Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giáo trình Nghiên cứu thị trường Công nghệ thông tin - Bài 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.19 KB, 17 trang )



Bài 5: Định giá sản phẩm và
dịch vụ của bạn

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn phải quyết định là xác định giá cả
cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu giá quá cao hoặc quá thấp thì rất dễ bỏ lỡ
cơ hội để phát triển công việc kinh doanh. Trong trường hợp tồi tệ hơn, bạn có thể
gặp rắc rối trước hết với doanh số, sau đó là hình ảnh nhãn hiệu bị suy giảm trong
suy nghĩ của khách hàng.
Chiến lược giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với chiến lược
kinh doanh cũng như chiến lược nhãn hiệu và định vị.
Một vấn đề quan trọng là cả giá của sản phẩm/dịch vụ và mức doanh số mà bạn
muốn đạt được tại mức giá này sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn cũng
cần phải theo dõi các đối thủ cạnh tranh để xem liệu giá sản phẩm của bạn có tính
cạnh tranh không trong khi vẫn bảo đảm được sự khác biệt về hình hành sản
phẩm.
Tài liệu hướng dẫn này nhằm giúp bạn hiểu được các chiến lược và chiến thuật giá
cả khác nhau và các công cụ thay đổi giá để đảm bảo rằng giá sản phẩm của bạn
phù hợp với các yếu tố khác trong chiến lược marketing đồng thời vẫn bảo đảm
khả năng sinh lời.

5.1. Sự khác biệt giữa chi phí và giá trị


Để doanh nghiệp làm ăn có lãi, bạn cần hiểu được sự khác biệt giữa chi phí và giá
trị.
Chi phí là tổng số tiền chi cho sản xuất và cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ là giá trị mà khách hàng nghĩ rằng họ sẽ có
được do sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Ví dụ, giả sử chi phí của một chai nước tinh khiết được bán ở sân vận động tỉnh là


1.000 đồng, trong đó gồm 500 đồng chi phí sản xuất, 200đ đóng chai và 300đ vận
chuyển. Tuy nhiên, giá trị của sản phẩm đối với khách hàng đang khát sau một
trận đá bóng nóng nực và mất nước cao hơn nhiều so với chi phí của sản phẩm đó,
4.000 VND.

Cần phải xác định giá cho sản phẩm hay dịch vụ dựa vào giá trị của lợi ích mà sản
phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách hàng, đồng thời lưu ý cả mức giá của sản
phẩm cạnh tranh. Tuy nhiên, ngay khi doanh nghiệp bạn định giá trên cơ sở giá trị
thì cũng phải lưu ý tới chi phí vì đôi khi giá trị của sản phẩm có thể thấp hơn chi
phí.

Để tối đa hóa lợi nhuận, cần phải xác định:
 Lợi ích mà khách hàng có được do tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn. Cần phải lưu ý rằng đó là lợi ích chứ không phải đặc tính của sản
phẩm hay dịch vụ.
 Khách hàng đánh giá giá trị của lợi ích thu được do sử dụng sản phẩm của
bạn như thế nào. Nên nhớ rằng đó là giá trị do khách hàng nhận thức được


và có thể thay đổi do các nhân tố bên trong hoặc bên ngoài tác động tới suy
nghĩ của khách hàng như mức độ cấp thiết của nhu cầu (họ có thực sự cần
sản phẩm của bạn không) hoặc mức độ sẵn có của các sản phẩm cùng loại
khác.
 Khách hàng dùng tiêu chuẩn gì để đánh giá sản phẩm của bạn khi đưa ra
quyết định mua hàng, như tính năng của sản phẩm, thời gian giao hàng, hay
độ tin cậy của dịch vụ khách hàng. Thời gian phục vụ một bữa ăn ở nhà
hàng là rất quan trọng đối với một người bận rộn cần ăn nhanh nhưng
không quá quan trọng với người muốn có một khoảng thời gian thư giãn
khi ăn ở nhà hàng.


