Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

QUÁ TRÌNH TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.24 KB, 17 trang )

QUÁ TRÌNH TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU


Để có được nước tiểu, ở thận có ba quá trình: siêu lọc ở tiểu cầu thận, tái hấp thu
và bài tiết tích cực ở tiểu quản thận.
1. QUÁ TRÌNH SIÊU LỌC.
Quá trình siêu lọc thực hiện ở tiểu cầu thận. Qúa trình này là một quá trình thụ
động, lọc nước và các chất hoà tan trong nước từ huyết tương mao mạch cuộn
mạch sang khoang bao Bowman qua màng siêu lọc. Như vậy, muốn có dịch siêu
lọc ( dịch lọc, nước tiểu đầu) , cần phải có hai yếu tố cơ bản là màng siêu lọc và áp
lực lọc.
Màng siêu lọc và áp lực lọc quyết định số lượng và thành phần các chất dịch siêu
lọc.
1.1. Màng siêu lọc.
Màng siêu lọc còn gọi là màng tiểu cầu thận. Màng này ngăn cách giữa huyết
tương mao mạch cuộn mạch và dịch siêu lọc trong khoang bao Bowman. Màng có
ba lớp: lớp tế bào nội mô mao mạch, lớp màng nền và lớp tế bào biểu mô (lá
trong) bao Bowman.
Lớp tế bào nội mô mao mạch láng trên lớp màng đáy. Trên tế bào này có những lỗ
thủng gọi là cửa sổ (fenestra). Đường kính cửa sổ này là 160 A0.
Lớp màng nền là một mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan, có tạo ra các lỗ
nhỏ các đường kính 110 A0. Các lỗ này tích điện âm (do cấu trúc của
proteoglycan).
Lớp tế bào biểu mô bao Bowman là một lớp tế bào biểu mô có chân (tua) mỗi tế
bào có rất nhiều chân bám lên màng nền. Giữa các tua nhỏ này có các khe nhỏ
(slit-pore) có đường kính khoảng 70-75 A0. Trên siêu cấu trúc, các lỗ này không
phải thông trực tiếp mà trên bề mặt chúng có một màng bịt siêu mỏng
Màng siêu lọc có rất nhiều lớp như vậy nhưng lại là một màng sinh học có tính
thấm chọn lọc rất cao. Kích thước phân tử và sự tích điện âm của các phân tử đã
quyết định khả năng thấm của nó qua màng siêu lọc:
Chất hoà tan Trọng lượng phân tử Khả năng thấm qua


Inulin 52000 1,000
Các protein phân tử nhỏ 30.000 0,500
Albumin 69.000 0,005
Inulin có trọng lượng phân tử nhỏ nên thấm qua 100%. Albumin có trọng lượng
phân tử lớn, lại tích điện âm nên chỉ thấm qua có 0,5%. Các tế bào máu, đương
nhiên là không thể qua được màng siêu lọc. Vì vậy trong dịch siêu lọc không có
các tế bào máu, không có các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng cao trên 70.000.
Các protein phân tử lượng thấp có thể thấm qua màng siêu lọc, nhưng rất ít, vì vậy
hàm lượng của nó trong dịch siêu lọc chỉ là 0,03%, có nghĩa là nó chỉ bằng 1/240
hàm lượng protein huyết tương. Do có sự chênh lệch về hàm lượng protein giữa
huyết tương và dịch siêu lọc (chênh lệch diện tích âm) nên trong dịch siêu lọc sẽ
có nồng độ ion Cl- và HCO3- cao hơn 5% so với huyết tương để giữ cân bằng điện
tích âm (cân bằng Donnan).
Nhìn chung, trừ những thành phần đã mô tả trên đây không qua được màng siêu
lọc, còn lại gần như toàn bộ các chất trong huyết tương và dịch siêu lọc có nồng
độ ngang nhau và dịch siêu lọc có áp suất đẳng trương so với huyết tương.
1.2. Áp lực lọc: FP (filtration pressure).
Áp lực lọc là áp lực tác động lên huyết tương của mao mạch cuộn mạch, để đẩy
nước và các chất hoà tan trong nước sang khoang bao Bowman. Áp lực lọc được
tạo nên bởi sự tổng hợp của các áp lực máu mao mạch cuộn mạch , áp lực keo của
huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trong khoang bao Bowman.
Áp lực máu mao mạch cuộn mạch: GP (glomerular pressure). Mao mạch cuộn
mạch có áp lực máu rất cao, cao nhất trong các hệ thống mao mạch, thông thường
là 60mm Hg. Đây là động lực cơ bản nhất tạo ra áp lực lọc. Ap lực này đẩy nước
và các chất hoà tan trong nước từ máu mao mạch cuộn mạch vào khoang bao
Bowman.
Áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch: GCP (glomerular colloid
osmotic pressure). GCP được tạo nên nhờ các hợp chất hữu cơ phân tử lượng cao,
đặc biệt là các protein huyết tương. Các chất này có khả năng giữ nước lại cho
huyết tương. GCP ở động mạch đến là 28mm Hg (đây là áp lực keo của máu), ở

