Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giáo án y khoa về bệnh ung thư - Ung Thư Vú pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.06 KB, 17 trang )

Giáo án y khoa về bệnh ung thư
Ung Thư Vú
1. Ung Thư Vú là gì?
2. Các Yếu Tố Gia Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Ung Thư Vú
3. Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Vú
4. Chẩn Bệnh Ung Thư Vú
5. Các Thời Kỳ (Giai Đoạn) của Ung Thư Vú
6. Trị Bệnh Ung Thư Vú
7. Kết luận
8. Truy Tầm Ung Thư Vú Miễn Phí
Bác sĩ Nguyễn Bích Liên đã dựa vào tài liệu của Hội Ung Thư Hoa Kỳ, và kinh
nghiệm chuyên khoa về ung thư của mình để viết ra bài viết này. Phần lớn những
tin tức trong bài viết này đã được xuất bản vào năm 2003 bởi Hội Ung Thư Việt
Mỹ dưới dạng sách tựa đề “Tài Liệu Hướng Dẫn Sức Khỏe Về Vú” và trong trang
nhà của Hội tại địa chỉ .
Bài viết dưới đây đã được bác sĩ Nguyễn Bích Liên cập nhật hóa vào tháng Năm
năm 2006
I. Ung Thư Vú là gì?
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
Ung thư vú là các tế bào bất thường gọi là tế bào ung thư phát triển từ những tế
bào ống (duct) hay những tế bào nang (lobule) của vú. Nếu không chữa trị sớm,
các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng trong vú, đi vào các mạch máu hay
mạch bạch huyết, chạy tới các hạch, và có thể lây lan đến các bộ phận khác, gây ra
đau đớn, tắc nghẽn cho cơ thể và cuối cùng mang đến sự chết. Ung thư vú đứng
hàng đầu trong những loại ung thư phụ nữ Việt thường mắc phải.

Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày một số yếu tố đưa đến sự gia tăng nguy cơ mắc
bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, đa số phụ nữ mắc bệnh ung thư vú không có những
yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Chúng ta cần nhớ là tất cả phụ nữ
đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Điều quan trọng là phát hiện sớm bệnh ung
thư vú khi bệnh này còn có thể được chữa lành hoàn toàn.



II. Các Yếu Tố Gia Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Ung Thư Vú:
Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ ung thư vú càng cao. Phần lớn phụ nữ da
trắng mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 50 đến 60. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho
thấy phụ nữ gốc Việt tại Hoa Kỳ mắc bệnh ung thư vú ở số tuổi trung bình là 40
đến 50, tức là trẻ hơn 10 năm so với phụ nữ da trắng. Lý do của sự khác biệt này
chưa làm sáng tỏ và sẽ là đề tài cho những cuộc nghiên cứu sau này về ảnh hưởng
di truyền cũng như môi sinh trên nguy cơ mắc bệnh ung thư của các sắc dân khác
nhau.
Tiểu sử bệnh lý gia đình: Những phụ nữ có mẹ, chị, em, hay con gái đã mắc bệnh
ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Càng có nhiều thân nhân mắc bệnh ung
thư vú thì nguy cơ càng gia tăng.
 hết kinh sau tuổi 55
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
 có kinh trước tuổi 12
 sinh con đầu lòng sau tuổi 30 hay chưa có con.

Dinh dưỡng và rượu: Ăn thức ăn nhiều mỡ, cũng như rượu có thể làm gia tăng
cơ hội mắc bệnh ung thư vú. National Cancer Institute (Viện Ung Thư Hoa Kỳ)
khuyến khích phụ nữ nên dùng thức ăn ít mỡ, tập thể dục đều đặn, và chỉ nên dùng
rượu có chừng mực.
Sử dụng kích thích tố nữ sau khi tắt kinh trên năm năm: Những cuộc nghiên
cứu mới nhất cho thấy phụ nữ dùng các loại thuốc như Prempro, Provera hay
Premarin sau khi tắt kinh có thể làm gia tăng cơ hội mắc bệnh ung thư vú. Ngoài
ra, những loại thuốc này còn có thể gia tăng cơ hội bị tai biến mạch máu não và
nghẹt động mạch vành tim gây ra chứng máu nhồi cơ tim. Những loại thuốc này
thường được dùng để giúp các bệnh nhân sau khi tắt kinh đỡ bị cáu kỉnh, buồn
chán, nóng bừng, khi nóng khi lạnh, và đổ mồ hôi vào ban đêm. Nếu phụ nữ nào
bị những chứng này thì có thể sử dụng những loại thuốc vừa nêu trên trong một
thời kỳ ngắn, rồi từ từ ngưng lại khi cơ thể đã quen với sự tắt kinh. Nếu chỉ dùng

