Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các dạng đề thi môn Địa lý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.95 KB, 4 trang )

Các dạng đề thi môn Địa lý
Phần lý thuyết Môn Địa lý vẫn theo hình thức tự luận. Qua các năm, đề
thi tuyển sinh ĐH-CĐ môn Địa lý có 3 câu: 2 câu lý thuyết (6,5 - 7,0/10
điểm) và 1 câu thực hành (3,0 - 3,5 điểm). Trong 2 câu lý thuyết có 1
câu bắt buộc dùng chung cho cả 2 đối tượng thí sinh, 1 câu tự chọn dành
riêng cho thí sinh học chương trình khác nhau. Thí sinh cần nắm kiến
thức cơ bản một cách toàn diện và có hệ thống. Trong quá trình học, cần
xây dựng đề cương một cách chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ của từng bài và
từng vấn đề của chương trình. Cũng cần lưu ý những số liệu dẫn chứng
cần thiết, phù hợp (có thể sử dụng số liệu mới cập nhật nhưng phải kèm
theo năm). + Câu lý thuyết dành cho cả 2 chương trình: Gồm các nội
dung về: dân cư, lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, ngoại thương,
giao thông vận tải, những vấn đề phát triển kinh tế xã hội trên các vùng
lãnh thổ Vì vậy, học sinh học chương trình cải cách có thể tham khảo
thêm sách thí điểm chuyên ban (và ngược lại) để có được kiến thức
phong phú hơn. + Câu lý thuyết tự chọn: Thường là những nội dung,
những vấn đề riêng, không trùng lặp ở 2 chương trình như về tài nguyên
thiên nhiên, đường lối phát triển kinh tế xã hội, vấn đề giáo dục, y tế,
văn hóa, VN trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á (chương
trình cải cách); lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam, đặc
điểm chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên; chất lượng
cuộc sống, đô thị hóa ở Việt Nam; đặc điểm nền nông nghiệp, địa lý
ngành thủy sản, lâm nghiệp, vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng
(chương trình phân ban thí điểm). Để làm tốt phần lý thuyết, thí sinh cần
nắm và phân biệt được các dạng đề thường gặp như dạng trình bày hoặc
phân tích, dạng chứng minh, dạng giải thích, dạng so sánh Phần thực
hành (bắt buộc) Đề thi thường cho sẵn bảng số liệu rồi yêu cầu vẽ biểu
đồ, qua đó nêu nhận xét và giải thích hiện tượng. Đây là phần đề thi mà
trong quá trình làm bài có nhiều thí sinh còn rất lúng túng và gặp khó
khăn bởi vì phần này đòi hỏi nhiều kỹ năng để thực hiện. + Vẽ biểu đồ:
Từ một bảng số liệu đã cho, có nhiều cách thể hiện biểu đồ khác nhau


với mức độ hiệu quả cũng khác nhau. Tuy nhiên trong đề thi các năm
gần đây thường yêu cầu vẽ loại biểu đồ thích hợp nhất. Vì vậy, trong quá
trình học và rèn luyện các em cần nắm chắc những kiến thức về biểu đồ,
phân biệt được các dạng biểu đồ để xác định đúng biểu đồ thích hợp
nhất theo yêu cầu của đề bài, phải chú ý đến mối quan hệ giữa các tiêu
chí trong bảng số liệu, vấn đề xử lý số liệu phù hợp yêu cầu của đề và
biểu đồ đã chọn. Tuy nhiên, trong xử lý số liệu, cần rèn luyện kỹ năng
tính toán, đặc biệt từ những số liệu của các tiêu chí đã có phải tạo các
tiêu chí và số liệu mới (từ số liệu về dân số, diện tích thì phải tính được
mật độ dân số ) cùng với đơn vị sử dụng. Vẽ biểu đồ, thí sinh cần thể
hiện sự chính xác, đầy đủ các yếu tố của biểu đồ. Các dạng biểu đồ
thường gặp: biểu đồ cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng), biểu đồ tròn,
biểu đồ đường (đồ thị, đường biểu diễn), biểu đồ miền (số liệu tương
đối, số liệu tuyệt đối), biểu đồ kết hợp (cột và đường). + Về nhận xét:
Thường dựa vào bảng số liệu (số liệu thô hoặc đã qua xử lý), dựa vào
biểu đồ đã vẽ. Nhận xét trước hết phải dựa vào yêu cầu của đề bài để
tránh lệch hướng. Các nhận xét phải từ khái quát đến cụ thể, mối quan
hệ giữa các nội dung, tiêu chí; không bỏ sót số liệu nhưng cũng không
nên tỉ mỉ. Đối với bảng số liệu hoặc biểu đồ có nhiều năm thì phải nêu
được đặc điểm biến động của hiện tượng (biến động chung, biến động
theo từng giai đoạn nhất định). Trong nhận xét, cần chú ý đến việc xử lý
số liệu để dẫn chứng, làm rõ ý nhận xét. + Về giải thích: Cần phải có kỹ
năng vận dụng kiến thức đã có được để giải thích hiện tượng như phải
biết chọn lọc, tổng hợp và sắp xếp kiến thức phù hợp với yêu cầu của đề
bài. Lưu ý khi làm bài - Đọc đề thật kỹ để nhận dạng đề thi, giúp xác
định đúng yêu cầu của đề thi và hình thành được cách giải, tránh bị lệch
hướng, lạc đề. - Phải phác thảo đề cương với các ý chính, rồi các ý chi
tiết. - Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, trung bình mỗi câu
khoảng 50 phút, tránh tập trung thời gian vào 1 hoặc 2 câu. Thời gian
còn lại dành cho việc hoàn chỉnh, xem lại bài. - Diễn đạt cần súc tích, rõ

ràng, chính xác. Tránh diễn đạt dài dòng đi xa nội dung yêu cầu của đề
thi. Trong bài làm có thể phân ra các mục 1, 2, 3 a, b, c và gạch đầu
dòng các ý chi tiết.
Theo Thanh Niên


×