Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

VẬT LÝ TRỊ LIỆU THẦN KINH CỘT SỐNG & CƠ - KHỚP pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.69 KB, 28 trang )

VẬT LÝ TRỊ LIỆU THẦN KINH CỘT
SỐNG & CƠ - KHỚP

GIỚI THIỆU CHUNG
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là phương pháp an toàn nhất trong điều trị
triệu chứng và nguyên nhân gây đau liên quan tới cột sống và thần kinh-cơ - khớp
mà không phải uống thuốc. Phương pháp này giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác
nhau liên quan ảnh hưởng chức năng thần kinh từ cột sống, đặc biệt hiệu quả với
các bệnh lý mạn tính có thương tổn từ cột sống, nguyên nhân gây đau khu trú
thường trực tại điểm cột sống bị thương tổn, và cả những điểm thương tổn lan
truyền theo đường đi của các rễ thần kinh.
Cột sống chứa ống tuỷ là nơi xuất phát của các rễ thần kinh vận động, cảm xúc và
sinh dưỡng, dẫn truyền thông tin giữa não bộ và các bộ phận chức năng trong cơ
thể. Các rễ thần kinh này chi phối và liên quan đến một bộ phận, một vùng da mà
chúng tiếp nhận kích thích chức năng. Nếu có hiện tượng di lệch vị trí một hoặc
nhiều đốt sống (sai khớp) hoặc một tổn thương liên quan tới cột sống thì có thể sẽ
trực tiếp hoặc gián tiếp ức chế hoạt động của rễ thần kinh liên quan, do vậy ảnh
hưởng tới hoạt động chức năng nó chi phối, hoặc là nguyên nhân kích thích phát
sinh bệnh lý.
Bác sỹ, kỹ thuật viên trị liệu cột sống thực hiện đồng bộ thăm khám, chẩn đoán và
điều trị các bệnh lý đau liên quan tới cột sống và thần kinh-cơ - khớp theo các
phương pháp trị liệu từ ngoài da và các tác động cơ học, thường không phải uống
thuốc. Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực tế một số phương pháp điều trị của
các nước trên thế giới, chúng tôi tổng hợp một số nội dung phục vụ hoạt động hợp
tác với mong muốn ứng dụng nhiều hơn các kỹ thuật điều trị trong chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
TRỊ LIỆU THẦN KINH CỘT SỐNG & CƠ - KHỚP LÀ GÌ ?
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp yêu cầu chuyên sâu điều trị các ảnh hưởng
chức năng thần kinh cột sống nên chúng tôi tập trung phát triển kỹ thuật trị liệu lấy
điều trị cột sống làm trọng tâm, ứng dụng, tham khảo và phát triển các kỹ thuật tác
động cột sống, nắn chỉnh cột sống của Việt Nam và một số nước trên thế giới, làm


phong phú phương pháp điều trị của chúng tôi.
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là một trong những phương pháp chăm sóc
sức khoẻ rất an toàn và hiệu quả nếu thực hiện đúng kỹ thuật, đúng đối tượng bệnh
điều trị, cho những kết quả điều trị rất tích cực đối với một số bệnh lý liên quan cơ
- xương - khớp, đây là phương pháp mang tính điển hình trong chữa trị triệt để và
phục hồi chức năng thần kinh và vận động trong nhóm bệnh lý này, đặc biệt với
các bệnh lý mạn tính. Tuy nhiên, trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp đòi hỏi đ-
ược thực hiện một cách khoa học, yêu cầu kinh nghiệm lâm sàng do có những đặc
thù riêng.
Phát triển trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trong điều trị một số bệnh liên
quan, đặc biệt các bệnh mạn tính liên quan thần kinh-cơ - khớp, được cho là rất an
toàn, có thể mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm và dễ triển khai thực hiện kể cả y tế
cấp cơ sở. Điều quan trọng là có thể ứng dụng và triển khai phục vụ chăm sóc sức
khoẻ tại mỗi gia đình, cơ sở y tế, góp phần chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là kỹ thuật điều trị chuyên ngành đang đ-
ược giảng dạy ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc và nhiều nước
Châu Âu. Việc tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngoài việc phải thực
hiện trên cở sở khoa học dựa trên kiến thức tổng hợp nhiều chuyên ngành, còn cần
kinh nghiệm và khả năng từng con người. Kế thừa những giá trị của các phương
pháp điều trị, các bác sỹ, kỹ thuật viên điều trị ngày nay có thể tiếp cận tốt hơn
trong nội dung điều trị này dựa trên nền tảng kết hợp tổng hợp kiến thức các
chuyên môn y học hiện đại. Trong đó, cơ sinh học là mảng lý thuyết quan trọng đ-
ược ứng dụng trong trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp.
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp với các phép kỹ thuật tác động cơ học qua
hệ da có thể điều chỉnh phản xạ thể dịch thần kinh (hoặc làm thay đổi cục bộ), dẫn
tới thay đổi thể dịch thần kinh ở toàn thân, giảm co thắt cục bộ,… Ngoài ra, còn có
thể thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, có thể thúc đẩy huyết mạch ngoại vi, giảm lực
cản huyết mạch, có lợi cho tuần hoàn huyết dịch, có lợi khai phóng đường thông
mao mạch tuần hoàn. Tuần hoàn mao mạch là nơi trao đổi chất dinh dưỡng và đổi

