Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.34 KB, 7 trang )

Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ
thông học kém môn Lịch sử
Thứ Sáu, 01/10/2010, 04:33 CH | Lượt xem: 478
Ngày nay, chương trình quy định, nhà
trường bắt buộc, nhà nước cổ vũ học các
môn học dân tộc, xã hội, nhân văn nhưng
“thầy nản, trò chán”, “phân ban là cách tốt nhất để
tiêu diệt các môn học nhân văn” (Ý kiến tại cuộc
thảo luận về môn sử ở TP.HCM). Các môn học ấy để
làm người nhưng lại không kiếm ra tiền thì học để
làm gì?
Ngày xưa, lớp người trẻ chúng tôi dồn sức học cho
thật giỏi ở các lớp dưới, học quên ăn ngủ, quên giờ
giấc, quên chơi đùa, thời bấy giờ gọi là “học gạo”,
nghĩa là học để chóng ra đời làm công chức, tư chức,
“kiếm cơm”. Đại học chỉ là giấc mơ xa xôi, không
bao giờ dám nghĩ đến. Tuy học phổ thông nhưng
chính ra là học chuyên nghiệp, tức là học nghề - một
nghề duy nhất hồi đó làm công chức cho Tây, được
gọi tên là “nghề cạo giấy”. Chỉ một số người học giỏi
mà có điều kiện mới học được lên cao, sang Tây du
học, làm trí thức cấp cao, nhưng thực ra cũng tiếp tục
cái nghề công chức làm thuê cho Tây ở cấp cao hơn
mà thôi.

Tất nhiên, cái “chế độ Bảo hộ ấy” không thể tồn tại
mãi được. Song cái kiểu nhà trường, cái lối học tập
mà nó sinh ra vẫn còn ảnh hưởng ở cái nước Việt
Nam độc lập này, tạo nên một lối mòn mà chúng ta
ngày nay vẫn vô tình tiếp tục đi theo. Ví như: Hà cớ
gì mà con em chúng ta ngày nay, ngay ở trường phổ


thông ở cấp tiểu học, vẫn phải quên ăn, quên ngủ, bỏ
cả chơi đùa với niềm vui tuổi thơ và tuổi trẻ, quên cả
sức khỏe, vệ sinh, cặm cụi học Toán, Lý, Hóa, bỏ cả
Văn, Sử, Địa, ngày đêm “học gạo” để kiếm một mớ
điểm, một mảnh bằng để học lên đại học, để thoát
nghề lao lực, thành người lao tâm, để được làm thầy,
làm quan, may ra “có thể ăn trên ngồi trốc” so với
những người lao động.

Nếu muốn học một cái nghề thiết thực mà lương
thiện thì các trường chuyên nghiệp không có đủ, hoặc
có thì không ai thèm vào, bất đắc dĩ mới vào. Ngày
xưa, vì mất nước cho nên khi đi học không ai dạy cho
Lịch sử, Địa lý, Văn hóa nước nhà, mà cũng cố tìm
lấy mà học, có người vừa gạt nước mắt vừa học “Học
quốc sử cho khỏi tủi quốc hồn” nhà sử học Trần
Trọng Kim viết như vậy đầu cuốn Việt Nam sử lược.
Không có lòng thì thôi, chỉ cần học ba chữ Tây và vài
môn học để thi đỗ ra đời kiếm ăn.

Ngày nay, chương trình quy định, nhà trường bắt
buộc, nhà nước cổ vũ học các môn học dân tộc, xã
hội, nhân văn thì “thầy nản, trò chán”, “phân ban là
cách tốt nhất để tiêu diệt các môn học nhân văn” (Ý
kiến tại cuộc thảo luận về môn sử ở TP.HCM). Các
môn học ấy để làm người nhưng lại không kiếm ra
tiền thì học để làm gì?

Theo tôi, nguyên nhân sâu xa là ở chỗ đường lối giáo
dục của chúng ta mà nhiều lần tôi đã nói: nó rời xa

Chủ nghĩa nhân văn để đi vào Chủ nghĩa thực dụng.
Một nền giáo dục thực dụng thì không thể nào coi
trọng sự giáo dục nhân văn, các môn học nhân văn.
Dù cố gắng áp đặt thì nó cũng chỉ có tính chất miễn
cưỡng mà thôi, không thể nào tạo ra sự tự nguyện
được.

