Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trình tự một giờ dạy phát âm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.34 KB, 7 trang )

Trình tự một giờ dạy phát âm
Dạy phát âm là lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ khá thử
thách nhưng cũng đem lại nhiều khám phá thú vị cho
người dạy! Để sử dụng hiệu quả quĩ thời gian mỗi
buổi dạy, bạn cần chú ý áp dụng những phương pháp
giảng dạy tốt nhất cho học viên của mình, nhằm đạt
được kết quả cuối cùng là phát âm chính xác.
Vậy làm thế nào để đạt được mục đích tưởng chừng
như khá nhiều thử thách đó? Xin mời các bạn tham
khảo bản thiết kế một giờ dạy phát âm dưới đây nhé.

Bước 1: Mô tả, đánh giá các đặc tính cơ bản của âm
sẽ được học trong bài. Bước khởi đầu này giúp học
viên nhận thức được các đặc điểm của âm được đưa
ra giảng dạy trong buổi học.

Cụ thể: Bạn có thể đưa ra một danh sách các từ vựng
có ngay trong bài học hiện tại, trong đó bao gồm cả
những từ được đánh dấu trọng âm đúng và cả những
từ bị đánh dấu trọng âm sai.

Bước 2: Học viên được nghe cách phát âm của một
hay nhiều từ có chứa âm đó (bạn có thể bật băng hoặc
đọc mẫu cho học viên) để nhận biết cách âm được
phát ra.

Cụ thể: Học viên lắng nghe và nhận dạng một chuỗi
các âm tiết không mang ý nghĩa với những độ dài
khác nhau (ví dụ: da-Da, da-da-DA-da, v.v). Bước
này giúp học viên nghe và nhận biết âm.


Bước 3: Bạn đưa ra những bài thực hành trong khuôn
khổ buổi học và cho học viên tự đánh giá khả năng
phát âm của mình.

Cụ thể: Học viên quay lại với danh mục từ vựng đã
được nêu ở bước 1. Với qui mô cả lớp, học viên được
yêu cầu sửa cách nhấn trọng âm của từ bằng các hành
động như vỗ tay, chẳng hạn khi đến âm cần được
nhấn mạnh thì vỗ tay to hơn các âm còn lại.

Lưu ý: Trong quá trình tiến hành các hoạt động nói
trên, các từ vựng mới có thể liên tục được cập nhật.

Bước 4: Bạn tiếp tục hướng dẫn học viên thực hành
với các bài tập cho phép luyện tập các cấu trúc giao
tiếp thông thường để qua đó, học viên có thể chủ
động điều khiển cách phát âm của mình cho đúng
trong thực tế.

Cụ thể: Học viên có thể lần lượt đọc một đoạn hội
thoại theo cặp; mỗi khi người này đọc, người kia lắng
nghe và đánh dấu trọng âm vào bản copy của bài hội
thoại. Sau đó, từng cặp sẽ lần lượt nhận xét về cách
đọc, cách phát âm cũng như cách nhấn trọng âm của
nhau.

Bước 5: Cuối cùng, giờ học có thể là nơi để học viên
giao tiếp tự do với nhau – kèm theo quan sát và phản
hồi từ phía bạn và các học viên khác (nếu có thể). Đó
sẽ là cơ hội để học viên vừa tập trung vào nội dung

của câu chữ trong giao tiếp mà vẫn có thể thực hành
phát âm một cách sống động.

Cụ thể: Học viên có thể làm những bài thuyết trình
nho nhỏ có chủ đề liên quan đến bài học của buổi
hôm đó, kèm theo trong các tiêu chí đánh giá là các
dẫn chứng cụ thể về việc nhấn âm đúng và chuẩn.

Dưới đây là một số bài tập phát âm khá hữu dụng mà
chúng tôi có thể chia sẻ cùng các bạn:

- Chạm tay vào cổ họng để cảm nhận độ rung hoặc
không rung của thanh quản khi một âm cụ thể nào đó
được phát ra (ví dụ: âm /r/).

- Nhìn vào gương để quan sát vị trí của lưỡi và môi
hoặc hình dạng cùa miệng khi một âm cụ thể nào đó
được phát ra (ví dụ: âm /θ/).

- Sử dụng ngón tay để chỉ ra số lượng âm tiết trong
một từ.

- Sử dụng những dải ruy băng có độ dài ngắn khác
nhau để minh họa cho độ dài của các từ.

- Sử dụng các hình vẽ hoặc âm thanh dễ nhớ, gây ấn
tượng… để minh họa cho các âm (ví dụ: hình một
chú ong kêu vo ve để minh họa cho âm /z/).

Bạn có thể áp dụng những bài tập sử dụng các giác

quan như trên để giúp học viên lĩnh hội tốt hơn hệ
thống ngữ âm của tiếng Anh.

Trên đây là một số hoạt động mà bạn có thể sử dụng
để đưa vào giờ dạy Phát âm của mình nhằm đạt hiệu
quả cao với phương pháp giảng dạy hiện đại trong bộ
môn Thực hành tiếng. Cần lưu ý rằng lớp học có một
người giáo viên phát âm chuẩn là chưa đủ mà còn
phải được trang bị những thiết bị cần thiết như loa,
đài… song song với những bài giảng được thiết kế
phù hợp mà bài giảng ở trên là một ví dụ.
Chúc các bạn có những giờ dạy phát âm thành công!

Source: Minh Thu

×