cũ thay mới, do đó sẽ có lợi đổi cũ thay mới cho các tổ chức, xúc tiến phục hồi tổ
chức tổn thương.
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp đã và đang góp phần làm phong phú thêm
các cơ sở lý luận điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, việc điều trị để đạt được hiệu
quả cao còn nhiều mặt mang tính kinh nghiệm mà tiếp tục cần được nghiên cứu và
tiếp cận với những phương pháp tích cực hơn, vì trị liệu thần kinh cột sống & cơ -
khớp được áp dụng trên đối tượng riêng, cách tiếp cận mang tính đặc thù. Bên
cạnh đó, cũng chưa giải thích được một cách biện chứng những kết quả điều trị
trong quá trình thực hiện và tiếp tục cần nghiên cứu phát triển.
TRỊ LIỆU THẦN KINH CỘT SỐNG & CƠ - KHỚP CHỮA BỆNH GÌ ?
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp được áp dụng để điều trị tích cực các sai
lệch khớp và đốt sống, hỗ trợ giảm co thắt cơ cục bộ; từ đó mà có tác dụng giảm
đau, giúp thay đổi tuần hoàn huyết dịch mà hướng tới phục hồi các tổn thương
đang tồn tại, phục hồi kiểm soát cơ thể của hệ thần kinh và vận động, đưa sức
khoẻ thể chất và tinh thần con người về trạng thái cân bằng nhất. Phương pháp trị
liệu này tập trung trên cơ sở lý luận biện chứng, mục đích là hướng tới sự vận
hành tốt của hệ thần kinh, đảm bảo cân bằng cho hệ vận động. Các đối tượng cần
kiểm soát là hệ thần kinh với hơn 30 bộ thần kinh từ não bộ chạy khắp cơ thể, chi
phối, kiểm soát từng bộ phận chức năng khác nhau, cũng như các tổ chức cơ - xư-
ơng - khớp. Kỹ thuật chuyên khoa về trị liệu cũng đưa ra cơ chế dùng tác động cơ
học để giải toả các tổn thương tồn tại mạn tính, đây được xem là những điểm mấu
chốt trong thực hiện các phép kỹ thuật điều trị.
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là nhằm phục hồi chức năng cho gân cốt,
các khớp xương. Với lý luận rằng tổn thương tại những tổ chức mềm như điểm
bám của cơ thịt, dây chằng, màng gân, túi hoạt dịch,… nếu không kịp thời xử lý
hoặc không điều trị triệt để, tổ chức thương tổn sẽ bị dính kết ở mức độ khác nhau,
hoặc phát triển thành mạn tính. Nếu được tác động sẽ giải trừ các cơn co thắt hoặc
co rút cơ bắp, ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh mạn tính.
Cơ lý của phương pháp trị liệu này là: gia tăng cục bộ tuần hoàn huyết dịch, làm
cho vùng đó được gia nhiệt. Được kích thích vừa đủ sẽ co hẹp cơn đau cục bộ.

Kéo dãn đầy đủ cho cơ bắp đang bị kéo căng, hoặc co rút từ đấy mà giải toả căn
thẳng, co rút để giảm đau. Nắn chỉnh xương khớp, tác động thụ động và chủ động
để điều chỉnh đối tượng theo chủ định tránh các tác động không tích cực lên hệ
thần kinh.
Kết quả đạt được sau điều trị là có thể chữa trị tận gốc các tổn thương tại các tổ
chức cơ - xương - khớp, do vậy có thể loại bỏ được nguyên nhân gây ra các tổn
thương mạn tính tại các tổ chức cơ - xương - khớp, tránh được các tác động ảnh
hưởng tới hệ thần kinh và phát sinh bệnh lý liên quan.
Những nguyên nhân gây tổn thương tổ chức cơ - xương - khớp gồm có chủ quan
và khách quan, nguyên nhân chủ quan thường sinh ra do các vận động của con
người, nguyên nhân khách quan thường là nguyên nhân bệnh lý. Một tổn thương
có thể là tác động đến hệ thần kinh, sẽ là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp ảnh
hưởng chức năng chi phối, kiểm soát của luồng thần kinh chi phối bộ phận tương
ứng. Từ đó có thể là nguyên nhân phát sinh các bệnh lý khác nhau tại các tổ chức
đó mà điển hình là các chèn ép, các ảnh hưởng bệnh lý, các tổn thương mang tính
bệnh lý, Như vậy, nếu áp dụng điều trị kịp thời có thể ngăn chặn và chữa nhiều
bệnh liên quan đến các bộ phận của con người với nguyên nhân trên đây.
Như vậy, thực hiện tốt nội dung điều trị này có thể chữa bệnh tận gốc, ngăn chặn
nguyên nhân gây bệnh và giúp phục hồi sức khoẻ. Theo sơ đồ bệnh lý ảnh hưởng
liên quan cột sống và thần kinh - cơ - khớp thì có thể dùng phương pháp này để
chữa trị và ngăn chặn phát sinh hàng trăm bệnh lý liên quan tới thần kinh, tim
mạch,… với kết quả tốt trong điều trị và điều trị dự phòng các bệnh lý liên quan
thần kinh và thần kinh - cơ - khớp. (Tham khảo định khu tổn thương cột sống).
Các bệnh lý được điều trị hiệu quả bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống &
cơ - khớp cho thấy mọi lứa tuổi đều có thể là đối tượng cần được quan tâm chăm
sóc sức khoẻ. Ví dụ như đối với thai nhi, một tổn thương liên quan cột sống trước
và sau sinh có thể cần được điều trị để dự phòng các bệnh lý liên quan hô hấp và
tiêu hoá, về lĩnh vực này, chúng tôi sẽ dành một thời lượng khá lớn để đánh giá
sâu hiệu quả trong điều trị đối với từng bệnh lý với kinh nghiệm điều trị của BS/
KTV. Với nhóm người có độ tuổi lao động thì cần tham khảo thông tin lâm sàng

