Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nguyên lý kế toán Phần 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.35 KB, 14 trang )


23
và nghĩa vụ nợ của công ty cũng giảm tương ứng. Trong trường
hợp này, số tiền giảm mỗi bên là 2 triệu đồng.
Tài sản = Nợ phải trả + VCSH

Tiền
mặt
Khoản
phải thu
Hàng
tồn kho
Thiết
bị
=
Vay
ngân
hàng
Khoản
phải trả
Vốn của
Anh Thanh
Số dư đầu kỳ 346 1 160 19 = 100 26 400
(7) -2 = -2
Số dư cuối kỳ 346 1 158 19 = 100 24 400

524

524
Giao dịch 8: Thanh toán tiền cho các chủ nợ. Chủ nợ là cá nhân
hoặc một đơn vị mà công ty nợ tiền. Đối với Baco, nhà máy bánh


kẹo bán chịu là một chủ nợ thường xuyên. Thanh toán cho người
bán sẽ làm giảm tài sản (tài khoản tiền mặt) và giảm nghĩa vụ nợ
(khoản phải trả) cùng số tiền giống nhau là 4 triệu đồng.
Tài sản = Nợ phải trả + VCSH

Tiền
mặt
Khoản
phải
thu
Hàng
tồn kho
Thiết bị =
Vay
ngân
hàng
Khoản
phải trả
Vốn của
Anh Thanh
Số dư đầu kỳ 346 1 158 19 = 100 24 400
(8) -4 = -4
Số dư cuối kỳ 342 1 158 19 = 100 20 400
520 520
Giao dịch 9: Thu nợ từ khách hàng. Doanh nghiệp láng giềng của
Công ty Baco là con nợ, và Baco là chủ nợ. Thu tiền từ doanh
nghiệp này sẽ làm tăng tài sản của Baco (tiền mặt) và làm giảm một
tài sản khác (khoản phải thu) với cùng số tiền như nhau là 1 triệu
đồng.
Tài sản = Nợ phải trả + VCSH


Tiền
mặt
Khoản
phải
thu
Hàng
tồn kho
Thiết bị =
Vay
ngân
hàng
Khoản
phải
trả
Vốn của
Anh Thanh
Số dư đầu kỳ 342 1 158 19 = 100 20 400
(9) +1 -1 =
Số dư cuối kỳ 343 0 158 19 = 100 20 400


24

520

520
Lập bảng cân đối kế toán
Tổng các thay đổi (tăng, giảm) có thể được tính ở bất kỳ thời điểm
nào cho mỗi tài khoản như đã trình bày ở Bảng 2-1. Bảng cân đối

kế toán sau đây được lập dựa trên các số liệu tổng hợp ở hàng cuối
cùng của Bảng 2-1.
Hãy suy nghĩ và xem xét thật kỹ lưỡng một lần nữa để thấy
rằng bảng cân đối kế toán thể hiệ
n tác động tài chính của các giao
dịch phát sinh tại một thời điểm nhất định, trong trường hợp này là
ngày 12/01/2006.
Công ty Baco
Bảng cân đối kế toán, ngày 12/01/2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt 343 Vay ngân hàng 100
Khoản phải thu 0 Khoản phải trả 20
Hàng tồn kho 158
Tổng nợ phải trả 120
Thiết bị 19 Vốn chủ sở hữu (vốn của anh Thanh) 400
Tổng cộng 520 Tổng cộng 520
Như đã lưu ý, công ty Baco hoàn toàn có thể thiết lập bảng
cân đối kế toán mới sau mỗi giao dịch phát sinh. Tất nhiên là việc
làm này sẽ rất mất thời gian, không khả thi và cũng không cần thiết.
Do đó, bảng cân đối kế toán thường được thiết lập mỗi tháng, quý,
nửa năm hoặc mỗi năm một lần.

