Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo trình tin học : 5 bước tự phòng chống virus USB hiệu quả pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.04 KB, 6 trang )

Giáo trình tin học : 5 bước tự phòng chống virus USB hiệu quả

Bạn có một chiếc USB? Cho dù bạn chỉ thỉnh thoảng sử dụng nó để sao
chép tài liệu giữa các máy thì chắc rằng không dưới một lần chiếc USB
của bạn đã nhiễm phải virus.

Có lẽ cũng không phải nói nhiều về những phiền toái mà bạn gặp với với
những con virus đáng ghét này. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế
những vị khách không mời này xâm nhập vào chiếc USB của bạn.

Virus lây qua USB đã trở nên quá phổ biến hiện nay tại Việt Nam, nhất là
khi chiếc ổ di động USB đã trở thành vật bất ly thân của đại đa số học
sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng Những con virus này tự động xâm
nhập khi bạn cắm USB của bạn vào một máy tính đã bị nhiễm virus.

Và mỗi khi bạn USB này được đưa vào một máy tính khác, virus lợi dung
thói quen sơ hở của bạn mỗi khi click đúp vào biểu tượng ổ đĩa USB
trong My Computer để xâm nhập. Tại đây chúng tiếp tục nhân bản và
phát tán chính mình bằng nhiều đường. Và đương nhiên nạn nhân tiếp
theo sẽ là những chiếc USB khác cắm vào máy.

Tại sao virus có thể lây nhiễm qua USB? Là bởi vì virus sao chép chính
nó lên USB, và tạo một file Autorun.inf để kích hoạt tính năng Autoplay
của ổ đĩa. Mỗi khi bạn click vào để mở USB thì bạn sẽ vô tình chạy chính
con virus này. Thêm nữa, chúng khôn khéo đặt thuộc tính ẩn cho chính
mình để tránh bị phát hiện.

Làm thế nào để có thể phát hiện ra được USB có virus hay không? Nếu
như bình thường bạn mở USB bằng cách click chuột trái vào biểu tượng
USB ở My Computer thì hãy thay đổi thói quen đó. Hãy thử click chuột
phải vào biểu tượng ổ USB, nếu như bạn thấy có dòng Autoplay được tô


đậm ở vị trí trên cùng, có nghĩa là 90% USB đó đã bị nhiễm virus. Bởi vì
bình thường thì dòng chữ tô đậm ấy phải là Open hoặc Explorer thay vì
Autoplay.

Điều này còn có thể áp dụng với các ổ đĩa cứng, một vài con virus sau khi
lây vào máy còn lây vào Autoplay của các ổ cứng. Quá trình lây vào ổ
cứng khiến cho virus vẫn có thể được kích hoạt mà không cần phải sao
chép vào Start Up, một nơi vẫn thường xuyên được kiểm tra. Tuy nhiên,
các virus USB thường tự đặt nó trong trạng thái ẩn, chính vì vậy tốt nhất
bạn nên thường xuyên đặt chế độ xem các file ẩn bằng cách vào My
Computer -> Tools -> Folder Options -> View -> Chọn Show hidden
files and folders và bỏ Hide protected system files.

Tự bảo vệ mình như thế chưa đủ. Tốt nhất hãy bảo vệ USB của mình khỏi
bị nhiễm virus. Bạn hoàn toàn có thể tự làm được ngay cả khi bạn không
phải là một người am hiểu về máy tính.

Thật vậy, nếu như virus lây vào USB của bạn và tìm cách lừa bạn chạy nó
qua tính năng Autoplay của USB thì tại sao bạn lại không thử lừa lại nó.
Để ý rằng virus USB nào cũng tạo file autorun.inf, vậy thì bạn hãy tạo
sẵn file autorun.inf trong USB của mình. Chắc chắn rằng chỉ với bước
này bạn đã “qua mặt” được kha khá virus USB rồi.

Nhưng xem ra như thế vẫn chưa đủ, bạn cần phải cấm các con virus thông
minh hơn ghi đè file này. Điều này bạn cũng hoàn toàn có thể làm được
dễ dàng với USB nếu như bạn chuyển hệ thống file của USB sang NTFS
và đặt quyền cấm ghi đè cho file autorun.inf.

Tất nhiên việc chuyển hệ thống files sang NTFS thì USB của bạn sẽ
không thể dùng được trên Windows 98/ME, nhưng chắc rằng Windows

98/ME thì cũng không tự động nhận được USB của bạn, hơn nữa
Windows 98/ME hiện nay cũng hơi hiếm thấy.

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu bảo vệ USB của bạn qua những thao tác
đơn giản với Windows XP qua 5 bước sau:

Bước 1: Xác định tên ổ đĩa USB của bạn là gì bằng cách click vào My
Computer và xác định ổ USB. Ví dụ như USB của bạn là ổ E: và nhãn là
STORAGE

Bước 2: Chuyển đổi hệ thống files sang NTFS bằng cách Click vào Start
-> Run, sau đó gõ convert : /FS:NTFS. Ví dụ bạn sẽ phải gõ convert E:
/FS:NTFS . Lưu ý, nếu ổ USB của bạn có chức năng ghi âm và nghe
nhạc MP3 thì nên bỏ qua bước này. Nếu không, có thể phần mềm chơi
nhạc của bạn sẽ không thể chạy các file MP3 được.

