Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình tin học : Mouseless Browsing - Lướt web không cần chuột potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.69 KB, 5 trang )

Giáo trình tin học : Mouseless Browsing - Lướt web không cần chuột

Hoàn toàn "bỏ rơi" chuột khi lướt web với "phụ kiện" Mousless
Browsing dành cho Firefox.

Nếu có thói quen sử dụng bàn phím để tăng tốc độ làm việc trên
Windows, bạn hẳn "thuộc lòng" mọi phím tắt của Fifefox, từ mở tab
mới, đóng tab, chuyển tab, cuộn trang lên xuống v.v Nhưng bạn vẫn
bắt buộc phải dùng chuột khi muốn mở một link bất kì trên website,
đặc biệt nếu site đó chứa nhiều link - nháy phím "tab" từng chút một
để tìm đúng đường dẫn quả là một cực hình. Đã đến lúc bạn cần một
"trợ thủ" đắc lực hon có tên Mouseless Browsing.
Code:

Khi mới cài đặt, Mouseless Browsing sẽ khiến bạn bực mình đôi chút vì
làm xấu màn hình, như hình dưới đây. Nhưng nếu chấp nhận "sống
chung", bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự tiện dụng của add on này.

Như trên hình, add on này "đính kèm" số thứ tự cho mọi đường dẫn xuất
hiện trên trang web. Bạn có thể chọn để hiện số mọi lúc, hoặc chọn bật/tắt
bằng phím tắt trên bàn phím. Từ nay về sau, thay vì phải dùng đến chuột
hoặc nháy phím tab nhiều lần để nhấn vào link, bạn chỉ cần gõ số thứ tự
của link, nhấn phím Enter để sang trang mới - rất tiện lợi và gọn nhẹ.
Để "thuần hoá" hoàn toàn Mouseless Browsing, bạn có thể chọn Tools >
Addon > chọn Mousless Browsing và chọn Options

Tại thẻ General, chức năng Show ids only on demands sẽ tự động ẩn các
số thứ tự rối mắt. Chỉnh phím tắt hiển thị/giấu các số thứ tự này tại thẻ
Keys > Toggling visibility of ids on/off, với phím mặc định là phím "."
(Decimal). Nếu đã bật chức năng tự động tìm kiếm khi gõ lên bàn phím
của Firefox (Tools > Option> Advanced > Search for text when I start


fighting), bạn sẽ cần một tổ hợp phím khác thay cho phím decimal mặc
định, mà ở đây là Ctrl + Shift.

Chọn Execute automatically without pressing Enter sẽ tự mở link mới
ngay khi gõ số thứ tự mà không cần enter. Chú ý không chọn Use
numpad exclusively for mouseless browsing do chức năng này sẽ khoá
hoàn toàn bàn phím numlock phía bên phải để dành riêng cho Mouseless
Browsing

Thẻ Layout cho phép bạn ẩn/hiện số thứ tự của các link theo loại: chữ,
hình ảnh, v.v Phần này nên để mặc định.

Thẻ Style giúp bạn tuỳ biến hình thức của các bảng số thứ tự - cũng nên
để mặc định.

URL Rules: đặt quy tắc riêng cho một số đường dẫn. Thông thường, nếu
đã chọn Show ids only on demands ở phần trước, phần này bạn có thể để
mặc định.

Thẻ Keys giúp thiết lập phím tắt cho một số động tác phổ biến trong quá
trình duyệt web, từ của riêng Mouseless Browsing đến mở/đóng History
của trình duyệt, cuộn trang lên xuống v.v Thông thường, bạn chỉ cần
quan tâm đến Toggling visibility of ids on/off.

Add on này gặp một số trục trặc trong tương thích, ví dụ như Google
Reader không hoạt động với Mousless Browsing. Bạn có thể khắc phục
tạm thời bằng cách disable addon trong Tools > Addons, load lại trang
Google Reader rồi Enable Mousless Browsing trở lại.