Nói như vậy, để thấy rằng bảng cân đối kế toán có thể được thiết lập
vào bất kỳ ngày nào. Nếu bạn nhận chức giám đốc một đơn vị, bạn có thể yêu
cầu lập bảng cân đối kế toán vào ngày quyết định có hiệu lực, mà không phải
chờ “quyết toán cuối năm”
7
, thông thường vào ngày 31/12 dương lịch.


7
Cách nói nôm na của việc thiết lập các báo tài chính, tức bảng cân đối kế toán và
báo cáo thu nhập (báo cáo lãi lỗ).

25
Mặt khác, Luật kế toán Việt Nam (2004), có điều chỉnh theo thông lệ
quốc tế trước yêu cầu hội nhập cũng đã cho phép “quyết toán cuối năm” không
nhất thiết là vào ngày 31/12 dương lịch. Trường đại học có thể quyết toán vào
ngày 30/8 dương lịch để phù hợp với năm học; Các đơn vị có thể chọn ngày
quyết toán phù hợp với thời vụ kinh doanh; Công ty Microsoft vĩ đại của Tỉ phú
Bill Gates thiên tài lập báo cáo tài chính vào ngày 30/6.
Học thì luôn hỏi. Hỏi bất kỳ ai, kể cả hỏi chính mình. Trong trường
hợp này, bạn sẽ tự hỏi tại sao các Công ty Việt Nam, Trung Quốc lại không
chọn năm Âm lịch để quyết toán tài chính cho phù hợp với… mùa trăng?
Ví dụ về bảng cân đối kế toán thực tế của một
công ty
Để rõ ràng hơn về bảng cân đối kế toán và đẳng thức kế toán, hãy
xem xét các thông tin chủ yếu của một công ty Việt Nam: Công ty
Cổ phần Cơ điện lạnh - REE được trình bày ở Bảng 2-2.
Bảng cân đối kế toán năm 2003 của REE cho thấy tài sản cố
định chiếm đến 61% tổng tài sản, tăng hơn so với năm 2002 chỉ là
57%, đó cũng là dấu hiệu đặc thù của mộ
t công ty sản xuất ngành
công nghiệp. Trong khi đó, hoạt động tài chính (huy động vốn)
chủ yếu dựa vào vốn cổ đông và ổn định. Vốn cổ đông chiếm 41%
tổng nguồn vốn ở năm 2002, và 40% ở năm 2003.
Bảng 2-2
Công ty REE
Bảng cân đối kế toán (rút gọn)
8

(Đơn vị tính: ngàn đồng Việt Nam)
TÀI SẢN
31/12/2002 31/12/2003
A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
198.307.028 188.854.417
I. Tiền mặt và tương đương tiền mặt 25.333.281 15.822.450
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 16.236.100
III. Các khoản phải thu 65.718.199 89.236.228
IV. Hàng tồn kho 103.369.503 65.253.773
V. Tài sản lưu động khác 3.886.045 2.305.866
B.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
265.615.148 290.508.766
I. Tài sản cố định 56.072.959 236.456.018
1. Tài sản cố định hữu hình 51.516.581 232.345.931
Nguyên giá 82.800.262 278.254.375

8
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty REE, năm 2003


26
Giá trị hao mòn lũy kế (31.283.681) (45.908.444)
2. Tài sản cố định vô hình 4.556.378 4.110.087
Nguyên giá 4.771.795 4.383.795
Giá trị hao mòn lũy kế (215.417) (273.708)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 51.377.357 50.224.253
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 49.746.300 48.460.200
3. Đầu tư dài hạn khác 1.631.057 1.764.053
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 157.799.863 2.994.952
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - 47.399

V. Chi phí trả trước dài hạn

364.969 786.144
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 463.922.176 479.363.183
NGUỒN VỐN 31/12/2002 31/12/2003
A. NỢ PHẢI TRẢ 190.398.152 191.522.336
I. Nợ ngắn hạn 118.874.547 106.227.108
II. Nợ dài hạn 71.199.117 84.700.000
III. Nợ khác 324.488 595.228