thuốc trong thời gian ngắn, thì ta có thể giảm thiểu những triệu chứng trong những
ngày tháng đầu của tắt kinh, mà cũng tránh gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Yếu tố di truyền ( BRCA - tức là chữ tắt của BReast CAncer gene): Phần lớn phụ
nữ mắc bệnh ung thư vú không có yếu tố di truyền, và bệnh sử gia đình cũng
không có ai mắc bất cứ loại ung thư nào cả. Tuy nhiên, có khoảng 15% phụ nữ
mắc bệnh ung thư vú mang những yếu tố di truyền về ung thư gọi là BRCA 1 hay
BRCA 2. Những phụ nữ này có những vấn đề đặc biệt riêng trong việc truy tầm,
phòng ngừa, cũng như chữa trị ung thư vú, không nằm trong phạm vi của bài viết
này. Nếu quý vị cần biết rõ hơn về yếu tố di truyền BRCA 1 hay BRCA 2 thì quý
vị có thể vào website sau đây của phòng thí nghiệm Myriad:
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
để đọc bài viết bằng tiếng Anh. Nói chung,
phần lớn phụ nữ có yếu tố di truyền này có nhiều người trong gia đình mắc bệnh
ung thư vú và ung thư buồng trứng.

III. Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Vú:
Đây có thể được coi là một việc làm quan trọng nhất cho tất cả phụ nữ đã bước
vào tuổi trưởng thành
BA VIỆC LÀM ĐỂ SỚM PHÁT HIỆN UNG THƯ VÚ
THỨ NHẤT: Tự khám vú bắt đầu ở tuổi 20. Mỗi tháng, ngay sau khi hết chu kỳ
kinh nguyệt, tất cả phụ nữ nên tự khám vú của mình

Mỗi tháng một lần
 Mỗi tháng một lần
 Dùng chỗ mềm của đầu các ngón tay trỏ, giữa và
áp út để xoa nắn vú. Nên cho ba ngón tay này
"bước theo nhau" trên mô vú theo từng hàng th
ẳng
từ trên xuống dưới. Cố gắng khám tất cả các phần
của vú, đừng sót phần nào.

 Nhớ khám dưới nách.

Giáo án y khoa về bệnh ung thư
Xem xét và tìm những bất thường như:
 Lồi lõm, cục u
 Da dầy cộm hay có vẩy, nhất là đầu và núm vú.
 Nước hay máu chảy ra từ đầu vú
 Những thay đổi khác thường khác.

Hội Ung Thư Việt Mỹ có DVD chỉ dẫn rõ ràng cách tự khám vú do người mẫu, và
nói tiếng Việt. Quý vị có thể liên lạc với Hội để xin DVD miễn phí.
THỨ NHÌ: Khám vú do chuyên viên y tế (CBE hay Clinical Breast Examination):
Quý bà nên yêu cầu bác sĩ hay y tá đã được huấn luyện khám vú cho mình mỗi
năm một lần. Nếu khi tự khám vú thấy có gì lạ, quý vị nên yêu cầu bác sĩ khám lại.
THỨ BA: Chụp quang tuyến vú (Mammogram):
Nếu trên 40 tuổi, quý bà nên chụp mammogram mỗi năm một lần, dù không có sự
bất bình thường gì khi khám vú. Phụ nữ có mẹ hay chị em ruột mắc bệnh ung thư
vú, hay có yếu tố di truyền như BRCA gene có thể cần truy tầm ung thư vú trước
tuổi 40.
Những phụ nữ có BRCA gene có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư buồng
trứng rất cao, và có thể phải được truy tầm ung thư vú ở tuổi trẻ hơn, và có thể
phải sử dụng cách chụp bằng từ trường tức MRI (Magnetic Resonance Imaging)
để việc khám phá ung thư vú được hiệu quả hơn. Những người này còn có thể
nghĩ đến chuyện cắt bỏ cả hai vú và buồng trứng để ngừa hai loại ung thư này hữu
hiệu hơn. Họ cần phải suy nghĩ và thảo luận rất kỹ lưỡng với bác sĩ điều trị hay
chuyên viên về di truyền rất kỹ lưỡng trước khi có những quyết định này.
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
Nếu những phương pháp truy tầm này khám phá ra những thay đổi bất thường của
vú, tùy theo trường hợp, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các thử nghiệm
khác như siêu âm (ultrsound), MRI, hay sinh thiết (biopsy), v.v… để định bệnh.