Bước 3: Tạo một file autorun.inf với nội dung bất kì, thậm chí để trống
cũng được và copy vào thư mục gốc của ổ đĩa USB của bạn.

Bước 4: Click chuột phải vào file autorun.inf bạn vừa tạo và chọn thuộc
tính cho file này là read-only, bạn cũng có thể chọn thêm hidden.

Bước 5: Cấm mọi quyền truy xuất vào file autorun.inf bạn vừa tạo bằng
cách Click vào Start -> Run, sau đó gõ cacls \autorun.inf /D Everyone.
Ví dụ như bạn sẽ gõ cacls E:\autorun.inf /D Everyone

Tất nhiên là không thể nói là an toàn với tất cả các loại virus USB, nhưng
phương pháp này cũng phần nào giúp cho USB của bạn an toàn trước đại
đa số chuyên lây qua USB hiện nay. Và hơn hết, hãy cài lên máy của
mình một chương trình diệt virus đáng tin cậy, đặc biệt nên có tính năng

tự động cập nhật thường xuyên. Chúc bạn thành công.

10 điều nên làm trước khi online lần đầu

Theo một nghiên cứu của Hãng bảo mật Sophos vào năm 2005, có 50%
khả năng một máy tính sẽ bị lây nhiễm ngay các loại chương trình mã độc
chỉ trong 12 phút đầu tiên truy cập Internet, nếu máy tính của họ không
được cập nhật các bản vá hệ điều hành cần thiết.

Và một khi đã bị nhiễm, rất khó có khả năng máy bạn sẽ được sạch sẽ trở
lại. Phương pháp duy nhất là cài lại hệ điều hành.

Vì thế, một số việc cần được tiến hành ngay trước khi bạn online lần
đầu

1. Chuẩn bị một đĩa CD-ROM có thể khởi động được, và chứa các phần
mềm chống, diệt virus, spyware, trojan Bạn có thể kiếm đĩa như thế này
tại các tiệm CD có trên thị trường. Ngoài ra, bạn cũng cần để tất cả các
driver của phần cứng có trong máy tính của bạn vào trong đĩa này, sẽ rất
tiện lợi

2. Hạn chế tất cả những kết nối lên Internet khi chưa có các biện pháp bảo
vệ trong giai đoạn đầu, như đăng ký với nhà sản suất, tìm phiên bản cập
nhật

3. Cài đặt ngay chương trình chống virus. Bạn có thể sử dụng bất kỳ
chương trình nào được cho là an toàn, nên sử dụng sản phẩm của những
hãng có danh tiếng như BitDefender, Symantec, McAfee

4. Mở tường lửa: Tường lửa đối với nhiều người có vẻ khó sử dụng, thế

nhưng nếu bạn chưa biết sử dụng, xin hãy bắt đầu học cách làm quen với
nó. Tường lửa là một cửa ngõ cực kỳ quan trọng trong công tác phòng thủ
máy tính của bạn. Bạn có thể sử dụng tường lửa của Windows hoặc của
một hãng nào đó.

5. Bắt đầu cài đặt và nâng cấp driver cho phần cứng cũng như cập nhật
phiên bản mới nhất của phần mềm đang có trên máy, thao tác này nhằm
tạo cho máy bạn sự ổn định lâu dài và an toàn.

6. Thiết lập mật mã cho tài khoản admin: Khi nhà sản xuất bán máy tính
cho bạn có phần mềm cài sẵn, thường họ sẽ không thiết lập mật mã
Administrator. Bạn nên làm ngay điều này bằng cách mở hệ điều hành
dưới chế độ safemode, đăng nhập bằng tài khoản Administrator và thiết
lập mật mã. Tài khoản Administrator có mật mã sẽ là một trong những
cửa ải vô cùng quan trọng với những kẻ muốn kiểm soát máy tính của
bạn từ xa.

7. Làm việc với tài khoản người dùng và không dùng tài khoản
Administrator để làm việc. Bạn có thể thiết lập tài khoản người dùng có
quyền admin hoặc nếu hay hơn, bạn có thể làm việc với tài khoản hạn chế
(limitted account), chỉ mở những tài nguyên nào cần làm việc.

8. Hãy tắt những dịch vụ (services) không cần thiết của Windows, vì để
như thế ngoài việc làm nặng máy, còn có thể có những lỗi bảo mật ít
được quan tâm trên những dịch vụ đang mở sẽ là cơ hội cho kẻ gian đột
nhập.

9. Thiết lập một bản system restore point sau khi đã hoàn tất các bước
trên. Công cụ cực kỳ quan trọng cho những người ít am hiểu về máy tính,
đỡ cho người dùng khá nhiều công sức trong trường hợp lỡ tay bị virus

lây vào. Tuy nhiên, đây là một dịch vụ vừa tự động vừa bán tự động, bạn
nên hỏi những người có kinh nghiệm về việc thiết lập lượng tài nguyên
cần thiết cho dịch vụ và những partion nào cần theo dõi.

