Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quy trình nuôi cá tra an toàn sinh học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.66 KB, 4 trang )

Quy trình nuôi cá tra an toàn sinh học
Để thực hiện nuôi cá tra theo hướng phát triển bền vững nhằm ổn định
nguồn nguyên liệu cho các nhà tiêu dùng và xuất khẩu, người nuôi cần tuân
thủ các bước sau:
1. Chọn Vị Trí Nuôi:
- Ao nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi đã được Uỷ Ban Nhân
Dân TP. Cần Thơ hoặc các ngành chức năng phê duyệt.
- Ao có kết cấu đất đảm bảo giữ được nước khi cần thiết, có nguồn nước
tốt phù hợp cho cá phát triển, giao thông thuận lợi và các chỉ tiêu thuỷ lý,
thuỷ hoá cần đạt như sau:
+ PH: 7-8
+ Ôxy hoà tan: > 3mg/lít
+ N-NH3: < 1mg/lít
+ Các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng như: chì, Cadimi phải nằm
trong giới hạn cho phép.
2. Xây Dựng Ao Nuôi:
- Diện tích: tuỳ vào điều kiện của nông hộ. Tuy nhiên, diện tích từ 0.5 ha-
1 ha là phù hợp cho nuôi cá tra theo hình thức này. Ao phải có bờ chắc chắn
dảm bảo giữ được nước trong mùa khô và không bị tràn trong mùa mưa lũ.
- Cần có hồ sơ ghi lại các khâu quan trọng như: địa chỉ cơ sở mua giống,
thời gian mua giống, thời gian thả giống, cơ sở bán thức ăn, thuốc thú y thuỷ
sản, loại hoá chất sử dụng để khi cần thiết sẽ truy được nguồn gốc.
3. Giống Và Mùa Vụ Nuôi:
- Ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể nuôi được quanh năm,
nhưng tốt nhất là nuôi 2 năm 3 vụ và giữa 2 vụ nuôi thì ao cần được cải tạo
ao thật kỹ.
- Giống phải có kích cở từ: 10-15cm ( khoảng 10-12g/con)
- Mật độ nuôi : từ 20-25 con/m2, tuỳ vào chất lượng nguồn nước nơi nuôi
và tuỳ vào trình độ kỹ thuật của người nuôi.
4. Thức ăn: trong nuôi cá tra thì thức ăn chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng chi
phí nuôi và nó quyết định đến sự phát triển của cá và giá thành sản xuất.


4.1. Đối với thức ăn công nghiệp:
Thức ăn công nghiệp là loại thức ăn dạng viên, đóng bao sẳn và hàm
lượng các vật chất dinh dưỡng cũng được các nhà sản xuất tính sẳn. Để sử
dụng thức ăn này có hiệu quả , người nuôi cần tuân thủ một số tiêu chí sau:
- Chọn các công ty có uy tín và các công ty này được cấp giấy chứng nhận
của các cơ quan có chức năng về nhãn mác hàng hoá cũng như chất lượng
của sản phẩm.
- Khi cho cá ăn thì phải dựa vào từng giai đoạn phát triển của cá nuôi:
+ Thường ở 2 tháng đầu cần cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm khoảng
28- 30%.Các tháng tiếp theo cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm khoảng
25-26% và 2 tháng cuối thì hàm lượng đạm cho cá chỉ khoảng 20-22% là
được.
+ Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần: sáng từ 8-9 giờ, chiều lúc: 16-17 giờ. Khẩu
phần cho cá ăn khoảng 2-3% trọng lượng đàn cá nuôi.
4.2.Thức ăn tự chế:
Vì là thức ăn sẳn có ở địa phương nên khi chế biến cho cá ăn cần theo các
tiêu chuẩn sau:
- Các nguyên liệu có nguồn gốc từ động như cá tạp, bột cá thì phải tươi và
không bị nấm mốc.Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như: tấm, cám,
đậu nành thì không bị nấm, mốc, mọt
- Không được bổ sung vào thức ăn các loại thuốc, hoá chất mà bộ thuỷ
sản cấm sử dụng.
- Thường xuyên vệ sinh khu vực chế biến thức ăn cũng như các kho chưa
thức ăn phải đặt nơi khô ráo sạch sẽ.
- Các loại cá tạp và tấm cần nấu chín sau đó để nguội và trộn tất cả các
nguyên liệu trên với nhau, đồng thời định kỳ 3 ngày bổ sung Vitamin C vào
thức ăn với liều lượng 5g/100Kg thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho
cá.
5. Chăm Sóc Và Quản Lý Cá Nuôi:
- Cần có lịch cho cá ăn hàng ngày và phải tuân thủ đúng thời gian cho cá

ăn, khi cho cá ăn cần quan sát các hoạt động bắt mồi của cá để kịp thời điều
chỉnh thức ăn.
- Thức ăn và liều lượng cho cá ăn cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong
thức ăn phải phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá.
- Không được sử dụng thức ăn quá hạn sử dụng, thức ăn kém chất lượng,
thư căn bị nấm mốc, thức ăn có chứa các kháng sinh và hoá chất cấm sử
dụng của Bộ Thuỷ Sản (nay là Bộ Nông Nghiệp và PTNT)
- Phải lập sổ ghi chép đầy đủ các chi tiết như: ngày giờ cho cá ăn, lượng
thức ăn, nguồn gốc thức ăn, các nguyên liệu làm thức ăn, các hoá chất, thuốc
sử dụng trộn vào thức ăn cho cá nuôi.
- Định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng nước như: pH, Ôxy, N-NH3,
H2S theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá thông qua các hoạt động bơi lội và
bắt mồi của cá.
- Khi cá bị bệnh phải xử lý kịp thời như: làm các xét nghiệm mẫu cá bệnh
trước khi chữa trị. Khi trị bệnh cho cá phải áp dụng các kỹ thuật đúng như:
dùng đúng thuốc, liều lượng hợp lý, thời gian hợp lý theo hướng dẫn của
cán bộ chuyên môn. Cá bị bệnh chết phải xử lý triệt để không để lây lan từ
ao này sang ao khác.Cần ghi lại kết quả điều trị cho cá như: kết quả xét
nghiệm, thời gian điều trị, loại thuốc điều trị, cách điều trị.
- Cần thay nước hàng ngày với lượng nước thay khoảng 20% - 30% tổng
lượng nước trong ao. Nước thải trước khi cho ra môi trường bên ngoài phải
có biện pháp xử lý làm sạch. Luôn duy trì chất lượng nước tốt dựa vào các
chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá phù hợp với nhu cầu phát triển của cá.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin của các nghành chức năng như:
Chi Cục Thuỷ Sản, Trung Tâm Khuyến Nông về giá cả thị trường cá nuôi,
các dự báo về môi trường nước nuôi, thời vụ nuôi thích hợp để điều chỉnh và
bố trí lịch thời vụ nuôi thích hợp.
6. Thu Hoạch:
- Không được thu hoạch cá đang trong thời gian bị bệnh.
- Cần gửi mẫu đến cơ quan chức năng kiểm tra dư lượng thuốc, hoá chất

trước khi thu hoạch.
- Ngừng sử dụng thuốc điều trị bệnh trước khi thu hoạch theo quy định
của các ngành chức năng.
- Ngừng cho cá ăn thức ăn công nghiệp 1 ngày và nếu thức ăn tự chế thì
ngừng cho cá ăn 2 ngày trước khi thu hoạch

×