Những việc làm nêu trên là lời khuyên cho tất cả phụ nữ thuộc các chủng tộc khác
nhau. Như đã trình bày trên, phụ nữ Việt có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở tuổi
trẻ hơn. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào xem xét vấn đề tuổi nào
thích hợp nhất để bắt đầu chụp quang tuyến vú mammogram cho phụ nữ gốc
Việt. Chụp mammogram ở tuổi trước 40 có lẽ cũng không được hiệu quả lắm, vì
phần lớn phụ nữ ở tuổi này có tế bào vú rất nhiều nang chứa nhiều nước, và khi
chụp quang tuyến, sẽ che lấp những tế bào ung thư nếu có. Do đó, những phụ nữ
trẻ tuổi cần theo dõi vú bằng phương pháp tự khám vú cũng như nhờ bác sĩ khám
vú cẩn thận hơn.

IV. Chẩn Bệnh Ung Thư Vú:
Xem xét các bất thường ở vú có phải là ung thư hay không
Nếu việc tự khám vú, khám vú theo tiêu chuẩn y tế hoặc chụp mammogram đã cho
thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào, một hay nhiều phương cách sau đây có thể
được dùng để chẩn bệnh:
 Aspiration: (Lấy nước hay tế bào để thử nghiệm bằng cách dùng kim nhỏ):
 Kim nhỏ (fine needle aspiration) được dùng để rút nước hay các tế bào
riêng rẽ ra. Nếu chỗ bất thường có dạng u nang tức là bứu nước (cyst),
thường chỉ cần dùng kim và ống chích lấy chất lỏng trong nang ra mà
không cần cắt (như làm sinh thiết hay trích mô - biopsy). Tuy nhiên, nếu
bác sĩ nghi ngờ là có ung thư nhưng khi thử nghiệm bằng kim nhỏ không có
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
kết quả, thường phải sử dụng đến một trong những phương pháp sinh thiết
dưới đây.
 Biopsy (sinh thiết hay trích mô): Mẫu tế bào hay mô được lấy ra từ nơi có
sự bất bình thường. Trích mô có thể thực hiện được bằng giải phẫu cắt toàn
phần (excisional biopsy) hay một phần (incisional biopsy); hay bằng cách
đâm kim vào chỗ bất thường để lấy tế bào ra. Loại trích mô dùng kim lớn
(core needle biopsy) sẽ lấy ra một mẫu mô tế bào còn nằm trong cấu trúc
của mô. Những mẫu tế bào này sẽ được thử nghiệm bằng kính hiển vi để

tìm xem có ung thư hay có những tế bào bất thường không. Cách giải phẫu
cắt toàn phần (excisional biopsy) hay một phần (incisional biopsy) và cách
dùng kim lớn (core needle biopsy) chính xác hơn là dùng kim nhỏ trong
việc chẩn bệnh vì lấy được nhiều tế bào hơn, và các tế bào này còn được
nằm trong cấu trúc mô chứ không phải là các tế bào riêng rẽ được hút ra từ
kim nhỏ.
 Stereotactic Biopsy (trích mô với sự hướng dẫn của quang tuyến): Với
phương pháp này, các bác sĩ có thể làm trích mô sử dụng kim lớn để lấy mô
mẫu thử nghiệm dưới sự hướng dẫn của hình chụp. Chỗ bất thường sẽ được
đánh dấu trên hình chụp, và một kim lớn sẽ được đâm vào chính chỗ này để
lây tế bào ra.
 Ultrasound (siêu âm): Những luồng sóng âm thanh được chiếu vào vú và
sự vang động của sóng âm thanh sẽ được phân tích: Phương pháp này phân
biệt được bướu đặc và bướu nước. Nhiều khi phương pháp này còn có thể
tiên đoán được bướu có phải ung thư hay không. Siêu âm cũng dược dùng
để hướng dẫn sinh thiết trong nhiều trường hợp. Bác sĩ sẽ định chỗ bướu
bằng siêu âm, sau đó kim được đâm vào bướu và bác sĩ có thể nhìn thấy
cùng lúc mình đâm kim vào đâu, để việc lấy tế bào được chính xác hơn.
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
 MRI (Magnetic Resonance Imaging): Sử dụng những chấn động từ tính để
chụp hình ba chiều các bộ phận trong cơ thể: MRI có thể được sử dụng để
chụp hình vú nếu cần trong những trường hợp đặc biệt, khi mammogram
hay siêu âm không có kết quả, MRI cũng có thể được dùng để truy tầm xem
bệnh đã lây lan tới các cơ phận khác hay chưa.
 CAT Scan hay CT scan (Computerized Tomography): sự khám xét bằng
quang tuyến X với sự hỗ trợ của máy điện toán để chụp hình: Cách này
cũng có thể chụp hình cơ thể ba chiều được. Cách này không được dùng để
truy tầm bệnh ở vú, nhưng rất hữu dụng trong việc truy tầm xem bệnh đã
lây lan tới các cơ phận khác hay chưa. Ngoài ra, nó cũng được dùng rất
nhiều để hướng dẫn làm sinh thiết các bướu tìm thấy ở các cơ phận trong cơ