động mạch đi là 36mm Hg (vì nước đã thoát vào khoang bao Bowman) nên áp lực
keo ở động mạch đi cao hơn áp lực keo ở động mạch đến. GCP trung bình của
máu mao mạch tiểu cầu thận là 32mm Hg.
Áp lực trong khoang bao Bowman: CP (capsular pressure). Đây là áp lực của dịch
siêu lọc nằm trong khoang bao Bowman tạo nên, còn gọi là áp lực trong bao. Áp
lực này đẩy nước từ khoang bao Bowman trở lại huyết tương mao mạch cuộn
mạch. Áp lực này bằng 18mm Hg. Như vậy áp lực keo của huyết tương mao mạch
cuộn mạch và áp lực trong bao là ngược chiều với áp lực máu mao mạch cuộn
mạch.
Muốn có dịch siêu lọc thì FP phải lớn hơn 0, nghĩa là GP phải lớn hơn tổng GCP +
CP và công thức áp lực lọc là:
FP = GP-(GCP + CP)
= 60 - (32 + 18)
= 10 (mmHg)
Tổng lượng dịch siêu lọc trong 24 giờ là rất lớn, trung bình là 170-180l. Vì vậy
việc nghiên cứu đánh giá chức năng lọc của tiểu cầu thận là vô cùng quan trọng
đối với các nhà lâm sàng đặc biệt là các nhà gây mê-hồi sức.
Ngoài FP ra, để đánh giá chức năng lọc của tiểu cầu, người ta còn xác định một số
chỉ số như sau:
Phân số lọc của tiểu cầu:FF (filtration faction) là tỷ số (%) giữa dịch lọc (ml) và
lượng huyết tương qua thận (ml) trong một phút: bình thường tỷ số này bằng 19-
21%.
GFR
FF=
RPF
Hệ số lọc của tiểu cầu (filtration coefficient), ký hiệu là Kf. Hệ số lọc Kf là số ml
dịch siêu lọc có trong một phút, khi áp lực lọc là 1mm Hg, bình thường
Kf=12,5ml/min. mmHg.
Mức lọc cầu thận: GFR (glomerular filtration rate). Mức lọc cầu thận còn gọi là
lưu lượng lọc cầu thận. GFR là số ml dịch siêu lọc có trong một phút. Nó được

tính bằng tích của hệ số lọc với áp lực lọc của tiểu cầu.
GFR = Kf x FP = 12,5 x 10 = 125ml/min.
Người ta cũng xác định GFR bằng hệ số thanh thải của inulin (hệ số thanh thải của
inulin bằng 125ml/min).
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình siêu lọc.
- Cơ chế tự điều hoà mức lọc cầu thận của bộ máy cận tiểu cầu.
Cơ chế tự điều hoà mức lọc cầu thận là cơ chế điều hoà ngược ống thận-tiểu cầu
(tubuloglomerular feed bach mechanism). Đây là cơ chế điều hoà ngược vận mạch
gây giãn động mạch đến và co động mạch đi và đều là cơ chế điều hoà ngược âm
tính.
Khi lưu lượng lọc cầu thận giảm thì tốc độ dòng dịch qua ống thận bị chậm lại.
Hiện tượng này đã làm cho tăng cường tái hấp thu ion Na+ và Cl- ở nhánh lên quai
Henle. Nước tiểu đi qua ống lượn xa sẽ có nồng độ ion Na+ và Cl- giảm hơn bình
thường. Các tế bào macula densa nhận cảm được sự giảm nồng độ ion Na+ và Cl-
trong dịch lòng ống thận khi các chất này qua chúng. Các tế bào macula densa cho
những tín hiệu mà thông qua nó đã làm giãn động mạch đến và kích thích tế bào
cận tiểu cầu giải phóng renin.
Khi giãn động mạch đến, lưu lượng tuần hoàn qua thận (RBF: renal blood flow) sẽ
được tăng lên, làm tăng áp lực lọc và như vậy sẽ tăng mức lọc cầu thận. Chức
năng lọc của tiểu cầu thận trở về bình thường.
Khi tế bào cận tiểu cầu giải phóng renin, nó sẽ tham gia vào một trong những khâu
quan trọng xúc tác cho quá trình chuyển angiotensinogen thành agiotensin II.
Angiotensin II làm co động mạch đi (vì tế bào cơ thành động mạch đi rất mẫn cảm
với angiotensin II). Động mạch đi co, sẽ làm cho áp lực máu trong mao mạch cuộn
mạch tăng. Lưu lượng lọc cầu thận tăng lên và chức năng lọc của tiểu cầu thận trở
về bình thường.
Hai cơ chế giãn động mạch đến và co động mạch đi nhằm mục đích tự duy trì mức
lọc cầu thận hằng định, mặc dù huyết áp động mạch có thể thay đổi trong một
phạm vi khá rộng từ 75-160mm Hg.
- Cơ chế điều hoà của hệ thần kinh giao cảm.

