Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.44 KB, 8 trang )

Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc


Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất
Thành) sinh ngày " 19-5-1890 làng Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một
gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên trên mảnh đất
có truyền thống bất khuất, từ nhỏ Nguyễn Ái
Quốc( đã nuôi chí đu
ổi giặc Pháp, giải phóng đồng
bào.
Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất
Thành) sinh ngày " 19-5-1890 làng Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên
trên mảnh đất có truyền thống bất khuất, từ nhỏ
Nguyễn Ái Quốc( đã nuôi chí đuổi giặc Pháp, giải
phóng đồng bào. Trăn trở với vận nước, sự nghiệp
cứu nước không thành của các " bậc tiền bối. Ngày 5-
6-191 1 Nguyễn Ái Quốc (lúc đó lấy tên là Nguyễn
Tất Thành) quyết chí ra nước ngoài tìm đường cứu
nước. Người đã trải qua nhiều nghề khác nhau để
được đến nhiều miền khác nhau trên thế giới khảo
nghiệm và học tập. Những chuyến đi đó giúp Người
rút ra một kết luận quan trọng: Trên thế giới này, ở
đâu bọn đế quốc thực dân đều độc ác, ở đâu những
người lao động cũng đều bị bóc lột, áp bức dã man;
trên thế giới này con người có nhiều màu da khác
nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người : hạng
người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột.


Cuối năm 1917, Người từ nước Anh trở lại nước
Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Năm
1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính
đảng tiến bộ nhất lúc đó Pháp. Tháng 6-1919, nhân
các nước thắng trận họp Hội nghị Vecxay
(Versailles), thay mặt những người Việt Nam yêu
nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Bản yêu sánh
của nhân dân Việt Nam (ký tên " Nguyễn Ái Quốc),
gồm 8 điểm đòi chính phủ Pháp thực hiện quyền tự
do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tháng
7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
V.I. Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) của
Đảng Xã hội Pháp. Qua Luận cương, Người đã tìm
thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Cũng
từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc
tế thứ ba. Vì thế, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội
Pháp họp ở thành phố Tua cuối tháng 12-1920,
Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành thành lập
Đảng Cộng sản Pháp và gia nhập Quốc tế III. Như
vậy, Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa cộng sản, qua lao
động, học tập và hoạt động thực tiễn, đã đến với chủ
nghĩa cộng sản và Người tìm thấy trong đó con
đường giải phóng các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Sau khi
tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc,
từ năm 1921 Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị tiền đề chính trị,
tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tháng 7- 1921 , Nguyễn Ái

Quốc cùng với một số nhà cách mạng các thuộc địa
của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và xuất
bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) làm cơ quan
ngôn luận của Hội. Người cùng khổ ra số đầu tiên
vào ngày 1-4-1922. Với tờ báo này, Người là ch
ủ bút,
biên tập viên, người viết bài. Cũng trong năm 1922,
Người viết vở kịch Con Rồng Tre, hướng đòn đ
ả kích
vào Khải Định nhân chuyến đi Pháp của ông vua n
ày.
Tiếp đó, Người xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án
chế độ thực dân Pháp (năm 1925).
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đi Matxcơva
(Liên Xô). Mặc dù thời gian lưu lại không lâu lắm
(16 tháng) nhưng do thay đổi môi trường hoạt động
nên Nguyễn Ái Quốc đã làm việc sôi nổi, năng nổ và
có hiệu quả. Tháng 10-1923, Người tham dự Hội
nghị Quốc tế Nông dân; tháng 7-1924 cùng với Đoàn
đại biểu cộng sản Pháp tham dự Đại hội V Quốc tế
Cộng sản. Tại các đại hội đó, Người đã được những
tham luận quan trọng về phong trào cách mạng thuộc
địa. Người còn viết nhiều bài cho tạp chí Thư tín
quốc tế của Quốc tế Cộng sản, cho báo Sự thật của
Đảng Cộng sản Liên Xô và đã xu
ất bản hai cuốn sách
: Trung Quốc và Thanh Niên Trung Quốc và Chủng
tộc da đen. Thời gian hoạt động ở Matxcơva là thời
gian mà Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện thế giới quan và
nhân sinh quan cách mạng của mình, cũng là thời kỳ

phác thảo những nét lớn đường lối chiến lược của
cách mạng giải phóng dân tộc. Những tác phẩm của
Người công bố tại Pháp và Liên Xô ch
ứa đựng những
tư tưởng chính trị lớn sau đây:
1 ) Xác định một cách chính xác kẻ thù chính của
cách mạng giải phóng dân tộc là đế quốc, thực dân v
à
giai cấp địa chủ phong kiến bản xứ.
2) Cách m
ạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải
đi vào quỹ đạo cách mạng vô sản.
3) Cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải
phóng dân tộc thuộc địa có mối quan hệ qua lại,
nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải
phóng dân tộc có thể bùng nổ và thắng lợi trước cách
mạng vô sản chính quốc.
4) Ở các nước thuộc địa giai cấp công nhân chiếm tỷ
lệ rất nhỏ trong cư dân, song vai trò lãnh đạo thuộc
về giai cấp công nhân Đảng là một vấn đề chiến lược
to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Người còn khẳng định rằng giai cấp công nhân muốn
thực hiện được sứ mệnh đó thì phải thu phục cho
được giai cấp nông dân, một giai cấp nghèo khổ nhất
chiếm 90 % dân số, đi theo mình, hợp thành đội quân
chủ lực cách mạng.
Những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc cùng với
những tài liệu macxit khác theo những đường dây bí
mật được đưa về nước, đến với các tầng lớp người
lao động, thổi bùng lên luồng gió mới trong phong

trào dân tộc, làm cho nó nhanh chóng chuyển mình
theo kịp xu htế của thời đại – cũng từ đó, những
người yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng tới Nguyễn
Ái Quốc, xem Người như vị cứu tinh của nước Việt
Nam đang đau khổ.

Nguồn:Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương IX –
Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến
năm 1930, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội,
Giáo Dục, Tr.255 – 257.

×