thể như phổi, gan, hạch, v.v
 PET Scan (Positron Emission Tomography): Sử dụng năng lượng phát ra
từ hạt nhân positron hay hạt nhân dương tính để chụp hình: Một lượng
đường có gắn chất phóng xạ rất nhỏ sẽ được chích vào cơ thể. Những tế bào
cơ thể sẽ dùng chất đường này để hoạt động. Vì tế bào ung thư mọc nhanh
hơn tế bào bình thường, chúng sẽ sử dụng nhiều chất đường này hơn, và sẽ
hấp thụ nhiều phóng xạ hơn. Do đó khi hình chụp ra, những chỗ có ung thư
sẽ nổi bật ra. Cách này chỉ cho thấy một cách tổng quát vị trí của ung thư,
chứ không cho thấy được cấu trúc hay vị trí rõ ràng của ung thư. Do đó, rất
nhiều trường hợp, ta phải chụp cả PET và CT scan rồi lồng hình vào nhau
để kết quả được chính xác hơn. Phương pháp này thường được dùng để truy
tầm chỗ ung thư đã lây lan hơn là để chẩn bệnh.

V. Các Thời Kỳ (Giai Đoạn) của Ung Thư Vú:
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
 Thời kỳ 0: khi ung thư còn bị giới hạn trong ống dẫn sữa (ductal in situ)
mà chưa ăn vào nhũng mô vú hay mô nâng bỡ bên ngoài ống dẫn sữa. Cơ
hội có thể chữa lành của thời kỳ này từ 90% đến 100% bằng giải phẫu toàn
phần vú, hay một phần vú cộng với xạ trị (radiation). Có nhiều trường hợp,
bác sĩ còn cho bệnh nhân dùng thêm thuốc loại kích thích tố như tamoxifen.
 Thời kỳ I: khi ung thư còn nhỏ hơn 2 cm và chưa lan vào hạch nách. Cơ
hội sống còn sau mười năm là khoảng 80% đến 90%. Cách chữa cũng
tương tự như thời kỳ 0, nhưng một số bệnh nhân có thể được khuyên nên sử
dụng thêm hóa chất trị liệu (chemotherapy). Ngoài ra, các phụ nữ đã tắt
kinh còn có thể được dùng một loại thuốc gọi là Aromatase Inhibitor như
Arimidex, Letrozole, hay Aromasin thay vì tamoxifen. Đây cũng là thuốc
loại kích thích tố.
 Thời kỳ II: khi ung thư từ 2 cm đến 5 cm và chưa lan vào hạch nách, hay
nhỏ hơn hơn 5 cm và đã lan vào một số hạch nách. Cơ hội sống còn sau
mười năm tùy thuộc vào kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây

lan. Cách chữa cũng tương tự như thời kỳ I, nhưng phần lớn bệnh nhân
được khuyên nên sử dụng thêm hóa chất trị liệu (chemotherapy), nhất là
những ung thư lớn hay đã vào hạch nách.
 Thời kỳ III: khi ung thư lớn hơn 5cm hay đã lan vào nhiều hạch nách
nhưng chưa lây lan đi xa. Cơ hội sống còn sau mười năm tùy thuộc vào
kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan. Đây là thời kỳ khá trễ
và có cơ hội mắc bệnh ung thư vú trở lại hay lây lan qua các bộ phận khác
rất cao. Cách chữa thường bắt đầu bằng hóa chất trị liệu (chemotherapy),
sau đó là giải phẫu và xạ trị.
 Thời kỳ IV: ung thư đã lây lan ra tới các bộ phận như gan, phổi, xương,
não, v.v. Ở thời kỳ này, trừ những trường hợp rất đặc biệt, bệnh nhân có
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
nguy cơ mất mạng vì bệnh trong vòng năm năm rất cao. Cách chữa
thường là với hóa chất hay thuốc loại kích thích tố.
Như ta thấy trên đây, ung thư vú được khám phá càng sớm bao nhiêu thì cơ hội
sống còn càng cao bấy nhiêu. Do đó, tất cả phụ nữ nên quan tâm đến vấn đề truy
tầm ung thư vú và theo lời khuyên truy tầm ung thư vú như trên.