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU


271.748.531 286.762.631
I. Nguồn vốn, quỹ 271.321.622 286.335.722
1. Vốn cổ đông 225.000.000 225.000.000
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 46.642 -
4. Quỹ đầu tư phát triển 9.675.235 20.263.976
5. Quỹ dự phòng tài chính 10.555.499 11.951.852
6. Lợi nhuận chưa phân phối 26.044.246 29.119.894
II. Các quỹ khác 426.909 426.909
C. PHẦN HÙN THIỂU SỐ 1.775.493 1.078.216
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 463.922.176 479.363.183
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ BÁO CÁO
NGÂN LƯU
Trong khi bảng cân đối kế toán cho
biết các thông tin quan trọng về
hiện trạng tài chính của công ty tại
một thời điểm nhất định, thì cũng
quan trọng không kém khi cần phải tìm hiểu tình hình hoạt động

của công ty trong cả một thời kỳ.
Một phương pháp để thực hiện điều này là theo dõi dòng
ngân lưu (còn gọi là dòng lưu chuyển tiền tệ) trong kỳ. Hoạt
động
của công ty tựu trung gồm ba lĩnh vực chính: đầu tư vào các tài sản
Mục tiêu học tập 3:
Phân loại các hoạt động kinh
doanh, đầu tư và tài chính trong
báo cáo n
g
ân lưu.

27
để tiến hành kinh doanh, huy động vốn (tài chính) để mua sắm các
tài sản trên, và sử dụng các tài sản và tiền huy động được để tiến
hành hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu kiếm lời.
Mỗi hoạt động đều có dòng tiền thu vào, chi ra. Để giải thích
“tiền từ đâu đến” và “tiền đi về đâu” là lý do để các công ty thiết
lập báo cáo ngân lưu
9
.
Việc lập báo cáo ngân lưu thật đơn giản. Đầu tiên, liệt kê các
hoạt động làm tăng nguồn tiền (còn gọi là dòng tiền vào) và những
hoạt động làm giảm nguồn tiền (còn gọi là dòng tiền ra). Thứ hai,
đặt các dòng tiền vào và dòng tiền ra vào một trong ba hoạt động
nêu trên tương ứng: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư hay
hoạt động tài chính.
Xem xét Baco từ ngày thành lập 31/12/2005 cho đến hết
ngày 12/01/2006. Phần I c
ủa Bảng 2-3 liệt kê các giao dịch tác

động đến tiền mặt, phần II trình bày báo cáo ngân lưu. Lưu ý rằng
dòng cuối cùng của báo cáo ngân lưu là tổng thay đổi ròng trong
tồn quỹ tiền mặt (còn gọi là tổng ngân lưu ròng). Cộng tổng ngân
lưu ròng đó với số dư tiền mặt đầu kỳ (ngày 31/12/2005 hay
01/01/2006) sẽ bằng số dư tiền mặt cuối kỳ (ngày 12/01/2006).
Trong ví dụ Baco, nguyên nhân chủ yếu làm tăng số d
ư tiền
mặt là 500 triệu đồng từ hoạt động tài chính (huy động vốn).
Không có đồng nào từ hoạt động kinh doanh. Không có gì là bất
thường khi có một dòng tiền chi ra rất lớn để phục vụ cho hoạt
động trong thời kỳ đầu mới thành lập hay đang trong giai đoạn phát
triển nhanh, thiếu tiền. Dòng tiền chi ra cho hoạt động kinh doanh
thường lớn hơn dòng tiền thu vào ở giai đoạn này. Trường h
ợp
Baco, chưa có doanh thu nên mọi ngân lưu từ hoạt động kinh doanh
đều là dòng chi ra, chênh lệch giữa dòng thu và dòng chi (ngân lưu
ròng
10
) của hoạt động kinh doanh là một số âm, là: -154 triệu đồng.

