Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CAO HUYẾT ÁP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.68 KB, 8 trang )

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Bệnh cao huyết áp không chữa trị sẽ làm hại cơ thể. Tim và mạch máu phải làm
việc nhiều hơn bình thường, lâu ngày sẽ bị tổn thương. Huyết áp càng cao và càng
kéo dài thì tổn thương sẽ càng lớn.
Cao huyết áp không kiểm soát có thể dẫn tới:
 Tổn thương của mạch máu. Áp suất cao tác động lên thành mạch máu lâu
ngày làm cho thành mạch máu bị tổn thương. Những thứ có trong mạch
máu như cholesterol, tiểu cầu đến tích tụ ở những nơi bị tổn thương khiến
tình trạng càng xấu đi. Điều này đưa đến kết quả là mạch máu trở nên cứng
và dầy lên (atherosclerosis-xơ mỡ động mạch), lòng mạch máu dần dần hẹp
lại, chức năng tải máu đến các cơ quan bị giảm đi, cơ quan bị thiếu máu
nuôi ngày càng trầm trọng. Nếu chuyện này xảy ra ở tim thì khi tim bị thiếu
máu nó sẽ dẫn tới cơn đau tim (heart attack). Thành của mạch máu cũng có
thể bị rách tạo ra một túi phình chứa máu, nảy đập theo nhịp tim (phình
động mạch) và cuối cùng thì túi phình này có thể bể ra gây biến chứng
nguy hiểm đến tính mạng.
 Suy tim: Để bơm máu trong tình trạng tăng huyết áp trong mạch máu, cơ
tim phải làm việc nhiều, hậu quả là cơ tim phải dầy lên. Cơ tim dầy lên sẽ
phải tốn nhiều thời gian để bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể nhất là
khi vận động, lâu ngày cơ tim suy yếu không làm việc hữu hiệu nữa đưa
đến suy tim.
 Tắc nghẽn hay vỡ một mạch máu trong não đưa đến tai biến mạch máu não.
 Hội chứng về chuyển hoá. Đây là một tập hợp những rối loạn về chuyển
hoá trong cơ thể của bạn - bao gồm tăng vòng bụng, tăng mỡ trong máu, hạ
mỡ tốt HDL, tăng cholesterol, tăng huyết áp và tăng lượng insulin. Nếu bạn
có tăng huyết áp, bạn sẽ dễ mắc thêm những loạn biến dưỡng khác. Càng
có nhiều rối loạn, bạn càng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường,
bệnh tim hay tai biến mạch máu não.
Không kiểm soát tốt cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến sự mạch máu não
làmsuy nghĩ, trí nhớ và sự học hỏi. Tổn thương về nhận thức và hay quên thường