VI. Trị Bệnh Ung Thư Vú
Hiện nay y khoa đã có rất nhiều tiến bộ trong việc xác định sớm và trị liệu ung thư
vú thành công. Khi tìm thấy khối u trong vú, người phụ nữ có cơ hội lựa chọn về
cách trị bệnh cho thích hợp với tình trạng của mình. Các bác sĩ đang tiếp tục học
hỏi về những sự thuận lợi và những điều bất lợi của những cách trị liệu khác nhau.
Vì bệnh ung thư vú có thể bày tỏ một cách khác nhau cho từng người bệnh, cho
nên cách trị liệu hay nhất cho mỗi người cũng khác nhau. Cùng một cách trị liệu
không thể dùng cho tất cả bệnh nhân.
Để hiểu nhiều hơn về cách trị liệu thích hợp hãy liên lạc với Cancer Information
Service qua số điện thoại 1-800-422-6237 hay truy cập vào trang web
www.cancernet.nci.nih.gov. Hội Ung Thư Việt Mỹ cũng có thể giúp quý vị tìm
hiểu thêm về các cách chữa trị hoặc cung cấp các tài liệu liên quan về bệnh này

bằng tiếng Việt. Xin liên lạc với Hội Ung Thư Việt Mỹ qua số (714) 751-8505
hoặc ghé thăm trang web của Hội qua địa chỉ www.UngThu.org.
Dưới đây là sơ lược về những cách chữa trị chính cho bệnh ung thư vú.
A. CÁC LOẠI GIẢI PHẪU:
 Lumpectomy: cách giải phẫu này chỉ lấy cục u ở vú ra với một vòng mô
bình thường chung quanh. Thường thì sau đó bệnh nhân cần được trị
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
radiation therapy (xạ trị) để giảm bớt cơ nguy bệnh trở lại, tùy trường hợp,
bệnh nhân cũng có thể cùng lúc cần cắt bỏ rồi thử nghiệm hạch (bạch
huyết) dưới nách để xem xét coi ung thư có lan vào hạch hay chưa.
 Partial Mastectomy hay Segmental Mastectomy: cách giải phẫu này chỉ
cắt bỏ khối u cùng với màng mô bình thường chung quanh nó, có khi kể cả
một ít da, mô lót của bắp thịt ngực ngay dưới khối u. Cách này cũng tương
tự như lumpectomy nhưng có thể phải lấy ra nhiều mô hơn. Nhiều bác sĩ
giải phẫu cũng lấy ra một phần hoặc là hết cả hạch dưới nách để kiểm lại vì
nguy cơ ung thư có thể lan vào những hạch này.
 Total Mastectomy hay Simple Mastectomy: Loại giải phẫu này cắt bỏ
toàn thể vú. Thường thì các hạch ở dưới nách không bị cắt bỏ. Tuy nhiên,
nếu có một số nhỏ ở gần sát vú, những hạch này có thể bị lấy ra khi cắt bỏ
vú. Thường thì loại giải phẫu này được dùng trị ung thư vú tại vị, tức là ung
thư vú chưa có tính xâm lấn.
 Modified Radical Mastectomy: Cách giải phẫu này cắt bỏ toàn thể vú, các
hạch dưới nách và phần mô lót quanh bắp thịt ngực.
 Lymph Node Dissection (giải phẫu hạch bạch huyết): là cắt bỏ các hạch
bạch huyết ở dưới nách: Số hạch bạch huyết lấy ra ở mỗi phụ nữ khác nhau.
Những hạch bạch huyết ở dưới nách thường bị phủ bởi lớp mỡ khiến bác sĩ
giải phẫu khó thấy có bao nhiêu hạch bạch huyết cắt bỏ khi giải phẫu. Càng
lấy nhiều hạch dưới nách ra, nguy cơ bị sưng cánh tay càng cao. Bởi vì sự
lưu thông của các mạch bạch huyết đi từ bàn tay, cánh tay, qua nách vào
đến mạch máu trong lồng ngực để được bài tiết qua thận, bị cắt đứt.