9
Hãy hình dung giống như dòng sông tuổi thơ của bạn, có dòng nước chảy về và
dòng nước lại trôi đi miệt mài theo tháng năm. Dòng tiền vào và dòng tiền ra (ngân
lưu hay lưu chuyển tiền tệ) là mạch máu nuôi cơ thể doanh nghiệp hoạt động. Điều
dẫn mạch máu đến nơi cần thiết cũng giống như điều khiển dòng nước trên con sông
quê chảy vào ruộng rẫy, vào kênh mươ
ng tưới tiêu nội đồng.
10
NCF - Net Cash Flows



28
Bảng 2-3
Công ty Baco
Báo cáo ngân lưu, đến cuối ngày 12/01/2006
(Đơn vị tính: triệu đồng)
PHẦN I:
CÁC NGHIỆP VỤ CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỀN MẶT
Giao dịch phát sinh Số tiền Loại hoạt động
(1) Vốn ban đầu 400
Tài chính
(2) Vay ngân hàng 100
Tài chính
(3) Mua hàng nhập kho, trả tiền mặt -150
Kinh doanh
(5) Mua thiết bị, trả tiền mặt -4
Đầu tư
(8) Trả nợ cho người bán -4
Kinh doanh
(9) Bán thiết bị, thu tiền mặt 1
Đầu tư
PHẦN II:
BÁO CÁO NGÂN LƯU
I. Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh

Trả tiền mua hàng, trả nợ -154
Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh -154
II. Ngân lưu từ hoạt động đầu tư

Chi tiền mua thiết bị -4

Thu tiền bán thiết bị 1
Ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư -3
III. Ngân lưu từ hoạt động tài chính

Thu từ vốn đầu tư ban đầu 400
Thu từ vay ngân hàng 100
Ngân lưu ròng từ hoạt động tài chính 500

Tổng ngân lưu ròng (I+II+III) 343

Số dư tiền mặt ngày 31/12/2005
0

Số dư tiền mặt ngày 12/01/2006
343


29
BÀI TẬP CHƯƠNG 2
Bài tập 1
Hãy phân tích các giao dịch sau đây của công ty Baco. Bắt đầu từ
bảng cân đối kế toán ngày 12/01/2006 được trình bày ở bảng 2-1.
Hãy lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ cho Công ty Baco, giả định là
vào ngày 16/01/2006 sau khi các giao dịch phát sinh sau đây.
i. Baco thanh toán 10 triệu nợ vay cho ngân hàng (chưa đề cập
đến tiền lãi vay)
ii. Anh Thanh mua đồ dùng cho gia đình có giá trị 5 triệu, sử dụng
tài khoản cá nhân tại ngân hàng ACB.
iii. Baco mua hàng hóa nhập kho có giá trị 50 triệu. Một nửa được
thanh toán ngay, ph

ần còn lại ghi nợ vào tài khoản phải trả.

Hướng dẫn bài tập 1
Xem bảng 2-4 và 2-5. Lưu ý giao dịch (ii) không được tính đến vì
đấy là hoạt động cá nhân chứ không phải của công ty.
Bảng 2-4
Công ty Baco
Phân tích các giao dịch phát sinh
Đơn vị: triệu đồng
Tài sản
Nợ phải trả và
Vốn chủ sở hữu
Tiền
Khoản
phải
thu
Hàng
tồn
kho
Thiết
bị
Vay
ngân
hàng
Khoản
phải
trả
Vốn
chủ
sở

hữu
Bảng cân đối kế toán
ngày 12/01/2006
343 0 158 19 100 20 400
(i) Trả nợ vay ngân hàng -10 -10
(ii) Hoạt động cá nhân, không
ảnh hưởng

(iii) Mua hàng hóa, một nửa
thanh toán bằng tiền mặt
-25 50 25
Bảng cân đối kế toán
ngày 16/01/2006
308 0 208 19 90 45 400
Bảng 2-5


