Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Giới thiệu về ngày Quốc tế phụ nữ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 22 trang )

Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và
lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới bắt đầu từ năm
1857 đến 1911.
Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã
hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại
biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn
một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu
tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3
làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được
hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan
Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6
tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai
Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này
làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh
trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long
đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp
cử hành lễ.
8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và
tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ,
Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày
để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế
giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ
chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị,
hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân
dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đông


Hán, xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm
sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong
kiến phương Bắc.
Lý Chiêu Hoàng (còn gọi
là Phật Kim hay Chiêu
Thánh) trở thành nữ hoàng
duy nhất và trẻ nhất trong
lịch sử Việt Nam. Năm 1224,
bà được vua cha Lý Huệ
Tông truyền ngôi, lúc này bà
mới lên 6 tuổi và đến năm
1226 thì nhường lại ngôi cho
chồng là Trần Cảnh, lập ra
nhà Trần.
Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến
sĩ tiền bối của phong trào cộng sản Việt
Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ
An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách
mạng Đảng.
Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt
động cách mạng ở Trung Hoa. Năm
1935 vào học trường Đại học Phương
Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng
Phong là đại biểu chính thức của Đảng
Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội
VII Quốc tế cộng sản. Năm 1937, cô về
nước hoạt động. Sau khi Khởi nghĩa
Nam kỳ thất bại, cô bị giặc Pháp bắt
năm 1940 và bị thực dân Pháp kết án tử
hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng,

Hóc Môn năm 1941.
Nguyễn Thị Chiên sinh năm
1930. Trong kháng chiến chống
Pháp, bà đã xây dựng và chỉ
huy đội nữ du kích Tán Thuật
(Thái Bình). Hoạt động hiệu
quả, táo bạo dũng cảm, nổi
tiếng với chiến tích “tay không
bắt giặc”, bà được tặng thưởng
nhiều Huân chương, Huy
chương chiến công và năm
1952 được phong là nữ Anh
hùng đầu tiên của quân đội
nhân dân Việt Nam.
Danh hiệu Nữđạitátìnhbáogiỏi
nhất được dành cho đại tá, Anh hùng
lực lượng vũ trang Đinh Thị Vân
(1916-1995), người tổ chức và điều
hành mạng lưới tình báo tại Sài Gòn
trong kháng chiến chống Mỹ.
Với tính cách thông minh, nhanh
nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng
lưới tình báo vững chắc, bà đã cung
cấp kịp thời cho Trung ương Đảng
nhiều tin tức về các cuộc càn quét của
Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của
ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống
tình báo của bà phục vụ đắc lực cho
các kế hoạch tấn công của quân đội ta
từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền

Nam được hoàn toàn giải phóng năm
1975.
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952)
- Nữ Anh hùng lực lượng vũ
trangtrẻ nhất- xứng đáng với
danh hiệu này. Ngay từ năm 15
tuổi, chị đã hăng hái tham gia
cách mạng, lập nhiều chiến công
vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc
Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng
chị vẫn giữ vững khí tiết của
người chiến sĩ cách mạng. Năm
1952, giặc đày chị ra Côn Đảo
và hành quyết. Năm 1993, Nhà
nước đã trân trọng truy tặng chị
Huân chương chiến công hạng
Nhất và danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang.
Bà Nguyễn Thị Định (1920 - 1992), sinh ra tại tỉnh Bến Tre.
Năm 1974 là Thiếu tướng, Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ
trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống
nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của
Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Đây là hình ảnh của người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động
Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của
Mỹ ngụy năm 1968.
Võ Thị Thắng trước 1975 là sinh viên Sài Gòn, tham gia đấu tranh
biểu tình chống chính quyền bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết
án Võ Thị Thắng có nói một câu được cho là rất nổi tiếng đó là " tôi
chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn

tù".

×