liên quan ảnh hưởng cột sống như đã trình bày ở trên.
CƠ SỞ ĐẠI CƯƠNG CỦA THĂM KHÁM, CHẨN ĐOÁN
Cơ sở quan trọng nhất của thăm khám là đánh giá tổng thể và chi tiết một tổn thư-
ơng đang tồn tại ở một tổ chức liên quan cột sống và cơ - xương - khớp và những
mối liên hệ giữa tổn thương này với triệu chứng trên lâm sàng, các ảnh hưởng
bệnh lý liên quan. Với đa số các bệnh lý liên quan cột sống và thần kinh - cơ -
khớp, dấu hiệu lâm sàng được quan tâm nhất là đau và tê gây ra trên một điểm,
một vùng hay vùng thay đổi. Cần phải đánh giá được tính độc lập hay tính hệ
thống của một tổn thương, của một hệ thống các tổn thương và quan hệ giữa các tổ
chức bị thương tổn qua dấu hiệu lâm sàng được phát hiện từ chủ quan và khách
quan.
Việc giải phẫu một tổ chức tổn thương để đánh giá bản chất cho chẩn đoán và tìm
phác đồ điều trị cần thực hiện kết hợp các thông số khác nhau để có thể xác định
được các tổ chức tổn thương ở những vị trí khác nhau trên cơ thể. Nguyên tắc cơ
bản khi tiến hành thăm khám người bệnh là phải biết bắt đầu từ chỗ đau, từ những
tổ chức bất thường có thể là đau tự phát hay quá tải. Theo quy luật và kinh nghiệm
thì một biểu hiện đau phải được đánh giá là một điểm, là một vùng rộng hay là
một dải căng cứng như sợi dây thừng, đau khi bất động hay vận động. Nhiệm vụ
người thăm khám là phải cùng với người bệnh để thể hiện được dấu hiệu đau về
mặt cấu trúc giải phẫu một cách rõ rệt, và mặt khác phải phân biệt giữa tổ chức
đau và phần lành xung quanh.
Tiến hành thăm khám phải đánh giá được vị trí cấu trúc đau bệnh lý theo nguyên
tắc nếu thăm khám một cơ thì phải bắt đầu từ nguyên uỷ cho tới gân bám tận thuộc
cơ đó. Việc thăm khám này giúp thầy thuốc nhận biết được đặc điểm và tính chất
của tổ chức đau, vì trong lúc thăm khám thầy thuốc luôn phải tập trung ý tưởng
vào một tổ chức nào đó như cơ, dây chằng hay phần mềm xung quanh theo sơ đồ
giải phẫu khu vực. Khi tiến hành thăm khám trên cơ thể thì giải phẫu khu vực luôn
thay đổi so với giải phẫu lý thuyết. Những kinh nghiệm lâm sàng trên những bệnh
nhân với rối loạn chức năng bệnh lý của cơ quan vận động có được là nhờ tính
kiên trì trong thực hành hàng ngày.

Một cơ sở quan trọng của thăm khám được cho là phụ thuộc vào cảm giác của cả
người thăm khám và người bệnh. Cảm giác của người thăm khám được đánh giá
dựa trên kiến trúc giải phẫu thực ở người bệnh bằng việc dùng một lực tác động và
kinh nghiệm cảm nhận qua da đối với các tổ chức cần thăm khám. Cơ sở để đánh
giá một tổ chức thăm khám phải được thực hiện qua giải phẫu trên khung xương
một cách đầy đủ bằng lực ấn, nắn đủ mạnh để có thể cảm nhận được bề mặt xương
hoặc có một bất thường đang tồn tại. Việc thăm khám không được dùng phép so
sánh với bên đối diện bởi vì tính chất của rối loạn thường biểu hiện toàn bộ hoặc
gần như đối xứng. Muốn dùng phép so sánh thì phải thực hiện trên cùng cấu trúc
giải phẫu và vùng để so sánh trên cùng một bên của cơ thể người bệnh.
Trước khi nghiên cứu sâu những chi tiết về triệu chứng bệnh lý của một tổ chức bị
thương tổn, chúng ta phải nhấn mạnh một lần nữa rằng, chất lượng thăm khám
phải đạt tới mức rất chính xác thì mới có chẩn đoán đúng. Khả năng chính xác này
chỉ có thể dựa vào việc thực hành và ứng dụng của từng người một, đôi khi không
phát hiện được gì chính lại là sự lĩnh hội không đầy đủ về kỹ thuật và hạn chế về
giải phẫu.
Như vậy, cơ sở của việc thăm khám thực hiện trên đối tượng cụ thể của nhóm
bệnh lý điển hình bao gồm phương pháp khoa học và kinh nghiệm. Đây là tính đặc
thù lý giải kết qủa điều trị khác nhau giữa các cơ sở y tế khác nhau trên cùng một
nhóm bệnh lý khi áp dụng thăm khám và điều trị.
KHÁI NIỆM - CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp làm phong phú và bổ sung cho các phương
pháp điều trị vật lý, điều trị bảo tồn và điều trị phục hồi trong một số bệnh lý liên
quan tới cột sống và thần kinh - cơ - khớp. Do những tai biến liên quan nên người
ta tách biệt từng hình thái, từng phép điều trị khác nhau để đánh giá và xem xét
một cách cẩn trọng. Trong đó, tập trung từng kỹ thuật điều trị liên quan tới cột
sống & thần kinh - cơ - khớp với từng bệnh lý cụ thể.
Nhiệm vụ Kỹ thuật viên điều trị là phải nắm vững một cách tuyệt đối những chống
chỉ định khi điều trị bằng phương pháp này. Người điều trị không chỉ công nhận
mà còn phải tuân thủ theo những chống chỉ định, bởi lẽ bên cạnh các kiến thức