Các tận cùng thần kinh giao cảm được phân bố tới tận tế bào cơ trơn thành động
mạch đến và động mạch đi của tiểu cầu thận. Các tế bào này cũng có những thụ
thể nhận cảm đối với các chất trung gian hoá học của hệ thần kinh giao cảm. Vì
vậy khi hệ thần kinh giao cảm bị hưng phấn hay bị ức chế, các chất trung gian hoá
học hệ thần kinh giao cảm tăng lên nhiều hay ít trong phản ứng thích nghi của cơ
thể đối với mọi biến đổi của môi trường, sẽ làm cho lưu lượng tuần hoàn qua thận
biến đổi (dòng máu thận biến đổi). Khi lưu lượng tuần hoàn qua thận thay đổi thì
mức lọc cầu thận cũng bị thay đổi theo và như vậy, chức năng lọc của tiểu cầu sẽ
được duy trì ở trạng thái sinh lý bình thường.
- Sự biến đổi áp lực lọc khi có sự biến đổi của huyết áp động mạch, áp lực keo của
huyết tương và áp lực trong bao (trong thận).
Trong tất cả các trường hợp có huyết áp động mạch giảm (shock, mất máu, suy
tim v.v ) dẫn đến giảm áp lực máu mao mạch cuộn mạch và làm giảm áp lực lọc.
Áp lực lọc giảm thì lưu lượng lọc cầu thận giảm. Khi huyết áp động mạch giảm
xuống chỉ còn 40-50mm Hg thì vô niệu. Nhưng không phải trường hợp tăng huyết
áp nào cũng làm tăng áp lực lọc. Một số trường hợp tăng huyết áp do co mạch,
mặc dù huyết áp động mạch tăng rất cao, nhưng lưu lượng lọc cầu thận lại rất
giảm, vì có co động mạch đến, làm giảm dòng máu thận. Trái lại, có một vài
trường hợp có giảm huyết áp động mạch, nhưng do giãn động mạch đến, làm tăng
lưu lượng tuần hoàn thận, nên vẫn còn lưu lượng lọc cầu thận. Như vậy, huyết áp
động mạch, dòng máu thận có mối liên quan chặt chẽ với mức lọc cầu thận.
Khi bị bỏng, bị ra nhiều mồ hôi (do lao động trong môi trường nóng ẩm), bị nôn
mửa hoặc ỉa chảy, cơ thể bị mất rất nhiều nước, áp lực keo của máu tăng rất cao
dẫn tới mức lọc cầu thận giảm.
Bệnh nhân bị bệnh viêm ống thận, sỏi thận và niệu quản gây cản trở đường dẫn
nước tiểu đã làm tăng áp lực trong thận và làm giảm lưu lượng lọc cầu thận.
Người ta nhận thấy rằng khi áp lực trong thận lên đến 30-40mm Hg thì áp lực lọc
bằng không và cơ thể sẽ vô niệu.
- Sự biến đổi cấu trúc màng siêu lọc.
Khi màng siêu lọc biến đổi về cấu trúc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chức