30
Công ty Baco
Bảng cân đối kế toán ngày 16/01/2006
Đơn vị: triệu đồng
Tài sản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt 308
Vay ngân hàng
90
Khoản phải thu 0 Khoản phải trả 45
Hàng tồn kho 208
Tổng nợ phải trả 135
Thiết bị 19 Vốn chủ sở hữu (anh Thanh) 400
Tổng cộng 535 Tổng cộng 535


Bài tập 2
Nếu tôi mua 100 cổ phiếu đang lưu hành của công ty REE, nghĩa là
tôi đã đầu tư trực tiếp vào công ty REE, và kế toán công ty phải ghi
nhận giao dịch phát sinh này. Bạn có đồng ý với quan điểm này
không? Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn bài tập 2
Tiền đầu tư trực tiếp vào công ty khi công ty lần đầu phát hành cổ
phiếu ra công chúng. Ví dụ, có 100.000 cổ phiếu công ty được phát
hành với giá 32 ngàn đồng mỗi cổ phiếu thì tổng đầu tư
vào công ty
là 3,2 tỷ đồng. Giao dịch này thể hiện quan hệ giữa công ty và các
cổ đông. Nó ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty như sau:
Tiền mặt : 3.200.000.000
Vốn cổ đông : 3.200.000.000
Nhưng sau đó, 100 cổ phiếu trong số này có thể được bán
cho người khác. Và ví dụ tôi mua lại của một người khác trên thị
trường chứng khoán với giá là 39 ngàn đồng mỗi cổ phiếu thì đây
chỉ là giao dịch giữa các cá nhân với nhau, công ty không nhậ
n
được một đồng nào. Vì vậy, công ty sẽ không ghi chép giao dịch
mua bán này, và tình hình tài chính của công ty không có gì thay
đổi.

31
CÁC ĐIỂM CỐT YẾU CỦA CHƯƠNG 2:
4. Mô tả các bộ phận của bảng cân đối kế toán. Đẳng thức
kế toán được viết thành: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở
hữu. Đẳng thức này phải luôn cân bằng nhau. Bảng cân đối
kế toán thể hiện giá trị của các Tài sản, Nợ phải trả và Vốn

chủ sở hữu ở tại một ngày cụ thể (thời đi
ểm).
5. Phân tích các giao dịch phát sinh và ảnh hưởng của
chúng tới sự thay đổi trong bảng cân đối kế toán. Đây là
công tác trọng tâm của kế toán. Bất kỳ giao dịch nào cũng
ảnh hưởng tới tình hình tài chính công ty và có thể được thể
hiện bằng tiền. Đối với mỗi giao dịch, kế toán viên phải xác
định (i) tài khoản nào sẽ bị ảnh hưởng, (ii) ảnh hưởng làm
tăng hay giảm, và (iii) số tiề
n là bao nhiêu.
6. Phân loại các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và
hoạt động tài chính trong báo cáo ngân lưu. Báo cáo ngân
lưu, còn gọi là báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tóm tắt sự thay
đổi trong tồn quỹ (số dư) tiền mặt của công ty trong một
thời kỳ nhất định. Sự thay đổi này được phân loại theo ba
nhóm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động
tài chính. Hoạt
động kinh doanh liên quan tới việc mua bán,
sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động đầu tư liên
quan đến việc mua sắm tài sản cố định hay đầu tư tài chính
dài hạn. Hoạt động tài chính liên quan tới việc huy động
vốn.





32
Chương 3
BÁO CÁO THU NHẬP

Mục tiêu học tập của chương này:
1. Giải thích cách xác định lợi nhuận của kế toán.
2. Sử dụng các khái niệm thực tế phát sinh (accrual), nguyên
tắc phù hợp (matching) để ghi nhận doanh thu và chi phí.
3. Lập báo cáo thu nhập, còn gọi là báo cáo kết quả kinh
doanh và hiểu mối liên hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng
cân đối kế toán.
4. Tính toán dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh và giải
thích sự khác nhau gi
ữa ngân lưu ròng và lợi nhuận ròng.