quý báu về lâm sàng còn có những phương pháp khác để chống chỉ định như: điện
quang, xét nghiệm,…
Một số phép điều trị với kỹ thuật cổ điển như kéo nắn, điểm huyệt đặc trưng tuy
rất thịnh hành nhưng nhiều người điều trị tỏ ra rất hoài nghi, rất không tán thành
và coi thường bởi có thể khó phân biệt và đánh giá rõ ràng kết quả điều trị. Mặc dù
vậy, ngày càng nhiều bệnh nhân tìm đến các bác sỹ, kỹ thuật viên điều trị các
chứng đau và bệnh lý liên quan cơ - xương - khớp, đặc biệt là các ảnh hưởng chức
năng thần kinh cột sống. Kết quả mang lại là cảm giác dễ chịu, mất đi sự căng
cứng cơ, giảm đau sau mỗi lần điều trị nên cả thầy thuốc và bệnh nhân đều giảm đi
sự hoài nghi.
Tính hữu hiệu của phương pháp này không thể chứng minh một cách cụ thể được,
nhưng nó luôn tỏ ra rằng Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là phương pháp
đặc thù để điều trị những rối loạn chức năng của hệ vận động, tác động tích cực
đến hệ thần kinh, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động của người
bệnh.
Trong những năm gần đây, những thành công và thất bại trong phương pháp điều
trị này đã tìm cách cố gắng phân tích và lý giải trên cơ sở sinh lý học thần kinh,
còn những trường hợp bị dồn ép, những trường hợp bị bán trật khớp, hoặc tương
tự vẫn chưa giải thích được một cách chính xác. Với cách giải thích của sinh lý
thần kinh là sự chặn lại ở trước hạch đối với dây thần kinh cảm thụ bệnh lý hướng
tâm ở sừng sau tuỷ sống thông qua tác động của cơ quan cảm thụ cơ học do quá
trình điều trị gây nên. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy rằng sự chặn lại ở trước
hạch là do tính ức chế của chất Encélaphine tự do. Do vậy, với các thủ pháp kéo
nắn trong trường hợp dồn đĩa đệm (VD dồn ép đĩa đệm đốt sống cổ) có giải phóng
được không? hoặc là với mục đích dịch chuyển đĩa đệm thì có thực hiện được
không? hoặc qua kéo nắn có thể làm thư giãn đối với cột sống hoặc đối với rễ thần
kinh được không?. Điều đó vẫn chưa trả lời cụ thể được, cũng như vậy với phương
pháp ấn đĩa đệm trong lúc kéo nắn thì liệu đĩa đệm dịch chuyển được bao xa, cũng
chưa biết được cụ thể. Với cách lý giải trên, còn những vấn đề cần phải được giải
thích là tính thường xuyên của việc kéo nắn cột sống như thế nào, phòng ngừa khả

năng tái phát như thế nào?.
Mặc dù còn nhiều nội dung cần tiếp tục giải thích, nhưng việc tái lập sự cân bằng
cho các cơ là điều quan trọng trong phòng ngừa tái phát. Việc kéo dãn các cơ tr-
ơng lực bị ngắn rút cũng như các bài tập về cơ lực đối với các cơ chu kỳ bị suy
yếu, trong đó có cả các bài tập hướng dẫn tại nhà là một bộ phận đảm bảo vững
chắc cho kết quả điều trị của phương pháp này.
Cách đánh giá kết hợp đông - tây y cho rằng điều trị thần kinh - cơ bằng kỹ thuật
này đó chính là phản xạ cơ học thư giãn sau co cơ đẳng trường đối với cơ chủ vận,
và tận dụng quá trình ức chế tương hỗ đối với cơ đối vận, qua đó các phép kỹ thuật
này đã tự khẳng định được giá trị của kỹ thuật điều trị.
Những phức hợp của rối loạn quá trình vận động có thể gặp ở cột sống, các chi
hoặc một tổ chức cơ - xương - khớp bất kỳ đòi hỏi cách thức điều trị khác nhau, nó
cần được hiểu biết dựa trên nhiều kiến thức khác nhau nh cơ sinh học, giải phẫu
bệnh,…
Phương pháp thăm khám, chẩn đoán và điều trị trong các nội dung điều trị bằng trị
liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp hay bằng các chuyên ngành khác trên cùng
một đối tượng bệnh lý đều hớng tới mục đích tìm ra đúng bệnh lý để có phương
pháp điều trị thích hợp. Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp cần tìm ra nguyên
nhân gây bệnh theo lý luận có tính đặc thù riêng, do vậy từ đó cũng có những phư-
ơng pháp điều trị mang tính đặc thù nên ảnh hưởng nhất định đến việc điều trị có
kết quả hay không.
Việc thăm khám, chẩn đoán dựa trên các cơ sở khoa học, nhưng khả năng phát
hiện bệnh còn cần đến những yếu tố mang tính kinh nghiệm mà khoa học và thiết
bị kỹ thuật hiện đại có thể chưa thay thế được. Với phương pháp này, ngoài việc
kết hợp nhiều mặt kiến thức chuyên môn về y học, thì những kinh nghiệm quý đ-
ược áp dụng hiện nay vẫn chưa có đủ cơ sở khoa học để giải thích và chứng minh
hiệu quả nó mang lại.
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp phải được áp dụng đúng với đối tượng
bệnh lý thì nó mới phát huy được hiệu quả và tác dụng. Kinh nghiệm thăm khám,
điều trị cũng chỉ được phát huy hiệu quả do khả năng khác nhau của từng người