 Sentinel Node Biopsy (cắt bỏ hạch giữ cửa): Rất nhiều bác sĩ giải phẫu
hiện nay dùng kỹ thuật này để tránh cho bệnh nhân tình trạng bị sưng tay
như trên. Trong phương pháp này, bác sĩ giải phẫu phải định xem hạch giữ
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
cửa là hạch nào trước khi cắt bỏ. Để thực hiện điều này, bác sĩ chích một
loại phẩm xanh, hay chất phóng xa, hay cả hai, vào khu vực chung quanh
cục bướu ung thư. Hạch bạch huyết nào nhuộm phẩm xanh hay tích tụ chất
phóng xạ nhiều nhất sẽ được cắt ra xem xét. Nếu không có tế bào ung thư
trong hạch thì các hạch còn lại không cần phải cắt bỏ, nhưng nếu có, thì các
hạch còn lại phải được lấy ra để thử nghiệm. Cách này chỉ lấy ra rất ít
hạch, do đó cánh tay đỡ bị sưng phù sau khi mổ.
 Reconstruction Surgery (giải phẫu tạo hình): Tạo lại hình dáng của vú sau
khi vú thật bị cắt bỏ hoàn toàn hay một phần và gây ra sự dị dạng của vú:
Có nhiều cách tạo hình khác nhau: dùng chất độn silicone, hay chính mô tế
bào của người bệnh để tái tạo vú. Quý vị nào muốn tái tạo ngực sau khi giải
phẫu, xin nói chuyện với bác sĩ mổ trước khi mổ bỏ vú. Để việc tái tạo vú
được hoàn hảo, các bác sĩ tạo hình cần gặp bệnh nhân và thảo luận với bác
sĩ mổ vú trước khi bệnh nhân mổ bỏ vú.
B. QUANG TUYẾN TRỊ LIỆU hay còn được gọi là XẠ TRỊ (RADIATION
THERAPY)
Đây là phương pháp trị liệu bằng năng lực quang tuyến X cao độ để giết chết tế
bào ung thư. Cách trị liệu này được dùng để ngăn chận ung thư tăng trưởng trước
khi giải phẫu, hay tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau cuộc giải phẫu. Quang
tuyến trị liệu thường được sử dụng sau lumpectomy hay partial mastectomy,
nhưng đôi khi cũng được dùng sau khi làm total masectomy hay modified radical
mastectomy nếu ung thư quá lớn hay có nhiều hạch ở nách bị ung thư. Quang
tuyến trị liệu thường được chia ra làm nhiều ngày. Mỗi ngày, một phần nhỏ của
tổng số quang tuyến sẽ được chiếu vào cơ phận bị bệnh. Đối với ung thư vú, bệnh
nhân thường được chiếu quang tuyến khoảng từ sáu đến bảy tuần.
Giáo án y khoa về bệnh ung thư

Các bệnh nhân thường chịu đựng được một cách dễ dàng các phản ứng phụ của
quang tuyến trị bệnh ung thư vú. Các phản ứng thông thường nhất là bị phỏng
nhẹ, lột da, đau ran. Đôi khi, nếu bị phản ứng phụ quá nặng, bệnh nhân cần phải
nghỉ một thời gian ngắn trước khi điều trị lại.
C. HÓA CHẤT TRỊ LIỆU (CHEMOTHERAPY)
Hóa chất là những dược liệu đặc biệt được dùng để tiêu diệt những tế bào ung
thư. Hóa chất trị liệu (chemotherapy) thường được dùng thêm với việc giải phẫu,
quang tuyến trị liệu (radiation therapy) hay dùng để chống ung thư khi nó tái phát
hay lây lan. Hóa chất trị liệu được dùng sau hay trước khi mổ sạch ung thư thuộc
thời kỳ I, II, hay III, đã được chứng minh là có thể gia tăng cơ hội chữa lành bệnh
cho nhiều bệnh nhân.
Khi hóa chất trị liệu được dùng sau khi mổ để giảm nguy cơ bị bệnh trở lại, nó
được gọi là “adjuvant chemotherapy” hay “trị liệu bổ sung bằng hóa chất”. Bệnh
nhân thường được bắt đầu nhận hóa chất trong vòng sáu tuần sau khi mổ. Thuốc
được cho vào mỗi hai hay ba tuần, và thường hoàn tất trong vòng ba đến sáu
tháng. Nhiều trường hợp hóa chất được cho trước khi giải phẫu để việc giải phẫu
được dễ dàng hơn nếu bướu ung thư quá lớn, hay nếu cho thuốc trước giúp bệnh
nhân giữ được ngực bằng cách mổ một phần thay vì toàn phần.
Hóa chất trị liệu có nhiều phản ứng phụ. Tuy nhiên, những phản ứng này thường
được làm giảm bởi nhiều cách khác nhau với phương pháp mới chống lại phản
ứng phụ của hóa chất rất có hiệu quả; và phần lớn bệnh nhân có thể chịu đựng
được dễ dàng.

Có nhiều loại hóa chất được dùng trị ung thư vú, thông thường nhất là các chất
adriamycin, epirubucin, cytoxan, 5-FU, taxol, taxotere, xeloda, navelbine, v. v
Các chất này có thể dùng riêng rẽ hay tổng hợp. Mỗi loại hóa chất và mỗi tổng
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
hợp hóa chất được dùng trong những trường hợp khác nhau và mang lại những
phản ứng phụ khác nhau. Có nhiều thuốc rất tốt được dùng để làm giảm bớt hay
loại bỏ các phản ứng phụ. Thí dụ như Zofran, Kytril, Anzamet, Compazine, Tigan,