5.2. Chi phí cố định và chi phí biến đổi

Để kinh doanh có lãi, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải bù đắp được các khoản
chi phí. Do đó, tính toán chính xác chi phí đóng vai trò quan trọng trong định giá.
Các khoản chi phí có thể phân thành 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất
hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi
vay.

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh
số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi
phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi


cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không
đổi.

Giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ phải cao hơn chi phí biến đổi để sản xuất và bán
sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tất cả những đơn đặt hàng sẽ góp phần thanh toán các
khoản chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp không thể định giá
cao hơn, ví dụ như nếu muốn có thêm một khách hàng mới - người rất quan tâm
tới giá cả thì có thể đưa ra mức giá thấp hơn giá thông thường nhưng ít nhất là
phải bằng chi phí biến đổi.

Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất xà phòng có chi phí biến đổi là 6.000 đồng / gói
và tổng chi phí cố định là 400.000.000đ mỗi năm. Nếu mỗi năm doanh nghiệp bán
được 160.000 gói xà phòng thì mỗi gói xà phòng bán ra cần ít nhất là 2.500đ.
(400.000.000đ/160.000) để góp phần bù đắp chi phí cố định nếu không muốn thua
lỗ.


Với thông tin trên đây về cơ cấu chi phí, có thể tính được kết quả tại các mức giá
khác nhau như sau:
 Nếu doanh nghiệp bán xà phòng với giá thấp hơn 6.000đ/gói (chi phí biến
đổi của mỗi gói), thì sẽ bị lỗ trên mỗi gói bán ra và không thể bù đắp được
chi phí cố định.
 Bán 160.000 gói với mức giá 6.000đ/gói, công ty sẽ bị lỗ 400.000.000đ
mỗi năm và không thể bù đắp được chi phí cố định.


 Nếu doanh nghiệp bán với giá 8.500đ thì sẽ đạt tới điểm hòa vốn tại mức
doanh số bán 160.000 gói được bán ra, (8.500đ - 6.000đ= 2.500đ) x
160.000 = 400.000.000đ = chi phí cố định).
 Bán xà phòng với giá 10.000đ, doanh nghiệp sẽ có lời khi bán được 80.000
gói, (10.000đ - 6.000đ = 4.000đ) x 160.000 = 640.000.000đ (cao hơn
240.000.000đ so với chi phí cố định).
 Nếu bán được nhiều hơn hoặc ít hơn 80.000 gói, thì lợi nhuận sẽ cao hơn
hoặc thấp hơn tương ứng.

5.3. Định giá theo chi phí và định giá theo giá trị
Khi đưa ra quyết định định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể cân nhắc giữa
hai phương pháp định giá cơ bản: định giá theo chi phí and định giá theo giá trị.
Chọn phương pháp nào tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, các nhân tố tác động
tới hành vi mua bán của khách hàng và mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh của bạn.


Phương pháp định giá theo chi phí
Phương pháp này tính toán chi phí sản xuất và cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ và
cộng thêm phần trăm lợi nhuận mà bạn mong muốn.




Phương pháp định giá này thích hợp hơn với các doanh nghiệp lớn sản xuất quy
mô lớn hoặc những doanh nghiệp hoạt động trên một thị trường chủ yếu bằng giá.

Phương pháp định giá theo chi phí không tính đến hình ảnh nhãn hiệu và vị thế thị
trường của bạn. Hơn nữa, bạn có thể quên khoản chi phí ngầm vì thế l ợi nhuận
thực sự thường thấp hơn mức dự toán .

Phương pháp định giá theo giá trị
Phương pháp định giá này xác định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức mà bạn
cho rằng khách hàng sẵn sàng trả, căn cứ vào những lợi ích họ có được từ việc tiêu
dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu áp dụng phương pháp định này, cần cân
nhắc những lợi ích có thể mang lại cho khách hàng và đánh giá của khách hàng về
những lợi ích đó chứ không phải là các đặc tính của sản phẩm.

Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng các lợi ích rõ rệt, được họ
chấp nhận và đánh giá cao thì bạn có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Do
đó, có thể đề nghị khách hàng mức giá cao tương xứng với giá trị mà sản phẩm
hoặc dịch vụ mang lại. Mặc dù phương pháp này có thể mang lại lợi nhuận cao
nhưng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với khách hàng tiềm năng là những
người nhạy cảm với giá và có thể tạo ra một khoảng trống thị trường cho các đối
thủ mới



Ví dụ, là các sản phẩm giống nhau được sản xuất bởi một công ty - An Phước với
dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng như nhau nhưng một chiếc áo
sơ mi có nhãn Pierre Cardin được bán với giá gấp đôi so với chiếc áo có nhãn An
Phước. Hai sản phẩm có cùng đặc tính nhưng lợi ích khác nhau. Sự khác biệt giữa

hai sản phẩm cho thấy sự khác nhau về lợi ích và giá trị vô hình mà các sản phẩm
mang nhãn hiệu Pierre Cardin có thể mang lại cho khách hàng lớn hơn của An
Phước.


5.4. Bảng giá, giá ước tính, báo giá và giá dự thầu
Bất kể bạn bán thứ gì cho khách hàng, bạn phải cung cấp cho khách hàng các mức
giá của sản phẩm hoặc dịch vụ. Có nhiều cách để làm điều đó.

Bảng giá
Thông thường, bạn phải cung cấp một bảng giá giá chuẩn áp dụng cho tất cả các
khách hàng. Cách làm này phần lớn được áp dụng ở những công ty bán sản phẩm
theo danh mục tương đối cố định. Tuy nhiên, cách này cũng có thể sử dụng làm cơ
sở tính toán giá cho những trường hợp ngoại lệ.

Bạn nên ghi rõ ngày tháng vào bảng giá và ghi rõ thời hạn áp dụng bảng giá đặc
biệt trong trường hợp khách hàng có xu hướng sử dụng bảng giá đó lâu dài. Bạn
cũng có thể ghi rõ “giá trong bảng giá có thể thay đổi mà không báo trước”.



Nếu doanh nghiệp bạn bán sản phẩm cho người tiêu dùng cá nhân, nên gồm cả
thuế VAT trong bảng giá. Nếu khách hàng là tổ chức hoặc doanh nghiệp, nên cung
cấp mức giá chưa có VAT.

Nên chỉ rõ các khoản chi phí giao hàng, đóng gói hoặc bưu điện trong giá. Hơn
nữa, bảng giá của bạn có thể hấp dẫn khách hàng nếu đề cập tới ghi rõ các chương
trình giảm giá/khuyến mại áp dụng cho các sản phẩm thích hợp.

Báo giá và giá ước tính

Bạn cũng có thể cung cấp các mức giá tùy biến đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ
thể mà một khách hàng muốn mua như dịch vụ vệ sinh văn phòng Trong trường
hợp đó, bạn có thể cung cấp một bản giá ước tính hoặc báo giá.

Báo giá là một bản chào giá cố định mà bạn không thể thay đổi khi khách hàng đã
chấp nhận, kể cả trong trường hợp bạn làm nhiều việc hơn dự kiến. Trong trường
hợp không chắc chắn về khối lượng công việc, bạn nên chuyển cho khách hàng
một bản giá ước tính. Cũng nên chỉ rõ trong báo giá những công việc đã bao gồm
trong mức giá đó và những công việc làm thêm ngoài phạm vi sẽ phải thanh toán
thêm tiền.



Giá ước tính là số ước lượng gần đúng chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng
không bắt buộc. Bạn nên ước lượng nhiều mức giá tùy vào các tình huống khác
nhau, trong đó có cả tình huống xấu nhất. Bằng cách này, khách hàng sẽ không bị
bất ngờ trước mức chi phí thực tế mà họ phải trả.



Giá dự thầu
Các công ty bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng tổ chức hoặc khu vực
công cộng có thể phải cạnh tranh với nhau để có được hợp đồng bằng cách đệ
trình một hồ sơ dự thầu. Mặc dù tương quan giữa giá trị với giá cả của gói thầu là
quan trọng nhưng cách bạn định giá gói thầu có thể được xem xét trong quá trình
lựa chọn của khách hàng.

