trên máy tính được các nhà sản xuất ra sức phát triển
thì những chiếc máy Mac đã có sẵn từ lâu (một phần
nhờ hệ điều hành Mac OS). Chức năng này thậm chí
hiệu quả ngay cả khi bạn dùng ổ cứng từ truyền
thống chứ không cần tới SSD đắt đỏ. Hệ quả, bạn có
th
ể sử dụng máy khi cần, đóng nắp máy khi muốn cất
đi và sau đó mở lại dùng luôn tức thời. Điều n
ày hoàn
toàn ưu việt hơn so với việc bạn phải chờ đợi để
Windows Standby, đóng nắp máy, chờ tiếp để

Windows trở lại Desktop, khôi phục các kết nối
mạng… trước khi sử dụng. Điều đáng nói, cũng ít
người biết là ngay trong chế độ Standby thông
thường, Mac OS X cũng cho phép Macbook nói
chung sử dụng điện rất thấp.
Bạn có thể để máy trong trạng thái này cả ngày và ch

mất 3-5% mức pin – một điều thực sự khác biệt so
với MTXT hệ Windows nói chung. Nói một cách
ngắn gọn, để tận dụng đặc tính này của Mac, bạn chỉ
đơn thuần là… không cần tắt/ bật hay chờ đợi mỗi
khi sử dụng. Khi cần dùng – mở ra và khi muốn cất
đi – gập máy lại. Trên giấy, điều này có thể chỉ hơi
ấn tượng nhưng trong tình huống thực tế, đôi khi lại
là vô giá. Hãy thử hình dung khi s
ếp hỏi về doanh thu
tháng vừa qua. Trong khi các đồng nghiệp của bạn
loay hoay bật và chờ đợi, bạn chỉ việc mở nắp máy
Mac và đưa ra câu trả lời!
5. Chức năng “ngủ đông” của Mac – trốn ở
đâu?
Những người dùng
MTXT Windows sử
dụng tính năng “ngủ
đông” (Hibernation)
một cách tương đối
“vô
tội vạ” nếu không được thiết lập hợp lý kể cả khi bạn
gập máy nhằm tiết kiệm điện đủ mức. Hệ quả là
người dùng sẽ chờ đợi dài cổ mỗi lần đóng/mở máy.

Với Mac, việc này tuy có ưu việt hơn như đề cập ở
mục trên. Tuy nhiên điều kì lạ là Apple không hề đ
ưa
ra tùy chọn tương tự Hibernation nào trong các menu
sử dụng. Trong khi đó, sự hiện diện của chức năng
“ngủ đông” là điều mà người dùng Mac vẫn mong
muốn. Sự trợ giúp của Deep Sleep sẽ giải quyết
nhanh chóng vấn đề này. Phần mềm miễn phí này
thực chất là một Widget cho OS X (nằm trong
Dashboard) với khả năng kích hoạt trạng thái ngủ
đông của chính OS X (chức năng tương tự như khi
Mac của bạn bị hết pin) - chỉ với một cú bấm chuột.
Dĩ nhiên, khi bật lại,
người dùng s
ẽ phải chờ
đợi chút ít.
Nhưng bù lại, bạn có thể giữ nguyên trạng thái hiện
hành đang làm việc trên Desktop mà không hề tốn
pin. Deep Sleep sẽ rất hiệu quả nếu bạn luôn muốn
duy trì các công việc đang làm trong khi lại muốn
bảo toàn tuyệt đối pin cho một chuyến đi xa.
Phiên bản Mac dòng mới 2011 có sự hiện diện của
cổng mới Thunderbolt. Nhiều người dùng đã không
khỏi thắc mắc khi cổng giao tiếp màn hình “mất
tích”. Thực tế, Thunderbolt kiêm nhiệm luôn cả
DisplayPort. Do đó bạn vẫn có thể kết nối màn hình
bình thường và sử dụng cả các adapter để tận dụng
tối đa các tính năng mới.
6. Bộ sạc điện Mag Safe
Nếu như nhiều năm nay, người dùng MTXT nói

chung vẫn phải chịu vấn nạn vấp phải dây dẫn hoặc
cắm lệch khiến cho đầu cắm điện vào thân máy hay
tệ hơn là cả ổ cắm bị hỏng, chập điện thì các dòng
máy Mac từ 2006 đã bắt đầu đư
ợc trang bị bộ sạc đầu
cắm Mag Safe. Đầu tiếp xúc của Mag Safe được tích
hợp nam châm cho phép gắn rất nhẹ nhàng vào thân
máy mà không cần bất cứ lực nhấn nào tác động.
Cách sử dụng hiệu quả nhất là bạn chỉ cần giơ đầu
cắm ra gần với điểm tương ứng trên thân máy là
chúng sẽ tự hút dính vào nhau dù cho vị trí có lệch
đôi chút. Bản thân đầu cắm Mag Safe dù có hình
dáng vuông vức, nhưng do các chân tiếp xúc được
Apple thiết kế đối xứng nên người dùng không cần
quan tâm tới hướng cắm vào. Do được hút bằng từ
tính nên khi chịu tác động mạnh (điển hình là trường
h
ợp bạn vấp phải dây điện), Mag Safe sẽ tự động tách
rời để tránh kéo máy tính rơi xuống đất hay làm h
ỏng
ổ cắm. Đây là cải tiến không lớn nhưng rõ ràng cực
kì hiệu quả của các dòng MTXT Macbook.
7. Cổng âm thanh số
Mặc dù có hình dáng như m
ột cổng âm thanh tín hiệu
analog 3,5mm đơn thuần nhưng thực tế đường ra này
của Macbook/iMac có khả năng xuất tín hiệu số 24-
bit 44,1-192 kHz và thậm chí là hỗ trợ tốt cả các
chuẩn AC3 cũng như DTS. Để có thể kết nối kênh
đặc biệt này với các thiết bị thu nhận tín hiệu số bên

ngoài như HDTV số, đầu gia dụng, loa với digital
receiver, bạn sẽ cần tới một đầu chuyển dạng toslink
(cáp chuyển loại này của Belkin có giá khoảng 30
USD).
Nhìn chung, do khuôn khổ của bài viết, chúng ta
không thể đề cập tới toàn bộ mọi khía cạnh đặc trưng
của dòng máy Mac. Tuy nhiên, 7 thủ thuật nói trên
chắc chắn sẽ giúp việc sử dụng của bạn trở nên thuận
tiện và thực sự tạo sự “khác biệt” so với các hệ thống
Windows.
Theo PC World VN

×