Mouseless Browsing là phụ kiện đơn giản nhưng cực kì thích hợp với

người dùng không thích sử dụng chuột khi luớt web, hoặc với người dùng
máy tính xách tay. Và khi đã làm quen, "chú chuột" của bạn sẽ hoàn toàn
rơi vào quên lãng!

Xem film trong file RAR mà không cần download toàn bộ tất cả các
phần của phim

Khi bạn muốn xem một bộ phim tải về từ internet dạng "RAR",
thông thường bạn phải download hết tất cả các phần , rồi đặt chúng
vào một thư mục ,sau đó giải nén và xem. Bạn sẽ mất rất nhiều thời
gian nếu Download hết tất cả mà film lỡ không hay hoặc chất lượng
thấp không vừa với ý bạn

Nhưng bạn có thể xem trước một phần nào đó bằng cách tải một
phần về và làm theo cách sau:

click phải chuột lên file vừa tải về và chọn extract files sau đó chọn
thư mục giải nén và quan trọng là check vào ô keep broken files rồi
ok . Khi giải nén hết part 1 nó sẽ yêu cầu part 2 bạn cứ cancel là
xong.



Lưu ý: đổi những phần lẻ như vậy những đoạn phim bị vỡ được giải
nén bạn nên dùng chương trình VLC player hoặc KMplayer để
xem

Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ với Google Translate
Khi gặp một trang web hay nhưng viết bằng thứ tiếng khá xa lạ như Ảrập
hoặc Tây Ban Nha, bạn có thể dùng công cụ của Google để dịch đoạn văn

bản và toàn bộ website.
Google Translate vừa được bổ sung khả năng dịch xuôi - ngược 10 ngôn
ngữ mới, bao gồm Bulgaria, Croatia, Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Hindi,
Na Uy, Ba Lan, Romania, Thụy Điển, bên cạnh 13 ngôn ngữ đã có là
Ảrập, Trung Quốc (giản thể), Trung Quốc (chữ cổ), Hà Lan, Pháp, Đức,
Hy Lạp, Italy, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Vào trang này, bạn sẽ có 4 lựa chọn dịch vụ là dịch văn bản và trang web,
tìm kiếm những thứ đã dịch, tra cứu từ điển, công cụ khác.

Lựa chọn ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ
đích. Ảnh chụp màn hình.
Tại mục dịch văn bản và trang web (Text and Web), người dùng có thể
nhập (gõ trực tiếp hoặc sao chép) đoạn văn bản cần dịch vào hộp Original
text ở bên tay trái, chọn ngôn ngữ gốc ở hộp nhỏ đầu tiên, ngôn ngữ đích
ở hộp thứ hai. Sau đó bấm nút Translate để nhận kết quả ở bên tay trái.

Ví dụ một câu dịch Anh - Trung giúp người dùng hiểu nghĩa
nhưng không chính xác về ngữ pháp tiếng Trung. Ảnh chụp
màn hình.
Đội ngũ phát triển Google Translate khá cố gắng để công cụ dịch sát từ,
chọn nghĩa phù hợp với ngữ cảnh nhưng khó có thể đáp ứng mọi biến đổi
trong ngôn ngữ vốn rất đa dạng. Vì vậy, đây chỉ là công cụ tham khảo về
từ ngữ để bạn nắm bắt nghĩa chính, chứ không đưa ra được đáp án chính
xác tuyệt đối.
Nếu muốn dịch toàn bộ một trang web, chỉ cần nhập địa chỉ vào dòng
http:// , chọn ngôn ngữ gốc và đích rồi nhấn ô Translate.

Tính năng để người dùng cung cấp văn bản
dịch chính xác hơn. Ảnh chụp màn hình.
Google cũng cung cấp tiện ích Suggest a better translation để bạn đóng

góp ý kiến cho đoạn dịch chính xác hơn.


×