Khi tham gia dự thầu, doanh nghiệp của bạn được giả định là sẽ cam kết với mức
giá trong hồ sơ thầu trong trường hợp được chấp nhận. Do đó, bạn cần kiểm tra lỹ
lưỡng những thông tin trong thông báo mời thầu và tài liệu hướng dẫn dự thầu -

thường chỉ rõ cách trình bày các khoản chi phí để thuận tiện cho khách hàng trong
việc so sánh các hồ sơ thầu như phân theo chi phí của các cấu phần, thời gian và
chi phí nhân viên, thời gian và chi phí quản lý, ước tính các khoản chi phí có thể
hoàn lại.

5.5. Xây dựng chiến lược giá


Thông thường, giá cao tạo ra cảm giác về sản phẩm cao cấp của khách hàng. Do
đó, nên cân nhắc liệu giá có thể giúp xây dựng hình hành phù hợp với các khách
hàng mục tiêu và làm cho họ mua hàng của bạn không. Một câu hỏi khác là khách
hàng có nhạy cảm với giá không? Do đó, cần phải quan tâm tới tất cả các yếu tố
đó khi quyết định chiến lược giá. Xem hướng dẫn ở phần chiến thuật giá

Thông thường, bạn không phải là nhà cung cấp duy nhất trên thị trường. Do đó,
cần phải biết các mức giá mà đối thủ cạnh tránháp dụng cho các khách hàng của
họ. Có thể yêu cầu nhân viên hoặc nhờ bạn bè gọi cho các đối thủ và hỏi họ để lấy
bảng giá. Thông tin này có thể làm cơ sở cho quyết định định giá của bạn.

Bạn không nên đặt giá quá cao hoặc quá thấp so với đối thủ cạnh tranh mà không
có lý do chính đáng. Một mức giá quá thấp có thể làm cho bạn bị lỗ còn giá quá
cao có thể làm cho khách hàng rời bỏ công ty của bạn, trừ khi sản phẩm hoặc dịch
vụ của bạn có thể mang lại cho họ lợi ích đặc biệt mà họ không thể có được từ các
sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp khác.

Có thể áp giá khác nhau đối với các khách hàng khác nhau, ví dụ như giá thấp hơn
cho những người mua thường xuyên, hoặc mua các sản phẩm bổ sung hay liên
quan tới sản phẩm họ đã mua của bạn như một hình thức cảm ơn sự trung thành
của họ.


Bạn cũng cần cân nhắc chi phí để làm hài lòng khách hàng. Nếu chi phí cao hơn
thì có lãi thấp hơn trừ khi bán chúng với giá cao hơn. Ví dụ, bán hàng cho một


khách hàng vãng lai sẽ tốn chi phí hơn bán sản phẩm đó cho khách hàng thường
xuyên.

Bạn cũng phải quyết định phương pháp định giá nào – đinh giá theo chi phí hay
định giá theo giá trị phù hợp hơn với doanh nghiệp bạn. Xem phần hướng dẫn về
định giá theo chi phí so với định giá theo giá trị.

Cần lưu ý rằng bạn phải bảo đảm là giá mà bạn đưa ra phải bù đắp được chi phí và
mang lại một khoản lợi nhuận. Bạn cũng nên thay đổi giá nếu thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi thay đổi giá mặc dù đó là quyết
định của chính bạn. Giảm giá thì dễ nhưng tăng giá trở lại thì khó hơn nhiều.

5.6. Các chiến thuật định giá

Chiết khấu
Một trong những chiến thuật định giá thông thường là chiết khấu – bán sản phẩm
với giá thấp hơn giá thông thường vì một lý do đặc biệt. Bạn có thể là chiết khấu
để bán hết số hàng tồn kho hoặc chiết khấu cho khách hàng mua nhiều. Bằng cách
bán một lúc nhiều sản phẩm hơn, bạn có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn vì chi
phí thấp hơn.