thấy ở những bệnh nhân bị cao huyết áp.
A. Xơ mỡ động mạch, cơn đau tim
Xơ mỡ động mạch là một bệnh tiến triển từ từ có thể có ngay khi còn nhỏ tuổi.
Mặc dù nguyên nhân thật sự chưa biết rõ, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng xơ mỡ
động mạch -atherosclerosis - bắt đầu từ tổn thương thành bên trong của mạch máu.
Sự tổn thương này có thể gây ra bởi cao huyết áp, cao cholesterol, chất nicotin
trong thuốc lá, bệnh tiểu đường. Khi thành bên trong của mạch máu bị tổn thương,
tiểu cầu trong máu tới tích tụ tại nơi tổn thương để nhằm sửa chữa hư hại, phục hồi
lại mạch máu, tạo ra tình trạng viêm tại nơi này. Theo thời gian hình thành những
mảnh xơ mỡ (plaque) tạo bởi cholesterol, chất sót lại của tế bào b ị hủy làm mạch
máu cứng và hẹp lại. Mô, cơ quan được động mạch nuôi dưỡng sẽ nhận không đủ
oxygen, chất dinh dưỡng để có thể làm việc bình thường.
Một trong những mạch máu quan trọng bị ảnh hưởng là mạch máu nuôi trái tim
còn được gọi là động mạch vành.
Bệnh nhân bị cao huyết áp thường bị bệnh mạch vành vì huyết áp cao trong máu
tạo thêm lực ép vào thành mạch máu. Cũng như tác động của cao huyết áp lên trên
các mạch máu nói chung, lực ép thêm vào thành mạch máu tim này sẽ làm hư hại
mạch máu khiến tạo những mảnh dính bám trong lòng mạch máu gọi là cục xơ mỡ
- plaque. Mạch vành bị hẹp sẽ cản trở dòng máu đến cơ tim khiến tim bị thiếu
máu, thiếu oxygen. Thành mạch máu bị cứng cũng tạo cơ hội hình thành những
cục máu đông.
Xơ mỡ động mạch ở hình B Hình lấy từ National Heart Lung and Blood Institute
Triệu chứng của xơ mỡ động mạch vành?
Xơ mỡ mạch vành thường không có triệu chứng cho đến khi độ hẹp mạch máu quá
nhiều cản trở máu di chuyển (thường là trên 75% đường kính mạch máu). Ở giai
đoạn này, bệnh nhân cảm thấy đau ngực. Cơn đau có thể xảy đến khi gắng sức hay
khi nằm nghỉ.
Trái tim bị tổn thương và hình mạch máu bị tắc Hình lấy từ National Heart Lung
and Blood Institute Hình A cho thấy một trái tim và một mạch máu vành tim cho
thấy có tổn thương biểu hiệu bằng cơn đau tim. Hình B cho thấy hình cắt ngang

của một mạch máu vành tim với mảng xơ mỡ động mạch và cục máu đông làm tắc
nghẽn mạch máu.
Trong một cơn đau tim, nếu sự tắc nghẽn không được khai thông nhanh chóng,
phần cơ tim thiếu máu nuôi sẽ bắt đầu chết và được thay thế bằng mô sẹo. Tùy
theo vị trí tắc nghẽn, sự tổn thương có thể là nhẹ hay nặng với nhiều di chứng
nghiêm trọng.
Các loại đau tim và từ ngữ xử dụng
Khi một bệnh nhân lên cơn đau tim, chúng ta sẽ có các trường hợp sau xảy ra:
 Động mạch vành tạm thời co lại hay bị co thắt khiến không cung cấp đủ
máu đến phần cơ tim tương ứng. Triệu chứng đau ngực chỉ thoáng qua và
sau đó bệnh nhân quay trở về sinh hoạt bình thường.
 Cơn đau thắt ngực, diễn ra trong vòng vài phút. Xảy ra khi có một phần cơ
tim không được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết. Chứng đau này
thường xảy ra trong khi tập luyện hay căng thẳng về mặt tình cảm khi nhịp
tim và huyết áp tăng cao và cơ tim cần nhiều oxy hơn.
 Nhồi máu cơ tim, xảy ra khi giòng máu mang oxy đến cho cơ tim giảm
nghiêm trọng hoặc bị chận đứng hoàn toàn. Nguyên nhân có thể do mạch
máu vành tim đó bị xơ mỡ động mạch quá nhiều khiến giảm thiểu dòng
máu chảy hay có thể do một cục máu đông ở một nơi khác chạy đến gây tắc
nghẽn dòng máu lưu thông.
Gọi cứu cấp 911
 Hằng năm, khoảng 1.1 triệu người Mỹ bị lên cơn đau tim, và khoảng phân
nửa bị chết. Nhồi máu cơ tim, thường là kết quả của cơn đau tim, là nguyên
nhân gây tử vong hằng đầu tại nước Mỹ.
 Rất nhiều bệnh nhân có thể phục hồi sau cơn đau tim nếu họ được giúp đỡ
sớm hơn. Trong những bệnh nhân bị tử vong do cơn đau tim, khoảng phân
nửa trường hợp chết trong vòng 1 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên và
trước khi họ đến được bệnh viện.
 Hành động sớm ngay khi có dấu hiệu cơn đau tim có thể giúp cứu sống sinh
mạng của bạn và giới hạn tổn thương cho tim. Sự điều trị có hiệu quả nhất