Reglan, Decadron để giảm ói mửa; Neupogen, Neulasta, Leukine để giúp gia tăng
bạch huyết cầu và tránh nhiễm trùng; Procrit hay Aranesp để gia tăng hồng huyết
cầu và giảm mỏi mệt.
Để tìm hiểu thêm về Hóa chất trị liệu và những phương pháp làm giảm phản ứng
phụ của Hóa chất trị liệu, xin quý vị đọc tập “Hóa Chất Trị Liệu: Tài Liệu Hướng
Dẫn Cho Bệnh Nhân Và Gia Đình” do Hội Ung Thư Việt Mỹ phát hành. Xin liên
lạc với Hội qua số (714) 751-5805 hay ghé thăm trang web về hóa chất trị liệu của
Hội ở địa chỉ
D. TRỊ LIỆU BẰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHẾ NGỰ MỤC TIÊU
(TARGETED THERAPY)
Những yếu tố di truyền hay kết quả của những yếu tố di truyền trong cơ thể như
những yếu tố gây ra bệnh ung thư có thể trở thành mục tiêu trị liệu. Chẳng hạn
như yếu tố di truyền Her 2 neu (hay erbB2) là yếu tố tăng trưởng các tế bào biểu
bì, trong đó có các tế bào ung thư vú. Ngoài yếu tố Her 2 neu, còn có yếu tố Her 1
hay erbB cũng có ảnh hưởng trên sự tăng trưởng biểu bì. Những tế bào ung thư vú
có sự phát triển bất thường của Her 2 neu là những loại ung thư vú nguy hiểm
nhất. Thuốc Herceptin (trastuzumab) là một loại thuốc mới đặc biệt được dùng
cho những bệnh nhân bị loại ung thư vú có sự phát triển bất thường của yếu tố
Her 2 neu ( khoảng 25% tất cả bệnh nhân ung thư vú) . Thuốc Herceptin là một
chất kháng thể chống lại những sản phẩm của Her 2 neu, và tiêu diệt những tế bào
ung thư có yếu tố Her 2 neu. Khi sử dụng thuốc này, cơ hội sống còn của bệnh
nhân sẽ tăng lên, nhất là khi được sử dụng vào trường hợp ung thư đã vào hạch
nách hay đã lây lan đến các cơ phận khác. Herceptin là thuốc được truyền vào
tĩnh mạch. Một trong những phản ứng phụ là có thể làm bắp thịt tim yếu đi; do
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
đó, chức năng tim của bệnh nhân phải được theo dõi kỹ càng trong khi trị liệu với
thuốc này.
Thuốc Tykerb (lapatinib) vừa mới được nghiên cứu và cho thấy có kết quả tốt cho
bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú lọai có yếu tố Her 2 neu nhưng khi dùng thuốc
Herceptin lại không có hiệu quả hay đã mất hiệu quả sau một thời gian dùng

thuốc. Thuốc Tykerb chống lại cả hai yếu tố Her 2 và Her 1. Đây là loại thuốc
uống, tiện lợi hơn cho bệnh nhân, và có ít phản ứng phụ về tim hơn. Phản ứng phụ
thường gặp là tiêu chảy và bị các thay đổi về da.
E. TRỊ LIỆU BẰNG KÍCH THÍCH TỐ (HORMONAL THERAPY)
Trị ung thư bằng cách ngăn chặn hay cho thêm kích thích tố vào cơ thể. Nói
chung, rất nhiều ung thư vú tăng trưởng dưới sự kích thích của các kích thích tố
nữ. Nếu ta chế ngự được sự kích thích này, các tế bào ung thư có thể ngưng phát
triển hay bị tiêu hủy. Vì ung thư vú là một bệnh chịu ảnh hưởng của kích thích tố
nữ, điều khiển kích thích tố nữ trong cơ thể là một cách rất hữu hiệu để chữa ung
thư vú loại nhạy cảm với kích thích tố nữ. Tôi xin nhấn mạnh là cách chữa ung thư
vú bằng cách điều khiển kích thích tố nữ chỉ có hiệu quả cho các ung thư vú nào
nhạy cảm với kích thích tố nữ mà thôi.
Làm Sao Biết Ung Thư Vú Thuộc Loại Nhạy Cảm Với Kích Thích Tố Nữ Hay
Không?
Có những cách thử nghiệm tế bào đặc biệt để quyết định việc này. Khi các bác sĩ
làm sinh thiết hay cắt bướu ung thư vú ra khỏi cơ thể, những mẫu tế bào hay mô
bướu ung thư vú này sẽ được gửi tới phòng thử nghiệm bệnh lý học (hay còn gọi
là giải phẫu bệnh học, hay mô bệnh học). Ở đây, các bác sĩ chuyên môn về khoa
bệnh lý học sẽ khảo sát tế bào và mô dưới kính hiển vi để định bệnh xem có phải
thực là ung thư hay là bướu lành. Nếu là ung thư thì thuộc loại gì. Ngoài ra, với
ung thư vú, họ còn cho thử nghiệm đặc biệt để xem các tế bào ung thư vú này có
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
bộ thụ cảm (receptor) của estrogen hay progesterone hay không. Dưới đây tôi xin
trình bày một cách giản dị cơ cấu họat động của bộ thụ cảm.
Mỗi tế bào trong những cơ phận có chứa rất nhiều những cấu trúc đạm chất
(protein structures ) nhỏ li ti khác nhau được gọi là những “bộ thụ cảm”
(receptors). Những bộ thụ cảm hoạt động như những “ổ khóa” của những tế bào và
được vận hành bằng những “chìa khóa” là những kích thích tố. Khóa nào thì có
chìa đó để phát động cái máy làm việc và vận chuyển nhà máy tế bào qua những
tín hiệu phức tạp khác nhau. Chất estrogen chỉ tác động vào bộ thụ cảm estrogen,