Vấn đề quan trọng khi chiết khấu là nên tìm một lý do đặc biệt để chiết khấu.
Bằng cách đó, bạn sẽ dễ dàng bán sản phẩm với giá thông thường sau đó. Ví dụ,
bạn có thể chiết khấu trong những dịp đặc biệt như Noel, Tết, ngày nhà giáo hoặc

các sự kiện đặc biệt khác.

Ví dụ, vào Lễ hội Mua sắm Tết 2005 ở Công viên Tao Đàn, TP. Hồ Chí Minh, ,
nhiều công ty dệt may đã đưa ra các chương trình chiết khấu lớn. Tại lễ hội này.
May Phương Đông bớt giá cho sản phẩm của họ, ví dụ như từ 89.000đ xuống
40.000đ cho 1 áo sơ mi trắng. Nino Maxx giảm 30%-50% giá quần cho thanh niên
cùng với gói quà xinh xắn. Legamex giới thiệu 25 sản phẩm mới với mức giá thấp
hơn 15%-25%; Các nhãn hiệu có cao cấp như Pierre Cardin và An Phước cũng
chiết khấu 10%.

Tuy nhiên, nên cẩn thận khi chiết khấu. Nếu chiết khấu quá nhiều hoặc quá thường
xuyên, các khách hàng có thể băn khoăn đâu là giá thật của sản phẩm hoặc xem
sản phẩm của bạn như một sự lựa chọn rẻ tiền, khiến sau này bạn khó bán với mức
giá thật.

Định giá lẻ
Chiến thuật thường được những người bán lẻ áp dụng - đặt giá kiểu 19.990đ thay
vì 20.000đ - có thể có ích cho bạn nếu giá quan trọng đối với khách hàng của bạn
khi đưa ra quyết định mua hàng. Chiến thuật này có thể tạo ra một mức giá thấp về
mặt tâm lý trong suy nghĩ của khách hàng. Hơn nữa, bán sản phẩm của bạn tại


mức giá 19.900đ thay vì 20,000đ không chênh nhau nhiều nhưng khi khách hàng
mua với khối lượng lớn thì họ sẽ tiết kiệm được một khoản tương đối.

Siêu thị điện thoại di động Thế giới Di động (www.thegioididong.com) áp dụng
chiến thuật này cho các sản phẩm điện thoại di độngvà PDAs. Ví dụ, O2 XDA Iii
có giá 14.629.000đ, HP 6515: 12.099.000đ, Nokia N90: 10.979.000đ, hoặc Sony
Ericsson W900i: 12.399.000đ.


Định giá hòa vốn
Chiến thuật này đề cập tới việc bán một sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức giá rất thấp
chỉ phục vụ mục tiêu thu hút khách hàng mới. Cách này có thể áp dụng cho một số
sản phẩm của bạn hoặc hoặc áp dụng với khách hàng mới và sau đó quay lại mức
giá thông thường. Bằng cách này, đôi khi có thể định giá ở mức chi phí nhưng chỉ
trong thời gian ngắn.

Định giá hớt váng sữa
Định giá hớt váng sữa là bán sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức giá cao nếu sản phẩm
hoặc dịch vụ của bạn có lợi ích hoặc đặc tính độc đáo. Do đó, khi sản phẩm hoặc
dịch vụ không còn tính độc đáo do có các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự thì sẽ
giảm dần giá bán. Các mẫu điện thoại di động cao cấp thường được bán ra thị
trường theo chiến lược giá này như O2 XDA III, Nokia 9500 hoặc Sony Ericsson
P900i.



Định giá thâm nhập thị trường
Định giá thâm nhập thị trường ngược lại với định giá hớt váng sữa – bạn bắt đầu
với mức giá thấp để có được thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi có đủ
số khách hàng trung thành thì có thể tăng giá bán. Xem hướng dẫn về tăng và giảm
giá.

5.7. Thay đổi giá

Không có sản phẩm nào có giá không đổi trong suốt vòng đời sản phẩm. Do đó
đôi khi bạn phải thay đổi mức giá. Nhưng trước khi làm điều đó thì phải đánh giá
tác động của sự thay đổi giá tới lợi nhuận. Nên xem xét cả các ảnh hưởng của sự
thay đổi giá tới doanh số cũng như lợi nhuận cận biên.