khi được thực hiện trong vòng một giờ sau triệu chứng đầu tiên
Những triệu chứng và dấu hiệu của cơn đau tim gồm:
 Khó chịu hay đau ngực - cảm giác khó chịu, bóp nghẹt, nghẹn, hay đau ở
giữa ngực, có thể nhẹ hay mạnh. Sự khó chịu hay cơn đau này kéo dài trong
hơn một vài phút hay có thể biến mất rồi quay trở lại.
 Sự khó chịu ở phần trên cơ thể trên một hay hai cánh tay, lưng, cổ, hàm,
hay bao tử.
 Khó thở, thở gấp có thể xảy cùng hay trước khi có khó chịu ở ngực.
 Những dấu hiệu khác bao gồm buồn nôn, ói mửa, thở ngắn, nhanh, chóng
mặt hay ngất xỉu, hay toát mồ hôi lạnh. Cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi.
Nếu bạn hay người khác nghĩ rằng bạn đang bị cơn đau tim:
 Gọi 911 trong vòng vài phút- 5 phút là tối đa- từ khi bắt đầu có triệu chứng.
 Nếu triệu chứng hết hoàn toàn trong vòng dưới 5 phút, cũng vẫn gọi bác sĩ.
 Chỉ dùng xe cứu thương để vào bệnh viện. Dùng xe tư nhân có thể làm trễ
việc điều trị vì kẹt xe.
 Dùng viên nitroglycerin nếu bác sĩ của bạn có kê toa thuốc này.
Chẩn đoán xơ mỡ động mạch vành?
Xơ mỡ động mạch vành thường không được để ý cho đến khi bệnh nhân than đau
ở ngực như nói ở trên. Đến lúc này, bác sĩ sẽ làm những test để đánh giá tình
trạng, chúng bao gồm:
 Đo điện tim (EKG hay ECG): dùng để đo hoạt động điện của tim, nhịp tim
qua những điện cực gắn vào tay, chân, ngực của bệnh nhân. Test này có thể
cho biết bệnh nhân có bị cơn đau tim trước kia hay ngay bay giờ, tình trạng
căng thẳng cũng như độ dầy của cơ tim. Nó cũng cho biết kích thước của
trái tim. Nó không tiên đoán được nguy cơ sẽ xảy ra.
 Test gắng sức (Exercise stress test): trong test này thì bệnh nhân tập đạp xe
đạp tại chỗ hay đi treadmill nhằm tăng nhịp tim trong lúc đo EKG. Test này
thường làm chung với những test về hình ảnh của trái tim, thí dụ như siêu
âm tim, scan tim để có thể khám phá những bệnh tim dễ hơn
 Thông tim (Cardiac catheterization): trong test này, một ống thông bằng

nhựa dẻo được cho vào một động mạch và được hướng dẫn đi tới mạch
vành. Nó cho phép bác sĩ có thể định được vị trí tắc nghẽn trong động mạch
vành cũng như tính được áp lực và dòng chảy của máu. Trong lúc làm test
này, một chuyên gia về bệnh tim có thể khai thông một mạch máu bị tắc
nghẽn trực tiếp ngay trong lòng mạch máu
 Siêu âm tim: dùng những sóng siêu âm cho thấy hình ảnh của các van tim
và các buồng tim, những thông tin về kích thước buồng tim, độ dầy của
thành tim và máu di chuyển ra vào trái tim
 CT scan: một máy chiếu tia X và một máy điện toán dùng để tái tạo hình
ảnh cắt ngang của trái tim
 MRA (Magnetic resonance arteriography): Test này cho thấy hình ảnh của
mạch máu từ đó biết được chỗ tắc.
Xơ mỡ động mạch chữa như thế nào
Tổng quát, xơ mỡ động mạch trong cơ thể nói chung được điều trị bằng thay đổi
cách ăn uống, tăng gia tập thể dục, và thuốc men để giảm mỡ và cholesterol trong
máu. Đối với bệnh mạch vành thì những cách điều trị khác bao gồm thông tim hay
có thể phải mổ tim, thay tim.
Thuốc men có thể là một thuốc lợi tiểu, ức chế beta, ức chế calcium, ACE
inhibitors

×