năng bình thường của màng siêu lọc không còn nữa. Tính thấm của màng siêu lọc
tăng làm cho mức lọc cầu thận tăng, tính thấm của màng siêu lọc giảm làm cho
mức lọc cầu thận giảm. Đồng thời khi tổn thương màng siêu lọc, dịch siêu lọc sẽ
có hồng cầu, có protein làm cho nước tiểu có hồng cầu (đái ra máu), có protein
(đái ra protein).
2. QUÁ TRÌNH TÁI HẤP THU.
Quá trình tái hấp thu được thực hiện ở ống thận. Trong quá trình này toàn bộ các
chất cần thiết cho cơ thể đều được tái hấp thu trở lại máu. Có những chất được tái
hấp thu hoàn toàn, có những chất được tái hấp thu một phần hoặc phần lớn, có
những chất không được tái hấp thu vì đó là chất không cần thiết cho cơ thể. Tại
ống thận có cả cơ chế vận chuyển tích cực và khuếch tán thụ động.
Khi các chất từ lòng ống thận được hấp thu vào dịch gian bào.Từ dịch gian bào
các chất (nước và các chất hoà tan trong nước) vào máu theo sự chênh lệch áp lực
thuỷ tĩnh và áp lực keo: tại mao mạch ống thận có áp lực keo là 32mmHg, áp lực
thuỷ tĩnh là 13mm Hg. Như vậy áp lực giữ nước lại là 32 - 13 = 19 (mmHg). Tại
dịch gian bào có áp lực keo là 15mm Hg, áp lực thuỷ tĩnh là 6mmHg. Như vậy áp
lực giữ nước là 15-6 =9 (mmHg). Thực tế sự chênh lệch áp lực giữa máu mao
mạch ống thận và dịch gian bào ống thận là 19 - 9 = 10 (mmHg). Nhờ có áp lực
này mà nước và các chất hoà tan trong nước được chuyển từ dịch kẽ vào máu mao
tĩnh mạch ống thận, rồi theo tuần hoàn chung đi khắp cơ thể.
Nếu có chức năng lọc mà không có tái hấp thu, con người không tồn tại được. Một
ví dụ đơn giản là nước được lọc trong 24 giờ là 170-180l, nhưng nước được đào
thải chính thức theo nước tiểu là 1,5 lít, gần như toàn bộ nước đã được tái hấp thu.
2.1. Tái hấp thu ở ống lượn gần.
Nhìn chung có khoảng 80% các chất và nước được tái hấp thu ở ống lượn gần. Vì
vậy khi ra khỏi ống lượn gần để vào quai Henle, nước tiểu vẫn đẳng trương mặc
dù đã mất rất nhiều nước và ion Na+.
- Tái hấp thu glucose.
Glucose được tái hấp thu hoàn toàn theo cơ chế vận chuyển tích cực ở ống lượn
gần khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của thận. Khi nồng độ

glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận (>1,7g/l) thì glucose không được
tái hấp thu hoàn toàn, một phần glucose có trong nước tiểu, mặc dù ống lượn gần
đã có khả năng tái hấp thu glucose cao hơn khi nồng độ glucose bình thường trong
máu.
- Tái hấp thu HCO3
HCO3- được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần, có một phần ở ống lượn xa. Sự
tái hấp thu HCO3- theo cơ chế vận chuyển tích cực, có liên quan chặt chẽ với
carboanhydrase (C.A), cũng có một phần HCO3- được tái hấp thu theo cơ chế
khuếch tán thụ động.
Trong lòng ống lượn gần: HCO3- + H+ ® H2CO3 ® CO2 + H2O.
CO2 khuếch tán vào trong tế bào ống lượn gần và CO2 + H2O CA HCO3- + H+.
ion H+ được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn HCO3- được chuyển vào
dịch gian bào cùng với Na+. Như vậy HCO3- theo cơ chế vận chuyển tích cực
không phải chính HCO3- mà thông qua sự khuếch tán của CO2 được tạo thành từ
HCO3
Trong 24 giờ có 4000 mEq HCO3- bị lọc vào dịch siêu lọc, nhưng chỉ có 1-2 mEq
HCO3- bị thải ra ngoài. Có tới 99,9% HCO3- đã được tái hấp thu.
- Tái hấp thu protein và acid amin.
Protein phân tử lượng nhỏ và acid amin được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần
theo cơ chế vận chuyển tích cực. Protein gắn trên màng đỉnh và được chuyển vào
trong tế bào theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi" bị các enzym thuỷ phân
thành acid amin. Các aid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch gian
bào theo cơ chế khuếch tán có chất mang. Các acid amin tự do trong lòng ống
lượn được vận chuyển tích cực nhờ chất tải đặc hiệu qua màng đỉnh.
- Tái hấp thu K+, Na+ và Cl
Ion K+ được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển tích
cực. Ion Na+ được tái hấp thu tới 65% theo cơ chế khuếch tán có gia tốc ở màng
đỉnh, vận chuyển tích cực ở màng đáy và màng bên. Ion Cl- được tái hấp thu theo
gradient điện tích.
- Một số gốc sunfat, phosphat, nitrat được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển

tích cực.
- Tái hấp thu nước.
Nước được tái hấp thu là hậu quả của tái hấp thu các chất có lực thẩm thấu cao:
Na+, K+, Cl-, HCO3 Nếu đưa các chất có lực thẩm thấu cao vào máu, sau đó nó
được lọc qua tiểu cầu, chất này ít được tái hấp thu, nó sẽ bị đào thải ra ngoài gây
ra cơ chế lợi niệu thẩm thấu.
- Tái hấp thu urê.
Khi các ion được tái hấp thu, đặc biệt là các ion có tính thẩm thấu cao như Na+,
làm cho nước được tái hấp thu theo. Như vậy nồng độ urê trong ống lượn gần sẽ
cao hơn nồng độ urê trong dịch gian bào. Vì vậy urê khuếch tán vào dịch kẽ, rồi
vào máu, theo gradient nồng độ tới 50-60%.
2.2. Tái hấp thu ở quai Henle.
Quai Henle có hai nhánh: xuống và lên ngược chiều nhau. Sự cấu tạo của hai
nhánh cũng khác nhau. Nhánh xuống và phần đầu nhánh lên mỏng. Phần cuối
nhánh lên dày. Phần đầu nhánh lên có tính thấm Na+, urê, nhưng không thấm
nước. Na+ được tái hấp thu thụ động vào dịch gian bào. Phần cuối nhánh lên
không tái hấp thu thụ động Na+ mà lại vận chuyển tích cực Na+. Dịch gian bào
quanh quai Henle rất ưu trương, nhất là vùng chóp quai Henle, đặc biệt là vùng tuỷ
thận. Nhờ hiện tượng trên mà nước được tái hấp thu thụ động ở nhánh xuống, vì
nhánh xuống có tính thấm cao đối với nước và urê, nhưng lại không cho Na+ thấm
qua.
Nước tiểu đi vào quai Henle vẫn là đẳng trương, nhưng càng đi xuống quai Henle,
nó càng ưu trương, ở chóp quai là ưu trương nhất. Chính sự ưu trương này làm cho
Na+ laị dễ tái hấp thu ở phần lên. Ở nhánh lên Na+ được tái hấp thu nên nước tiểu
sẽ đẳng trương rồi nhược trương vì Na+ được vận chuyển tích cực.
Tới ống lượn xa nước tiểu rất nhược trương, mặc dù qua quai Henle nó đã bị tái
hấp thu rất nhiều nước. Khả năng tái hấp thu của quai Henle rất lớn tới 25% Na+
và 15% nước.
2.3. Tái hấp thu ở ống lượn xa.
Ống lượn xa là phần cuối của nephron, do đó sự tái hấp thu ở đây phụ thuộc vào