và progesterone có tác dụng vào bộ thụ cảm của progesterone. Có khi những bộ
thụ cảm này là cửa ngõ để các kích thích tố vào trong tế bào và ảnh hưởng trực
tiếp tới những bộ máy của các tế bào này. Khi các kích thích tố vào được các tế
bào nhờ đi qua các bộ thụ cảm, bộ máy của tế bào sẽ bắt đầu làm việc. Các yếu tố
di truyền (gene) thích hợp sẽ được kích thích để làm ra những hợp chất cần thiết
cho sự tăng trưởng và sinh sản của các tế bào. Thí dụ như khi phụ nữ còn trong
thời kỳ có thể sinh sản được, hàng tháng, estrogen và progesterone sẽ ảnh hưởng
vào các tế bào vú cũng như tử cung qua các bộ thụ cảm. Những tế bào của các cơ
phận này sẽ trở nên lớn hơn và nhiều hơn để chuẩn bị cho việc thụ thai và cho con
bú. 75% các ung thư vú cũng có thể vẫn giữ được khả năng chế tạo ra bộ thụ
cảm estrogen và progesterone. Những ung thư vú này sẽ chịu ảnh hưởng tăng
trưởng của estrogen và progesterone. Có những loại thuốc có thể làm ngăn chặn
những ảnh hưởng tăng trưởng này và được sử dụng để chữa ung thư vú. Bộ thu
cảm của estrogen gọi là estrogen receptor (ER) và của progesterone gọi là
progesterone receptor (PR).
Các bác sĩ sẽ xem xét độ dương tính của ER hay PR trong ung thư vú của bệnh
nhân. Nếu có dương tính thì sẽ xem xét xem cao hay thấp như thế nào. Dương
tính cho ER hay PR càng cao bao nhiêu, cơ hội bệnh chịu thuốc kích thích tố càng
cao bấy nhiêu. Nếu thử nghiệm cho thấy ung thư hoàn toàn âm tính cho ER và PR,
Giáo án y khoa về bệnh ung thư
tức là không có bộ thụ cảm cho estrogen và progesterone, phương pháp điều khiển
kích thích tố sẽ không có hiệu quả gì hết cho người bệnh này.
Vì thế, có nhiều phụ nữ có ung thư vú được bác sĩ cho uống thuốc điều khiển kích
thích tố nữ, mà nhiều phụ nữ khác lại không được cho uống. Nếu quý vị mắc bệnh
ung thư vú, nên tham khảo kỹ càng bác sĩ điều trị xem mình có thể được điều trị
bằng cách điều khiển kích thích tố nữ hay không, vì đây là một cách chữa rất có
hiệu quả cho những bệnh ung thư vú có ER hay PR.
Tùy theo trường hợp, các thứ thuốc hiện được dùng để chế ngự ảnh hưởng của
kích thích tố trên ung thư vú gồm có Novaldex (tamoxifen) , Fareston
(toremifene), Arimidex (anastrozole), Femara (letrozole), Aromasin (exemestane),

Faslodex (fulvestrant), Megace (megestrol), Zoladex (goserelin) hay Lupron
(leuprolide). Những thuốc này có cách tác dụng khác nhau và được dùng cho
những trường hợp khác nhau. Các bác sĩ chuyên môn về ung thư sẽ phải quyết
định xem bệnh nhân có cần thuốc hay không, và nếu cần, thuốc nào thích hợp nhất
cho bệnh nhân đó.
KẾT LUẬN:
Ung thư vú có thể chữa lành được nếu truy tầm sớm và chữa trị đúng cách. Xin
quý phụ nữ nhắc nhở các bác sĩ gia đình thực hiện những chương trình truy tầm
ung thư vú cho quý vị.

×