10. Dùng router thay vì dùng modem cho các kết nối với ISP. Cách thức
này hơi khó chịu đối với một số người vì họ thật sự không hiểu lắm về
vai trò của Router và nó khác modem mà ISP thường cấp cho họ ở chỗ
nào. Tuy nhiên, với người có đôi chút hiểu biết thì router là một cửa ngõ
vô cùng quan trọng giữa máy tính bạn và Internet, một vệ sĩ cực kỳ cần
thiết cho những “băng cướp công khai”.

Chỉ với các biện pháp trên, bạn đã hạn chế cho mình 90% nguy cơ bị lây
nhiễm. Phần còn lại phụ thuộc vào ý thức của bạn khi dùng Internet.

7 lời khuyên để tránh bị mất cắp thông tin

Thanh toán qua mạng- bao gồm thanh toán trực tuyến, các dịch vụ thẻ
ngân hàng…, đang ngày càng phổ biến dần ở nước ta. Kèm theo sự tiện
lợi là nguy cơ mất cắp các thông tin cá nhân về tài khoản, mật mã

Bảy lời khuyên sau đây trích ra từ những lời khuyên của Hội đồng thương
mại Liên bang Mỹ hy vọng có thể giúp bạn ít nhiều:

1. Hạn chế tiết lộ nhiều thông tin về cá nhân qua điện thoại, qua email,
qua các dịch vụ trên Internet, nhất là qua các cuộc nói chuyện với những
người lạ hoặc ít gặp mặt.
Một số kẻ gian có thể lợi dụng là người của ngân hàng hoặc công ty cung
cấp dịch vụ để “gạ gẫm” bạn tiết lộ thông tin.

Trong trường hợp cần thiết thì thông tin cung cấp với người có thẩm

quyền được biết cũng rất hạn chế.

Ví dụ trong 3 loại thông tin là username, số PIN, ID Card, thì thường chỉ
tiết lộ một. Nếu một ai đó yêu cầu bạn tiết lộ toàn bộ tức thị kẻ đó “có
vấn đề”. Người quản lý thường chỉ yêu cầu bạn tiết lộ một trong các
thông tin cần để chứng thực mà thôi.

2. Hãy hỏi người cung cấp dịch vụ của bạn (ngân hàng, ISP) về chính
sách cần thiết khi tiết lộ thông tin. Trong trường hợp nào thì thông tin
mới được tiết lộ hoàn toàn.
Nếu cần, có thể yêu cầu người có thẩm quyền cho biết nguyên nhân để
cần biết các thông tin đó, hoặc chỉ cần nói một phần trong một thông tin.

Ví dụ password bạn là 123456, thì nhiều lúc bạn chỉ cần ghi 123… là đủ.
Tự người quản lý sẽ có cách để biết và xác nhận khi họ cần.

3. Hãy lưu ý những người trong cùng gia đình bạn vì đôi khi chính họ
là người vô tình tiết lộ các thông tin quan trọng giúp kẻ lừa đảo lần ra dấu
vết.

Và tuyệt đối không chứa bất cứ thông tin gì thuộc về cá nhân trên máy
tính dùng chung của gia đình.

4. Cất giữ tất cả những gì thuộc về cá nhân, như hóa đơn tính tiền, thẻ
bảo hiểm, hợp đồng có chứa thông tin nhạy cảm vào nơi an toàn, không
vất bừa bãi, có thể bị lộ thông tin một cách vô ý.

5. Không đặt mật mã là những thông tin mang tính phổ biến, như tên
của bố mẹ, người thân, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân
dân…nói chung là những thông tin mà bạn thường dùng để giao tiếp…


Và để lưu trữ những thông tin này, tốt nhất cũng không nên lưu trữ trong
các thiết bị thường sử dụng. Chẳng may bạn bị mất nó, thì nguy cơ rò rỉ
thông tin là rất lớn.

6. Theo dõi những thông tin truy xuất vào tài khoản của mình khi có
thể, và tránh làm việc đó ở những nơi công cộng, nhất là các dịch vụ
Internet.

Khi tiến hành kiểm tra, tốt nhất hãy chắc rằng máy tính bạn đang sử dụng
sạch sẽ (không virus, không có các chương trình theo dõi, và không bị
người khác theo dõi).

7. Nếu bạn là người sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, hãy nhờ ngân
hàng thống kê về tình hình thu chi trong một năm. Ngoài lý do bảo mật,
đây cũng là phương pháp giúp bạn quản lý tốt nhất tài sản và khả năng
chi tiêu của mình.

Xin nhớ rằng, bảo mật an toàn chính là chính sách chứ không phải là
ngăn chặn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn rèn cho mình một lối sinh hoạt và
các biện pháp phòng tránh hợp lý, thì bạn có thể yên tâm gối cao đầu mà
ngủ.


×