Đó là nói nguyên nhân chung nhất. Còn cụ thể hơn là
trong thực tiễn giáo dục, chúng ta không phân biệt
được giáo dục phổ thông (giáo dục con người) và
giáo dục chuyên nghiệp (đào tạo ngành nghề), bắt
giáo dục phổ thông gánh nhiệm vụ của giáo dục
chuyên nghiệp. Đáng lẽ ra, giáo dục phổ thông có
mục tiêu chính là giáo dục toàn diện theo ý nghĩa
giáo dục những con người có văn hóa phổ thông, cái
văn hóa bao gồm những giá trị nhân văn cơ bản để
làm người chân chính.

Dù chia ra các môn KHXH, KHTN, KHKT nữa, song
tất cả các môn học phổ thông đều là những môn học
nhân văn, có mục đích bồi dưỡng trí tuệ và tâm hồn,
ý thức và tình cảm, thường gọi là Đức, Trí, Thể, Mỹ.
GDPT chưa trực tiếp chuẩn bị cho học sinh ra đời,
làm việc, hành nghề. Muốn làm việc đó, con người
phải qua một giai đoạn giáo dục nữa: đó là giáo dục
chuyên nghiệp, thấp thì ở trung học, cao hơn là ở đại
học. Ở đó thì mới phân ban, phân ngành ra mà học, đi
vào chuyên môn, chuyên nghiệp, chuyên nghề.

Dạy và học phổ thông phải khác dạy học chuyên

nghiệp, GDPT thì dạy làm người, chuẩn bị học nghề
(gọi là hướng nghiệp), còn GDCN thì dạy học nghề
(tức chuyên nghiệp) đồng thời tiếp tục dạy làm
người. Đi vào chuyên nghiệp thì học sinh các ngành
XHNV không cần học kỹ KHKT và ngược lại. Song
khi còn học PT thì không thể như thế. Phải học đều,
học giỏi, họa thấm thía các môn. PT là nền tảng nên
cần học rộng. CN là nghề nghiệp nên phải học sâu.

Các nhà khoa học và giáo dục hiện đại đã khẳng định
rằng: học rộng và học sâu có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Không rộng thì không thể sâu cũng như không
sâu thì không thể rộng, như gốc rễ với thân cành, nền
móng với tường mái, bên dưới có vững thì bên trên
mới cao.

Lẫn lộn hai bộ phận giáo dục này là nguyên nhân gây
ra tình trạng bên nào cũng kém, cái kém của GDPT
kéo theo cái kém của GDCN, vì làm người đã kém
thì nghề nào cho giỏi? Tình trạng yếu kém của môn
Sử chỉ là hệ quả của một sự yếu kém lớn hơn. Đó là
sự lệch lạc nhỏ do một sự lệch lạc lớn, một sự trục
trặc vi mô từ một sự trục trặc vĩ mô. Chữa bệnh mà
chỉ chữa chứng chứ không chữa căn thì không bao
giờ lành bệnh. Dù sách hay, thầy giỏi, thêm giờ thi cử
ngặt nghèo đến đâu mà động lực học tập của người
học và gia đình, xã hội không có, thì kết quả học tập
không thể tốt, mà có tốt cũng chỉ là hình thức, không
thể đi vào thực chất.


Kém Sử, kém Văn, kém đọc sách, kém lễ độ, đạo
đức, kém sức khỏe, vệ sinh đều chỉ là dấu hiệu của
một sự yếu kém toàn thân (faiblesse gene’rale) của
ngành giáo dục do một đường lối giáo dục lệch lạc và
sai lầm, điều mà những người lãnh đạo, quản lý và
thực hiện giáo dục của chúng ta hiện nay khó lòng
chấp nhận để sửa chữa. Còn nếu cần sửa chữa thì
trước hết là về tư tưởng sau đó là về tổ chức.

×