điều trị, khả năng này còn phụ thuộc vào khả năng khác nhau của từng người, và
rất đặc thù nên đối với những bệnh mạn tính, việc tiến hành một điều trị ban đầu là
rất cần thiết để có một quyết định điều trị đúng tiếp theo. Một mặt còn mang tính
hạn chế do nhiều khi chưa đủ lý luận để giải thích những kết quả điều trị mang lại
mặc dù rất tốt, đặc biệt đối với kết quả điều trị các bệnh lý mạn tính, các bệnh lý
mang tính hội chứng liên quan cơ - xương - khớp.
Tóm lại, thăm khám, chẩn đoán, điều trị bằng kỹ thuật trị liệu thần kinh cột sống
& cơ - khớp có điểm chung, có điểm riêng trong việc điều trị một đối tượng bệnh
lý liên quan, tuy nhiên cách tiếp cận và thực hiện có những điểm khác biệt, có
nhiều điểm mạnh và không ít điểm yếu. Điều quan trọng là người điều trị phải biết
cả hai mặt gồm đối tượng điều trị là bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị là
các phép kỹ thuật cụ thể. Biết lắng nghe bệnh nhân, tôn trọng kết quả điều trị.
Việc điều trị bằng phương pháp này dứt khoát phải tuân thủ những nguyên tắc, tuy
nhiên không thể thiếu vận dụng sáng tạo trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, và tùy khả
năng con người của từng người điều trị, đối tượng điều trị, mà qua đó có thể mang
lại những kết quả điều trị khác nhau. Với một quy trình thăm khám hiệu quả, một
đánh giá chẩn đoán đúng thì điều trị là yếu tố quan trọng đối với việc chữa bệnh.
Chúng ta sẽ nghiên cứu các kỹ thuật điều trị ở phần kỹ thuật điều trị cơ bản.
PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ
Phương thức điều trị trong Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp thực hiện trên
các nguyên tắc bao gồm từ thăm khám, chẩn đoán, điều trị ban đầu, điều trị, theo
dõi đánh giá và tập luyện sau điều trị. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao trong điều
trị thì bên cạnh kỹ thuật điều trị cơ bản dùng cho từng bệnh lý liên quan thì kinh
nghiệm, khả năng, cảm nhận bằng kinh nghiệm từng đối tượng bệnh,… cũng đều
mang tầm quan trọng.
Để có một phương thức điều trị đúng, tốt và mang lại hiệu quả, người thực hiện
điều trị phải nắm chắc các kiến thức cơ bản, các quy ước, quy định trong phương
pháp này. Đặc biệt phải nắm rõ các phép điều trị cơ bản và siêng năng luyện tập để
phát triển kinh nghiệm điều trị. Để thực hiện đúng kỹ thuật điều trị thì yêu cầu ng-
ười điều trị biết trình tự tác động đối với một bệnh lý cơ - xương - khớp nhất định,

các chỉ định, chống chỉ định,… để thực hiện điều trị mang lại kết quả tốt nhất.
Việc áp dụng điều trị nắn chỉnh cột sống, tác động cột sống,… phải thực hiện trên
nền kiến thức tổng hợp thông qua biện pháp kỹ thuật an toàn để phòng ngừa tối đa
các rủi ro.
CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
* CHỈ ĐỊNH:
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp thường được áp dụng điều trị cho những
trường hợp bệnh lý liên quan tới cột sống và thần kinh - cơ - khớp như rối loạn
chức năng của cột sống, rối loạn chức năng các khớp ngoại vi, cũng như đối với
bệnh lý thuộc các cơ như: ngắn rút cơ, yếu cơ, mất đồng bộ giữa các cơ. Trên cơ
sở tìm hiểu tiền sử bệnh, tìm hiểu vận động chức năng và qua cách thăm khám
bằng sờ nắn đối với hệ vận động, cho phép người điều trị xác định rõ những tiêu
chuẩn ban đầu cho việc chỉ định điều trị hay điều trị ban đầu bằng các phép kỹ
thuật cơ bản. Với một triệu chứng đau thì cần chú ý xác định rõ: đau tại chỗ hay
đau do lan truyền, xác định sự thay đổi của phần mềm tại chỗ (vùng bị tác động),
đau tại ranh giới của vận động bệnh lý như đối với đốt sống, đoạn cột sống, khớp
ngoại vi, đau do mất đồng bộ của các cơ đối với một vùng như ngắn rút cơ, yếu
cơ, hay đối với một hệ thống như đau gân cơ thuộc cột sống.
Chỉ định điều trị cần thực hiện chẩn đoán và tiến hành điều trị ban đầu với việc để
ý sự mất đồng bộ của các cơ. Nó thể hiện có thể ở một vùng nào đó do: ngắt rút,
suy yếu hay thể hiện ở một hệ thống như đau gân cơ cột sống bằng cách thông qua
phương pháp điều trị ban đầu, việc điều ban đầu có một ý nghĩa rất lớn. Sau khi đã
loại trừ những chống chỉ định quen thuộc, người điều trị có thể đưa ra một quan
điểm về mặt chẩn đoán cũng như điều trị dựa trên thành công của điều trị ban đầu,
cũng vì vậy mới có định hướng chính xác cho việc điều trị lâu dài một cách an
toàn nhất. Nếu kết quả trực tiếp hay gián tiếp của phương pháp điều trị thăm dò
không thể hiện rõ rệt, thì phải xem xét các thông tin lâm sàng để tiếp tục xác định
hướng chẩn đoán tiếp theo, nhằm tìm ra một hướng điều trị với kỹ thuật tốt nhất
cho người bệnh.
Điều trị ban đầu trước tiên có giá trị với sự mất đồng bộ của cơ và rối loạn hoạt

động cơ học của khớp, kỹ thuật sờ nắn không phát huy được tác dụng trong trường
hợp những vùng bị tác động không thể hiện rõ những thay đổi về mặt bản chất, và
về tính chất của nó, những gân tại chỗ nói chung thể hiện được phải sau một thời
gian bệnh lý tiềm tàng kéo dài thì phương pháp điều trị ban đầu trở nên có giá trị.
Trong cách lựa chọn phương thức điều trị và cách thức phối hợp giữa các phương
thức để điều trị thì phải biết phân biệt từng tiêu chuẩn một. Về phương thức và
quy trình điều trị, cách thức điều trị phối hợp hay phân biệt cũng cần có những
đánh giá khi lựa chọn áp dụng. Với những trường hợp cấp tính thì thường điều trị
từ 1 - 14 ngày, những trường hợp mạn tính thì phải điều trị trên 30 ngày. Như vậy,
nằm giữa 14 và 30 ngày có thể đợc xem như là “bán mạn tính”.
Đối với bệnh nhân, thầy thuốc cần tham vấn rõ xem dấu hiệu đau tại chỗ hay đau
do lan truyền. Điều chỉ dẫn này cũng phải được ghi nhận để phân tích một cách
cẩn thẩn để xem có phải do chính từ cột sống hay có sự phối hợp với thoái hoá.
Điển hình của đau dọc theo rễ thần kinh và theo trục của dây thần kinh là biểu hiện
đầu tiên của một chèn ép rễ. Kinh nghiệm cho thấy rằng, cần phải hỏi bệnh nhân
xem triệu chứng đau cấp tính, hoặc khu trú có tốt hơn sau điều trị ban đầu hay
không, hay đau ở ranh giới của vận động bệnh lý có được giải toả hay không.
Bệnh nhân với triệu chứng đau mạn tính hoặc là đau do dẫn truyền (điển hình
trong hội chứng phản xạ cột sống) phải trước tiên điều trị với các thử nghiệm liên
quan các khớp.
Đánh giá bệnh lý của kết qủa điều trị ban đầu có thể phân biệt do ngắn rút của cơ
trương lực, hoặc tình trạng của tràn dịch ổ khớp, thoát vị đĩa sống,… Việc lựa
chọn và xác định phơng thức điều trị thì việc xuất hiện hay mất đi của triệu chứng
đau đối với thăm dò phải được phân biệt rõ rệt. Qua đó tiếp tục xác định các ph-
ương pháp điều trị bổ sung hoặc kết hợp bên cạnh thủ pháp, thực hiện điều trị tại
cơ sở y tế hay tự tập luyện tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Phương pháp điều trị ban đầu được cho là rất an toàn và hiệu quả, việc phản ứng
tích cực xảy ra trong giai đoạn điều trị ban đầu là cơ sở để xác định tốt hơn quy
trình điều trị tiếp theo đối với cả thầy thuốc và người bệnh.
* ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN KHI ĐIỀU TRỊ:

Đánh giá phản ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị để tiếp tục kiểm tra
chính việc điều trị của thầy thuốc với đối tượng điều trị là việc phải làm theo
nguyên tắc vì các chẩn đoán và kết luận mang tính đặc thù và không thể hoàn toàn
khẳng định sau thăm khám, đặc biệt chú ý với việc điều trị ban đầu vì khả năng
chẩn đoán của các thầy thuốc khác nhau có thể không đồng nhất, và phương tiện
điều kiện kỹ thuật tác nghiệp ở nhiều nơi là còn khó khăn và hạn chế. Về cơ bản,
điều trị bằng phương pháp này đối với các bệnh liên quan cột sống và thần kinh -
cơ - khớp thì việc đánh giá phản ứng của bệnh nhân được phân thành một số trư-
ờng hợp dưới đây.
- Bệnh nhân thấy tốt hơn sau điều trị: Tiếp tục quy trình điều trị cho tới khi hết
đau, đặc biệt cho tới khi đạt được mục tiêu điều trị.
- Tình trạng bán cấp tính của bệnh nhân trở nên xấu đi trong nhiều giờ sau, tuy
nhiên thấy tốt hơn trong những ngày sau: Tiếp tục quy trình điều trị.
- Tình trạnh bệnh nhân xấu đi ngay lập tức sau điều trị đối với bệnh cột sống: Phải
trấn an bệnh nhân; làm độc tác kéo nhẹ đối với đoạn cột sống điều trị, có thể tiến
hành một xoa bóp nhẹ đối với cơ cạnh sống; gây tê tại chỗ; kiểm tra và đánh giá
lại những phát hiện trớc đây; tìm kiếm những t liệu chính xác trong thăm khám kể
cả tình trạng thần kinh trong bệnh sử.
- Tình trạng bệnh nhân trở nên dần dần xấu đi (hàng ngày, hàng tuần cho đến hàng
tháng sau điều trị): Dừng điều trị bằng các trị liệu cơ học, chuyển sang dùng thuốc;
kiểm tra và đánh giá lại những phát hiện trước đây; việc tìm hiểu lại vấn đề thần
kinh, vấn đề thấp hay là vấn đề chấn thương là một việc làm rất cần thiết; nếu
bệnh nhân yêu cầu về bồi thường thì không nên do dự và nên giải quyết.
- Biến chứng về thần kinh: Ngay lập tức gửi bệnh nhân đến các trung tâm; ngay
lập tức tìm hiểu những tư liệu trong tiến trình bệnh và những phát hiện trong tiền
sử bệnh.
Bệnh nhân trong tình trạng như cũ, không tốt lên cũng chẳng xấu đi sau vài ngày
điều trị hoặc tối đa 7 ngày: dừng điều trị.
* CHỐNG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ:
Các trường hợp có bệnh lý liên quan dưới đây đều không được điều trị sau khi

thăm khám phát hiện bệnh lý liên quan cột sống và thần kinh - cơ - khớp.
- Nội khoa: Tiểu đường; khối u; bệnh huyết dịch; lao xương; ung thư xương; viêm
khớp sưng tấy; bệnh tinh thần; mệt mỏi quá độ; quá đói; say rượu.
- Ngoại khoa: Gãy xương; ứ huyết vết thương mới xuất hiện; sưng tấy; cơ kiện tổn
thương đứt cấp tính dây chằng.
- Phụ sản: đang mang thai, kỳ kinh nguyệt.
- Da liễu: ung nhọt, sưng tấy, lở loét.
Các trường hợp dưới đây nên điều trị kết hợp hoặc hạn chế dùng phương pháp
này, hoặc tiến hành điều trị ban đầu một cách cẩn thận nhất trước khi quyết định
điều trị.
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cấp, thoát vị đĩa đệm cổ cấp.
- Tổn thương cấp tính ở phần mềm cột sống cổ.
- Thương tổn phần mềm ở cột sống cổ giai đoạn mạn tính.
- Chóng mặt cổ (kể cả đau đầu thể cổ).
- Thoái hoá đốt sống trượt khớp ở cột sống thắt lưng.
- Xương mọc thêm ở cột sống và ở ống tủy.
- Tiêu xương hay rối loạn chuyển hoá xương.
- Viêm đốt sống dính khớp các giai đoạn cấp và mạn tính.
- Thâm nhiễm viêm đối với cột sống trong viêm khớp do thấp.
- Đốt sống bất thường và vận động cột sống quá mức do bẩm sinh hay mắc phải.
AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
Tính an toàn trong chữa trị một số bệnh liên quan tới cột sống và thần kinh - cơ -
khớp bằng Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là rất cao nếu những người điều
trị tuân thủ những nguyên tắc trong điều trị. Ngược lại, nếu không tuân thủ những
nguyên tắc trong điều trị thì cũng có thể gây ra những kết quả khôn lường.
Về cơ bản, thực hiện tốt các kỹ thuật trong điều trị các bệnh liên quan cột tới sống
và thần kinh - cơ - khớp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, đảm bảo an toàn cao và
tránh được tác dụng phụ do không phải dùng thuốc theo đường uống. Việc này đặc
biệt tốt với những bệnh nhân được chống chỉ định dùng thuốc uống do đang tồn tại
các bệnh lý khác trong khi cần điều trị bệnh lý liên quan cơ - xương - khớp và các

