Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sốt phát ban pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.83 KB, 4 trang )

Sốt phát ban

Sốt phát ban là danh từ chung chỉ các dạng sốt có kèm nổi ban trên cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt có kèm phát ban nhưng chủ yếu
là do viruts gây nên trong đó phải kể đến như : Virut thuỷ đậu, rubella, sởi,
dengue, vi rut gây bệnh chân ta miệng, thấp tim…hoặc những bệnh rối loạn
chuyển hoá gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai,…
Khi bệnh nhân tới viện khám với lý do sốt có kèm với nổi ban, bác sĩ sẽ căn cứ
vào những triệu chứng cụ thể trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để
loại trừ những bệnh có thể có những diễn biến nguy hiểm tới tính mạng người
bệnh cũng như những bệnh cần phải điều trị trong nội viện.
Nếu các triệu chứng của người bệnh cho thấy bệnh nhân không có các rối loạn
nghiêm trọng về các cơ quan nội tạng, không có các dấu hiệu của bệnh lý nguy
hiểm và chỉ số xétnghiệm máu chỉ ra rằng bệnh nhân chỉ bị nhiễm virut gây phát
ban đơn thuần như:
- Ban chỉ nhỏ li ti như đầu tăm, không đặc hiệu để nghĩ đến các bệnh lý nguy hiểm
nhưsởi, giang mai, lupus ban đỏ
- Bệnh nhân hết sốt sau khi ban mọc,
-Không có đau đầu, không nôn, gan và lách không to, tim phổi bình thường, đại
tiểu tiện không có máu, mủ,
-Xét nghiệm máu không thấy bạch cầu trung tính tăng cao, bạch cầu lymphô
xuống quá thấp dưới 4000/mlmáu, dấu hiệu cô đặc máu không có, dấu hiệu dây
thắt (đánh giá tình trạng xuất huyết) không có
-Mạch, huyết áp bệnh nhân bình thường
- Sơ bộ các chỉ số chức năng gan, thận ở mức bình thường
Thì có thể được chẩn đoán là bệnh nhân có sốt phát ban lành tính và cho phép
bệnh nhân được điều trị tại nhà, vì nếu ở trong viện khi không cần thiết phải điều
trị nội viện sẽ làm cho bệnh nhân có thể lây nhiễm thêm những bệnh khác…
Tuy nhiên việc điều trị tại nhà muốn có kết quả tốt, nhất thiết phải tuân thủ y lệnh
của bác sĩkhông nên tự ý thay đổi thuốc hoặc dùng không đúng theo chỉ dẫn.
Có khoảng 10-40% các trường hợp có mang virus mà không có biểu hiện lâm sàng


nên rất khó tránh. Sau khi hít phải các chất tiết có mang virus, một thời gian sau,
bệnh nhân thấy mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc mắt, ho, sổ mũi, đau họng. Những
biểu hiện này rất giống như cảm cúm. Ngay sau đó các hạch ở sau tai, cạnh cổ
sưng to, đau, rồi trên da xuất hiện các dát đỏ bằng phẳng với mặt da và các sẩn
màu đỏ, nhỏ li ti trông giống như ban sởi. Ngày đầu các ban mọc ở mặt rồi lan dần
xuống thân mình, các chi và nhanh chóng lan ra toàn thân. Sang ngày thứ 2 các
ban b t đầu nhạt màu dần.
Ngày thứ 3, các ban bi n mất hoàn toàn không để lại sẹo, không để lại vết thâm.
Điều này giúp phân biệt với các ban do dị ứng thuốc, vì khi bệnh nhân có triệu
chứng viêm họng và sốt thì thường hay được dùng thuốc kháng sinh, khi có ban đỏ
lại nghĩ là do dị ứng thuốc. Trong trường hợp này, ban đỏ thường không hết nhanh
như vậy mà càng ngày càng tăng lên nếu không dừng thuốc và bệnh nhân thường
rất ngứa.
Kèm theo với các ban đỏ trên da do sốt phát ban, còn có thể thấy các chấm xuất
huyết ở niêm mạc vòm họng, bệnh nhân bị đau khớp, đôi khi có tràn dịch màng
khớp. Tổn thương da thì mất nhanh chỉ sau 3 ngày nhưng sưng hạch thì có thể tồn
tại vài tuần đến vài tháng tùy từng trường hợp. Có thể phân lập được virus từ dịch
tiết ở vòm họng hoặc từ dịch khớp.
- Phòng bệnh tốt nhất bằng tiêm chủng
Nói chung bệnh tiến triển lành tính không để lại di chứng, nhưng nếu xuất hiện ở
phụ nữ mang thai ba tháng đầu thì đôi khi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của
thai nhi và gây nên các dị tật bẩm sinh ở tim, giác mạc, điếc, kém phát triển não
hoặc não úng thủy…
Ngay khi chưa có biểu hiện phát ban, đã có thể lây ngay sang người khác, do đó
phòng bệnh bằng cách ly không mang lại hiệu quả cao. Phòng bệnh tốt nhất bằng
tiêm chủng. Khi mắc bệnh không nên kiêng gió, kiêng nước… Chú ý luôn giữ cho
cơ thể đủ ấm, cần cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng.
Không được ủ kín bệnh nhân, cần thường xuyên vệ sinh thân thể bằng nước ấm, ở
nơi kín gió. Về điều trị, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, dùng một đợt kháng sinh
chống nhiễm trùng, kháng histamin… Khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng như

sốt cao, khó thở, co giật, hôn mê… cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được
điều trị.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×