Xác định lợi nhuận (hay thu nhập) là vấn đề quan trọng nhưng
cũng gây nhiều tranh cãi trong kế toán. Lợi nhuận được tính
bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí. Lợi nhuận phản ánh
kết quả kinh doanh, là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động
của một doanh nghiệp trong một thời kỳ cụ thể.
Khả năng sinh l
ời cùng những thông tin khác trong các
báo cáo tài chính giúp các nhà đầu tư ra các quyết định sáng
suốt nhất về việc đầu tư vào công ty. Đó cũng là cơ sở để đánh
giá năng lực quản lý của các giám đốc.
Chương này sẽ trình bày các phương pháp cơ bản để xác
định doanh thu và chi phí.

33
XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN
Lợi nhuận là thước đo để đánh giá hiệu
quả, gia tăng “sự giàu có” của một doanh
nghiệp theo thời gian. Tuy nhiên, xác định
lợi nhuận không phải là chuyện đơn giản. Sự giàu có là gì và

làm thế nào để đo lường được nó theo thời gian? Các nhà kế
toán đều chấp nhận các nguyên tắc chung để xác định lợi
nhuận, và được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Những
ng
ười ra quyết định có thể dễ dàng khi so sánh công ty này với
công ty khác một khi “công cụ đo lường” được tuân theo
chuẩn mực chung.
Chu kỳ hoạt động kinh doanh
Phần lớn các công ty đều có chu kỳ hoạt động kinh doanh như
nhau, cũng còn gọi là chu kỳ lưu chuyển tiền tệ hay chu kỳ lợi
nhuận. Trong suốt chu kỳ hoạt động kinh doanh, các công ty
dùng tiền để mua vật tư nguyên liệu và dịch vụ để chế bi
ến,
sản xuất hàng hóa và bán cho khách hàng. Khi bán, khách
hàng trả tiền và công ty sử dụng tiền vào chu kỳ tái sản xuất
kinh doanh mới. Hãy xem sơ đồ minh họa sau:
Chênh lệch giữa giá bán ra với chi phí mua vào, tất
Mục tiêu học tập 1:
Giải thích cách xác
định lợi nhuận của
kế toán.
Thu tiền
Tiền mặt:
400 triệu
Hàng hóa:
400 tri

u
Khoản phải thu:
550 triệu

Mua Bán


34
nhiên ai cũng hiểu là lợi nhuận. Như vậy, lợi nhuận phụ thuộc
vào giá bán, các chi phí và tốc độ chu chuyển trong kỳ kinh
doanh. Chu kỳ hoạt động kinh doanh nêu trên chỉ là một ví dụ
đơn giản.
Tất nhiên, hiếm khi nào mua bán mà không có phát sinh
các chi phí. Ít nhất cũng phải trả lương cho nhân viên, chi phí
vận chuyển, thuê mướn. Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu sau.
Kỳ kế toán
Một doanh nghiệp đang hoạt động thì khó mà xác định một
cách chính xác thành công của nó. Ch
ỉ khi doanh nghiệp
ngừng hoạt động, bán hết các tài sản, trả hết các khoản nợ và
phần còn lại trả hết cho các cổ đông, lúc ấy mới là sự thật.
Vào thời xưa, các thương buôn đã nghĩ và làm đúng như
vậy cho mỗi chuyến hàng của mình. Các thương buôn thành
công thì gom góp tiền bạc để bắt đầu cho một chuyến mới,
trong khi những người thất bại thì phải bán tài sản để
thanh
toán các khoản nợ.
Tất nhiên cách này không thể áp dụng cho các doanh
nghiệp thời nay được. Sẽ là phi lý và không thể, khi bạn hình
dung rằng một công ty cứ phải ngưng hoạt động và lại bắt đầu
sau mỗi thương vụ kinh doanh thì điều gì xảy ra. Thay vì vậy,
các công ty sẽ phải cần phải xác định kết quả kinh doanh theo
các thời kỳ nhất định.