Khi tăng giá, tổng lợi nhuận vẫn có thể tăng mặc dù số lượng sản phẩm bán ra
giảm. Khi quyết định tăng giá, bạn phải có một lý do hợp lý để giải thích với
khách hàng tại sao bạn tăng giá. Lý do chính đáng cho sự tăng giá có thể là mang
lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng, ví dụ có sự cải tiến chất lượng dịch vụ khách
hàng hoặc tăng thời gian bảo hành.

Bạn cũng có thể xem xét cách thức để tăng giá ngầm. Ví dụ, có thể giới thiệu các
sản phẩm hoặc dịch vụ mới, giá cao với nhiều tính năng hơn hoặc giảm tính năng
trong khi giữ nguyên giá. Tuy nhiên, tăng giá ngầm có thể dẫn tới nguy cơ phản


ứng bất lợi từ khách hàng nếu họ nhận ra bạn đã thực sự tăng giá mà họ không
biết.

Bạn không bao giờ nên thực hiện việc giảm giá nhẹ. Giá thấp thường bị đánh đồng
với chất lượng dịch vụ suy giảm, có thể hủy hoại hình ảnh của công ty.

Nên tập trung vào tăng lợi nhuận hơn là giảm giá để tăng doanh số. Nói chung các
khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ vì lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn
mang lại cho họ với mức giá phù hợp chứ không phải chỉ vì giá cả.

5.8. Ví dụ về định giá

Sử dụng bảng giá tại Công ty TNHH Trần Anh.
Công ty TNHH Trần Anh là một công ty kinh doanh máy tính, bao gồm sản xuất,
lắp đặt, phân phối máy tính cũng như các dịch vụ liên quan.

Trong hoạt động kinh doanh, Trần Anh thường cung cấp cho khách hàng thông tin
về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Giống như các công ty máy tính khác, Trần
Anh luôn cung cấp bảng giá sản phẩm cập nhật hàng ngày do sự thay đổi nhanh

chóng của thị trường máy tính. Bảng giá thường có sẵn để cung cấp cho khách
hàng tại các cửa hàng của Trần Anh hoặc tải về từ trang web của công ty.



Trong bảng giá, luôn có thông tin về ngày hiệu lực của bảng giá, các thông tin chi
tiết khác như thời kỳ bảo hành, hình thức bảo hành (ví dụ như bảo hành của Trần
Anh hay bảo hành của nhà sản xuất, hiện trạng của sản phẩm, những tính năng và
các mức giá bằng đôla (như ở các công ty máy tính khác) và đồng Việt nam.
Những mức giá này bao gồm cả VAT. Trong danh mục cũng có chú thích là “giá
trong bảng giá có thể thay đổi mà không cần thông báo trước”.



Báo giá ở W3Soft
W3Soft là một công ty nhỏ hoạtt động trong lĩnh vực xây dựng phần mềm và trang
web với khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Vì phần mềm và trang
web là những sản phẩm có tính cá thể hóa cao giữa các khách hàng khác nhau nên
W3Soft luôn luôn sử dụng báo giá để cung cấp thông tin về giá cả dịch vụ cho
khách hàng. Ví dụ như báo giá xây dựng trang web.

Đối với một trang web thông thường như trang web doanh nghiệp với các thành
phần cơ bản như trang chủ, trang tin, banner quảng cáo, biểu trưng, trang liên hệ,
W3Soft gửi một nhân viên tới tìm hiểu nhu cầu của khách hàng sau khi nhận được
yêu cầu từ khách hàng. Sau đó nhân viên đó lập ra bản báo giá căn cứ vào thông
tin về nhu cầu của khác hàng và các mức giá cơ bản đối với thành phần khác nhau
đã được ấn định bởi công ty như trang chủ, trang tin, banner quảng cáo và module


quản lý banner, trang liên hệ và bộ đếm số lượng truy cập sau khi được sự phê

chuẩn của công ty.

×