bệnh mạn tính.
Việc áp dụng phác đồ điều trị sớm và đúng thì ngoài việc chữa trị được bệnh cấp
tính tại thời điểm, còn góp phần cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn nguyên
nhân gây ra các bệnh mạn tính liên quan. Phục hồi và duy trì sức khoẻ lâu dài. Nội
dung này phải kể đến các tổn thương phát sinh đối với xương khớp, mà tiếp theo
là ảnh hưởng thứ phát khi tác động đến các bộ phận chức năng khác của cơ thể.
Các tác động này chủ yếu gây ra các ảnh hưởng về xương, thần kinh, gân cơ, mô
mềm, sinh hoá,…… thì dùng phương pháp này hiện đang mang lại kết quả cao
nhất và tốt nhất so với các phương pháp điều trị hiện nay. Đối với các di lệch liên
quan đốt sống, di lệch liên quan khớp, cong vẹo cột sống, co rút gân cơ,
Việc áp dụng phương pháp điều trị này trong điều trị dự phòng sẽ giúp ngăn chăn
và giải quyết sớm các tổn thương, đặc biệt với các tổn thương có thể sinh ra ngay
từ khi thai nhi, hoặc trong các trường hợp do thiếu hiểu biết trong quá trình lao
động sinh ra. Một mặt phòng chống bệnh nghề nghiệp, mặt khác luôn duy trì được
chất lượng sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần.
MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị của phương pháp này là phải đạt được những kết quả rất cụ thể
đối với từng giai đoạn điều trị nhằm đánh giá việc thăm khám chẩn đoán và định
hướng điều trị có đúng với đối tượng bệnh lý hay không. Với biểu hiện rõ ràng và
ảnh hưởng nhiều nhất đến bệnh nhân có bệnh lý liên quan cơ - xương - khớp là
đau, nên mục tiêu hàng đầu cần đạt được là giảm đau không uống thuốc cho bệnh
nhân kể cả tổn thương cấp tính và mạn tính. Sau đó, cần điều trị và phục hồi các
tổn thương, ngăn chặn các tác động không tích cực liên quan, phục hồi sức khoẻ
toàn diện đối với bệnh lý mạn tính sau điều trị để đạt được mục tiêu chất lượng tốt
về sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Mục tiêu quan trọng là thực hiện thăm khám, chẩn đoán và quyết định phương
pháp điều trị nào, kế hoạch điều trị ban đầu, mục đích kết quả là gì và cách thực
hiện ra sao đối với từng bệnh nhân. Như vậy, việc phân loại bệnh nhân theo bệnh
lý là yếu tố quan trọng để có được lựa chọn đúng cho phương pháp điều trị và kết
quả điều trị mong đạt được. Mục tiêu sau chữa bệnh là phục hồi sức khoẻ, theo dõi

tính ổn định sau điều trị đối với từng đối tượng bệnh để tránh các tổn thương mạn
tính.
Việc thăm khám, đánh giá lại kết quả điều trị đối với từng bệnh nhân phải được
đưa vào quy trình khám chữa bệnh sau mỗi liệu trình. Do tính đặc thù việc điều trị
bằng trị liệu thần kinh - cơ - khớp, nên kết quả điều trị một đối tượng bệnh lý cụ
thể có thể sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đối với nhiều mặt sức khoẻ người bệnh,
việc tự chăm sóc sức khoẻ sau điều trị đối với các bệnh lý mạn tính là quan trọng
nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ, do vậy đánh giá đúng đối tượng bệnh lý và
nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp tư vấn người bệnh thực hiện tốt tự chăm sóc sức
khoẻ bản thân. Đối với thầy thuốc, đây là điểm để thực sự kết thúc việc chữa bệnh
cho người bệnh bằng phương pháp này.
Mục tiêu an toàn trong điều trị đạt được phải đi kèm với thực hiện tốt điều trị rộng
hơn cho các bệnh nhân cơ - xương - khớp có bệnh lý chống chỉ định dùng thuốc
giảm đau theo đường uống. Do vậy, kết quả điều trị sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp góp
phần phục hồi sức khoẻ và giảm các bệnh lý liên quan do nếu có tác động ảnh h-
ưởng từ bệnh lý thần kinh - cơ - khớp.
TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH VÀ THẦY THUỐC
Phương pháp thăm khám bệnh nhân đối với phương pháp điều trị này có tính rất
đặc thù, do liên hệ với kinh nghiệm thăm khám nên thầy thuốc cần thông qua
những công năng cảm giác khi giao tiếp với bệnh nhân để chẩn đoán một cách có
hệ thống các thông tin liên quan đến bệnh tật. Thực hiện sờ nắn bằng tay là một
trong những nội dung chính khi tiến hành thăm khám bệnh nhân để có thể đưa ra
phán đoán chính xác đối với triệu chứng bệnh. Để tối ưu hoá thông tin khách quan
từ bệnh nhân và từ thầy thuốc trên đối tượng bệnh lý, việc thực hiện nguyên tắc và
các giới hạn trong giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc là rất quan trọng do các
tiếp xúc giữa bệnh nhân và thầy thuốc phải được xây dựng trên một mục tiêu rõ
ràng, tránh hiểu nhầm trong toàn bộ quá trình thăm khám và điều trị.
Việc thăm khám dứt khoát phải thực hiện việc giao tiếp trực tiếp qua hệ da người
bệnh bằng tay của thầy thuốc. Tùy theo phong tục tập quán văn hoá giao tiếp giữa
người bệnh và thầy thuốc mà việc thực hiện có đạt yêu cầu tốt trong thăm khám