35
Năm lịch là thời gian phổ biến nhất để “ngồi lại” tính
toán kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, các công ty có thể sử
dụng năm tài chính. Năm tài chính, hay kỳ kế toán được thiết
lập chỉ nhằm cho công tác kế toán. Năm tài chính thường lệ
thuộc vào tính thời vụ trong kinh doanh, có thể chọn thời điểm
kết thúc vào cuối mùa vụ. Bình thường, kết thúc vào 31/12
hằng năm, tức trùng với nă
m lịch.
Nhưng người sử dụng các báo cáo tài chính không thể
chờ đợi suốt một năm. Họ cần phải biết được tình hình hoạt
động hàng tháng, hàng quý và sáu tháng. Do đó, các công ty
cũng sẽ thiết lập các báo cáo tài chính cho những thời kỳ ngắn
này.
Doanh thu và chi phí
Đến đây ta đã biết “khi nào” và
“tại sao” phải tính lợi nhuận, và
cũng phải biết “làm thế nào” để
xác định. Doanh thu làm tăng,
chi phí làm giảm lợ
i ích của vốn
chủ sở hữu. Từ đó, ta có khái
niệm lợi nhuận (còn gọi là thu nhập, hay lãi
11
) được định
nghĩa đơn giản là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

11
Trong tiếng Anh, cũng có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng cùng một nghĩa: Income,
hay profit, hay earnings.

Doanh thu làm tăng lợi ích của
vốn cổ đông do tăng tài sản.
Chi phí làm giảm lợi ích của vốn
cổ đông.
Lợi nhuận là chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí.
Lợi nhuận giữ lại làm tăng ròng
vốn cổ đôn
g
.


36
Ở nhà hàng Bia Đức Ngã Sáu, doanh thu phát sinh khi
thực khách trả tiền sau một bữa no say; chi phí phát sinh khi
mua nguyên liệu, trả lương và thuê mướn khác. Chủ quán sẽ
vui nếu số tiền thu về lớn hơn bỏ ra. Số tiền tăng thêm là lợi
nhuận. Sau khi nộp thuế thu nhập
12
và chi trả cổ tức
13
, được
gọi là lợi nhuận giữ lại.
Bảng 3-1
Công ty Baco
Phân tích các giao dịch phát sinh từ 31/12/2005 đến
12/01/2006
Đơn vị: triệu đồng

Tài sản =

Nợ phải trả
và Vốn chủ sở hữu

Diễn giải
nội dung
Tiền
mặt
Khoản
phải
thu
Hàng
tồn
kho
Thiết
bị
=
Vay
ngân
hàng
Khoản
phải
trả
Vốn
cổ
đông
(1) Vốn ban
đầu
400 = 400
(2) Vay ngân
hàng

100 = 100
(3) Mua hàng
nhập kho,
trả tiền mặt
-150 150

=

(4) Mua hàng 10 = 10

12
Thuế thu nhập doanh nghiệp (còn gọi là thuế công ty hay thuế lợi tức) tính trên lợi
nhuận chịu thuế, thuế suất ở Việt Nam hiện nay là 28%. Lợi nhuận chịu thuế = Doanh
thu - (giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý + chi phí khấu hao + chi
phí lãi vay). Như vậy, lưu ý rằng chi phí lãi vay và chi phí khấu hao sẽ tạo ra khoản “tiết
kiệm thuế”. Sau khi trừ thuế, ta có lợi nhuận, còn gọi là Lợi nhuận ròng (Net Income).
13
Hội đồng quản trị quyết định cổ tức. Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận ròng - Cổ tức.

×