hai yếu tố cơ bản thứ nhất là nhu cầu của cơ thể, thứ hai là số lượng và chất lượng
nước tiểu qua nó.
- Tái hấp thu nước
Nước tiểu qua đây là nước tiểu nhược trương, trung bình cứ một phút có 20ml
nước tiểu qua ống lượn xa. Trong 20ml này, thực tế chỉ cần 2ml đã đủ để hoà tan
vật chất có trong nước tiểu. Số còn lại 18ml không tham gia vào hoà tan vật chất,
phần nước này được gọi là nước "không tham gia thẩm thấu". Phần nước này cần
được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn xa và một phần ở ống góp. Tái hấp thu nước
theo cả hai cơ chế chủ động và thụ động, nhưng chủ yếu là vận chuyển tích cực.
Sự vận chuyển nước theo cơ chế chủ động nhờ tác dụng của ADH. ADH là
hormon của hypothalamus, được dự trữ ở thuỳ sau tuyến yên và vào máu theo nhu
cầu của cơ thể. ADH tác động lên tế bào ống lượn xa và ống góp để tăng cường tái
hấp thu nước. Cơ chế của ADH là thông qua AMP vòng hoạt hoá enzym
hyaluronidase trong phản ứng thuỷ phân acid hyaluronic để mở rộng lỗ màng
trong quá trình vận chuyển nước. Nhờ cơ chế tái hấp thu nước nên nước tiểu qua
ống lượn xa và ống góp đã được cô đặc lại.
- Tái hấp thu Na+.
Na+ được tái hấp thu ở màng đỉnh theo cơ chế khuếch tán có chất mang và theo cơ
chế vận chuyển tích cực ở màng bên và màng đáy. Sự tái hấp thu Na+ theo cơ chế
vận chuyển tích cực là nhờ tác dụng của aldosteron. Aldosteron là hormon của
tuyến vỏ thượng thận (lớp cầu sản xuất) có tác dụng là tác động lên tế bào ống
lượn xa để làm tăng cường tái hấp thu Na+. Cơ chế tác dụng của aldosteron là lên
sự tổng hợp protein của tế bào ống lượn thông qua hoạt hoá hệ gen. Protein vừa
được tổng hợp là protein tải và protein enzym tham gia vào vận chuyển tích cực
Na+.
- Tái hấp thu HCO3
Sự tái hấp thu HCO3- theo cơ chế vận chuyển thụ động và tích cực như ở ống
lượn gần. Song ở đây sự vận chuyển này có mối quan hệ chặt chẽ với sự đải thải
ion H+.
3. QUÁ TRÌNH BÀI TIẾT TÍCH CỰC.

Khi so sánh hàm lượng các chất có trong dịch siêu lọc và trong nước tiểu chính
thức chúng ta nhận thấy có rất nhiều chất có mặt trong nước tiểu chính thức
nhưng lại không có trong dịch siêu lọc.
Một số chất có nồng độ rất thấp trong dịch siêu lọc, nhưng trong nước tiểu chính
thức lại có hàm lượng rất cao. Điều này chỉ có thể giải thích là ống thận, trong quá
trình tạo thành nước tiểu, đã vận chuyển một số chất từ máu vào lòng ống thận,
hoặc tế bào ống thận sản xuất một số chất để chuyển vào nước tiểu để thải ra
ngoài. Chức năng bài tiết tích cực được thực hiện chủ yếu ở ống lượn xa và có một
phần ở ống lượn gần.
3.1. Sự bài tiết H+.
Quá trình bài tiết H+ là một quá trình có liên quan tới nồng độ CO2 máu. CO2
khuếch tán qua màng tế bào ống lượn, trong tế bào có phản ứng CO2 + H2O
H2CO3 ® H+ + HCO3 H+ được vận chuyển qua màng tế bào vào lòng ống lượn.
Ion H+ được bài tiết, đồng thời Na+ được tái hấp thu. H+ trong ống lượn sẽ được
kết hợp với ion phosphat, với NH3, với các gốc acid hữu cơ yếu hoặc với các gốc
khác để thải ra ngoài. H+ còn kết hợp với HCO3- để tạo ra H2CO3 ® CO2 +
H2O. CO2 lại vận chuyển vào trong tế bào để tạo ra HCO3- hấp thu vào máu.
3.2. Sự tổng hợp và bài tiết NH3.
Trong tế bào ống lượn có quá trình khử amin của glutamin (chiếm tới 60%) để tạo
ra NH3. NH3 dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào vào lòng ống lượn. ở đây NH3
được kết hợp với H+ tạo thành NH4+ để thải ra ngoài.
3.3. Sự bài tiết K+.
Ion K+ bị tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần. Nó được bài tiết ra ở ống lượn xa
theo cơ chế vận chuyển tích cực nhờ tác dụng của aldosteron. Aldosteron có tác
dụng đồng thời tái hấp thu Na+ và đào thải K+.
3.4. Sự bài tiết các chất khác.
Tế bào ống lượn xa còn bài tiết phenol, acid hippuric, P.A.H, creatinin, các acid
mạnh, các sản phẩm của thuốc đưa từ ngoài vào, các chất độc lạ khác do quá trình
chuyển hoá tạo ra hoặc xâm nhập từ bên ngoài bằng nhiều đường khác nhau.
Ba quá trình siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực nhằm mục đích tạo ra nước

tiểu. Nhưng số lượng và chất lượng nước tiểu như thế nào lại là hậu quả của quá
trình điều hoà cân bằng nội môi của thận.

×