hay không qua các tác động bằng tay là sờ nắn, kéo nắn,… Do vậy, thầy thuốc cần
tham khảo trước đối ý kiến người bệnh về những động tác thăm khám sẽ tiến
hành. Mặt khác, bằng nhạy cảm của bản thân, thầy thuốc có thể tự đánh giá các
ảnh hưởng qua các giao tiếp trong thăm khám với sự rõ ràng, quy trình chuẩn với
mục tiêu hướng tới kết quả điều trị.
Điều bất lợi nhất trong giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân là không xác lập đ-
ược rõ ràng các giao tiếp để thăm khám, trong đó bao gồm cả yếu tố tinh thần và
suy nghĩ của hai bên. Sự mong đợi từ phía bệnh nhân là “bệnh của mình đã kéo
dài 30 năm nhưng muốn điều trị khỏi trong ít phút”, còn thầy thuốc thì với suy
nghĩ rằng “kỹ thuật của tôi có thể chữa khỏi tất cả”, đó là không thực tế. Do vậy,
thông tin giao tiếp cần thực tế, có cơ sở giữa thông tin với thực tế. VD một bệnh
nhân bị thoái hoá đốt sống cổ kiểm tra thấy có các ảnh hưởng lâm sàng đến đau
đầu, mất ngủ,… thì cần phân tích cho bệnh nhân hiểu rõ hơn.
Bệnh nhân luôn quan tâm và lo lắng về bệnh tật của họ và các ảnh hưởng mà bệnh
tật của họ có thể gây ra. Việc thầy thuốc thông tin với một phương pháp tốt tới
bệnh nhân có thể giúp mối giao tiếp giữa hai bên tốt đẹp và cởi mở là điều kiện
thuận lợi cho quá trình thăm khám và điều trị. Đương nhiên cần thiết phải có tối
thiểu một linh cảm thầy thuốc như trong sự thông cảm, trong sự nhạy cảm, hơn
nữa trong bản năng sẵn có và trong cả sự nghi vấn, kể cả những thông tin không
bằng lời nói, chỉ bằng sự cảm nhận của thầy thuốc vẫn có thể sự dụng trong thăm
khám và điều trị. Nghệ thuật của thầy thuốc là thống nhất được mối giao tiếp bằng
lời nói và không bằng lời nói với bệnh nhân, khả năng này của thầy thuốc phải
luôn được học hỏi, nâng cao và rèn luyện.
Tâm lý người bệnh nhằm khắc phục đau là nội dung cần được hiểu một cách đúng
đắn và phải tuân theo hai chiều hướng sau đây: Việc chấp nhận sự phụ thuộc của
bệnh nhân với môi trường xung quanh như thế nào? các phương pháp của thầy
thuốc nhằm giảm bớt sự phụ thuốc của bệnh nhân vào các biện pháp y tế. Bệnh
nhân phụ thuộc vào sự tự chủ của mình được bao nhiêu lâu? Geissner và Wurtele
(1990) khẳng định rằng, những phân tích quan trọng đối với việc khắc phục đau là
phải làm cho bệnh nhân hiểu thấu đáo để tự mình kiểm tra và đánh giá tình trạng

đau của mình.
ĐAU CẤP VÀ MẠN TÍNH LIÊN QUAN TỚI CỘT SỐNG VÀ THẦN KINH
- CƠ - KHỚP
Đau, theo sinh lý học thần kinh mô tả là một khái niệm trừu tượng phụ thuộc theo
những yếu tố: cơ địa, cảm xúc và sự chịu đựng khác nhau của từng người bệnh.
(Geissner và Wurtele, 1990). Theo Engel (1970) thì “ Đau là một cảm giác khó
chịu được cơ thể ghi nhận và đau là nguồn gốc của bệnh tật, thông qua cảm giác
đau ta có thể tìm thấy thương tổn”. Nhưng theo Adler và Hemmeler (1998) thì
thương tổn có thể tồn tại với đau, cũng có thể thương tổn là mối đe doạ và cũng có
thể chỉ là sự tưởng tượng mà thôi. Sternbach (1974) phân biệt giữa đau và bệnh
nhân đau.
Bệnh nhân đau là một bệnh nhân tìm đến thầy thuốc khi có đau cấp tính hoặc mạn
tính với hy vọng là để giảm đau. Điều trị bằng trị liệu thần kinh - cơ - khớp với
những trường hợp đau cấp tính hoặc mạn tính trên cơ sở sửa lại tình trạng rối loạn
chức năng của cột sống hay các chi. Thực hiện thăm khám yêu cầu một thầy thuốc
phải có đủ kiến thức về lâm sàng để phân biệt đau cấp tính, đau mạn tính và đau
trong ung thư và AIDS. Trong các chứng đau cấp tính, đau mạn tính thì phải thực
hiện phân biệt và áp dụng các chỉ định và chống chỉ định điều trị.
Trong Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp, đau cần đợc xem xét và đánh giá
thông qua các thông tin cơ bản sau:
- Biểu hiện khu trú đau? (khuếch tán hay lan truyền).
- Tính chất đau? (như kim châm, ẩm ướt, bỏng rát).
- Mức độ đau? (chịu được, không chịu được).
- Thời gian xuất hiện và tồn tại cơn đau? (cấp tính, tản mạn, tái phát, kéo dài, mạn
tính).
- Tình trạng đau? (yên lặng, căng thẳng, khi nằm, khi ngồi, khi đứng, khi đi)
- Triệu chứng đi kèm với đau? (chóng mặt, nhịp tim nhanh,…)
- Thông tin khác? (nghề nghiệp, thói quen trong sinh hoạt,…)

×